MỤC LỤC
- Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về dự án đầu tư dài hạn và thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư, các kinh nghiệm quốc tế về thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Thứ ba, trờn cơ sở chỉ rừ những hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chớnh dự án đầu tư, LUẬN VĂN đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà.
- Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thẩm định dự án đầu tư tại Tổng cụng ty Sụng Đà, đỏnh giỏ thực trạng và từ đú chỉ rừ những ưu điểm và hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà. - Về mặt thực tiễn, LUẬN VĂN vận dụng cơ sở lý luận để làm rừ những vấn đề đang còn tồn tại trong việc thẩm định tài chính các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà, qua đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Tổng công ty trong thời gian tới, từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ“Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của TS Nguyễn Chí Trang (2009) bảo vệ tại Học viện Tài chính, đã đưa ra hai nhóm giải pháp và ba nhóm kiến nghị góp phần hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư phát triển trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các đề tài khác liên quan như: Đề tài thạc sĩ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam của thạc sĩ Ngô Đức Tiến (2012) bảo vệ tại Học viện Tài chính đã thực hiện việc nghiên cứu hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đứng từ góc độ của ngân hàng thẩm định nhằm ra quyết định cho vay vốn, đề tài thạc sĩ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật của thạc sĩ Dương Ngọc Tấn (2012) bảo vệ tại Học viện Tài chính đã thực hiện việc nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án đầu tư đứng từ góc độ một doanh nghiệp là chủ đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế.
Như vậy, qua khảo sát của tác giả, có một số lượng hạn chế các đề tài nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án đầu tư trên phạm vi rộng là các thành viên trong một tổng công ty lớn.
Một DAĐT bên cạnh việc quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận cao cho nhà đầu tư cần quan tâm thích đáng đến lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn bộ nền kinh tế trên một số chỉ tiêu như: Mức độ giải quyết việc làm và cải thiện mức sống cho người lao động, mức đóng góp dự kiến cho ngân sách nhà nước; khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi dự án triển khai; tác động của dự án đến môi trường…. Mục đích chủ yếu của việc thẩm định tài chính DAĐT là nhằm thẩm định tổng nhu cầu vốn đầu tư và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả DAĐT, thẩm định kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro…trên cơ sở đó đề xuất với ban quản trị công ty xem xét phê duyệt dự án hay không. Thẩm định TMĐT của dự án là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, tránh trường hợp khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thẩm định: Hiện nay, công nghệ thông tin đã ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong thẩm định dự án, đã giúp tăng khả năng thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn, trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho việc thẩm định tài chính DAĐT một cách có hiệu quả hơn.
- Đầu tư tăng trưởng nhằm hoàn chỉnh chuỗi giá trị thông qua chiến lược tích hợp dọc: Chiến lược tích hợp dọc bao gồm chiến lược tích hợp tiến và chiến lược tích hợp ngược với mục đích tiết giảm chi phí và gia tăng tốc độ tăng trưởng, cung cấp các giải pháp trọn gói từ vật liệu xây dựng – thi công – vận hành các công trình xây dựng (đặc biệt là các dự án thủy điện). Sau một quá trình phát triển và tích tụ vốn, TCT thực hiện tích hợp ngược đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tự chủ cung ứng những vật tư chủ yếu cho hoạt động xây dựng, tiết kiệm chi phí (ví dụ như đầu tư vào thép và xi măng) và tiếp đó, tích hợp tiến đầu tư vào sản phẩm đầu ra của hoạt động xây dựng, đặc biệt là đầu tư các nhà máy thủy điện và đầu tư bất động sản. - Tích cực sử dụng tham vấn ý kiến chuyên gia cho các dự án quan trọng: TCT tích cực sử dụng tư vấn chuyên gia cho nhiều dự án trọng điểm của mình nhằm tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu của các chuyên gia, phản biện độc lập các dự án, từ đó đem lại cái nhìn khách quan và đa chiều về dự án, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án.
Để làm rừ thực trạng cụng tỏc tẩm định tài chớnh dự ỏn đầu tư của TCT Sụng Đà, tôi xây dựng mỗi mục trong phần này theo hai nội dung chính: (1) đánh giá chung đối với TCT Sông Đà và (2) minh họa với một dự án cụ thể mà TCT đã triển khai thẩm định và thực hiện là Dự ỏn Thủy điện Xekaman 3 nhằm minh họa rừ quỏ trỡnh thẩm định của TCT với một dự án cụ thể. Để tính toán lại DPP, chúng ta lập một bảng tính như sau: (số liệu xem tại Phụ lục 2.9: Tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu dự án thủy điện Xê Ka Man 3). Dựa vào kết quả tính toán lại các chỉ tiêu tài chính của dự án, chúng ta rút ra nhận xét như sau:. - Về mức sinh lời của dự án: Theo kết quả tính toán của phương án tài chính, tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án tính theo đồng USD là 12,12%. Đây được xem là mức sinh lời tính theo đồng USD ở mức khá. Trong khi đó, dự án này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó, dự án chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án điện có quy mô lớn. Như vậy, việc TCT Sông Đà và các cổ. đông khác là những tập đoàn và TCT lớn của Việt Nam đầu tư vào dự án được xem là nhân tố quyết định đến thành công của dự án. - Về giá trị gia tăng của dự án: Dự án đem lại giá trị gia tăng đáng kể cho chủ đầu tư. Đây chính là mức đóng góp của dự án vào giá trị doanh nghiệp của CTCP Điện Việt Lào. Tính điểm hoà vốn, minh họa giai đoạn vận hành từ năm thứ 1-6 dự án thủy điện Xê Ka Man 3). Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư dài hạn khi vận hành của TCT Việc đánh giá lại hiệu quả của các dự án sau khi đi vào vận hành được TCT rất coi trọng nhằm đúc rút những kinh nghiệm, những thành công và hạn chế trong quá trình thẩm định và triển khai dự án đầu tư, qua đó phát hiện những điểm bất hợp lý trong quy trình thẩm định và cải thiện chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.