MỤC LỤC
Đối với lĩnh vực quản lý tài chính công nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng, đối tượng của hoạt động quản lý ngân sách nhà nước chính là ngân sách nhà nước, cụ thể bao gồm việc lập dự toán và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành các khoản thu, chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quản lý quỹ ngân sách nhà nước… Một cách khái quát, có thể cho rằng đối tượng quản lý ngân sách nhà nước thực chất là các yếu tố cấu thành và gắn liền với ngân sách nhà nước. Xuất phát từ mục tiêu và cách thức quản lý ngân sách nhà nước như đã phân tích ở trên, quy trình quản lý ngân sách nhà nước sẽ bao gồm các bước cơ bản như: xây dựng kế hoạch, phương án quản lý ngân sách; tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý ngân sách; chỉ huy, chỉ đạo, điều hành và phối hợp hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý ngân sách; thực hiện việc giám sát, kiểm soát hoạt động của các chủ thể có liên quan trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước.
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA,. THÀNH PHỐ HÀ NỘI. thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định sau đây:. a) Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia;. b) Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;. c) Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân. Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau. Công khai thủ tục ngân sách nhà nước:. a) Đối tượng phải thực hiện công khai gồm các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước;. b) Nội dung công khai bao gồm: các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước;. c) Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Cú thể nhận thấy, nội dung cốt lừi của nguyờn tắc này là nhà làm luật đòi hỏi mọi khoản thu, chi của các cấp chính quyền nhà nước (trong đó có chính quyền cấp xã) dù là nhỏ nhất cũng phải được thể hiện trong dự toán ngân sách nhà nước và nhất thiết phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định, giám sát việc thực hiện. Việc ghi nhận nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước 2015 chính là. nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động thu chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách nhà nước cấp xã nói riêng. Thứ ba, nguyên tắc "các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật". Trên thực tế, nguyên tắc này được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ các luật thuế cũng như các chế độ thu khác như thu từ vay nợ, viện trợ, thu từ tiền phạt vi phạm pháp luật, thu từ bồi thường thiệt hại cho nhà nước, thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho Nhà nước… Mặt khác, việc thực hiện nguyên tắc này cũng nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ tư, nguyên tắc "các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên". Đây là một nguyên tắc rất cơ bản cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo rằng việc chi tiêu ngân sách được tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát nguồn lực tài chính của Nhà nước và từ đó góp phần phòng ngừa, chống tệ nạn tham nhũng. Thứ năm, nguyên tắc "bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế;. xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác". Nguyên tắc này được thiết lập không ngoài mục tiêu giúp Nhà nước triển khai thực hiện các chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học và công nghệ, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thứ sáu, nguyên tắc "bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước". Trên thực tế, nguyên tắc này có nhiều nét tương đồng về mục tiêu và cách thức thực hiện với nguyên tắc trên, mặc dù nhà làm luật có ý tách riêng để nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ nền quốc phòng, vấn đề an ninh quốc gia và các hoạt động đối ngoại của Nhà nước trong bối cảnh thế giới đa cực và thường xuyên có những diễn biến rất phức tạp như hiện nay. Thứ bảy, nguyên tắc "ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội". Nguyên tắc này được ghi nhận nhằm thiết lập một cơ chế hỗ trợ tài chính tương đối toàn diện cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua đó Nhà nước muốn đảm bảo sự thống nhất, ổn định bền vững trong hệ thống chính trị. Thứ tám, nguyên tắc "kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ". Thực chất, nguyên tắc này phản ánh một chủ trương hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước đối với các tổ chức không phải là tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị. Nguyên tắc này cũng phản ánh sự khác biệt về mức độ tài trợ từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp so với các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị. Thứ chín, nguyên tắc "bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước". Thực tế cho thấy, nguyên tắc này không có nhiều ý nghĩa, bởi lẽ về nguyên tắc thì bất kỳ khoản nợ nào cũng cần phải được thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi, trong đó không loại trừ các khoản nợ đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Đây là điều hiển nhiên không cần tranh cãi và không nhất thiết phải được quy định thành một nguyên tắc trong quản lý ngân sách nhà nước. Thứ mười, nguyên tắc "việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan". Nguyên tắc này đòi hỏi việc chi ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải tuân thủ các quy định về đầu tư công trong Luật đầu tư công, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. Việc ghi nhận nguyên tắc này còn nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa luật ngân sách nhà nước và các luật lệ khác có liên quan, đặc biệt là pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng, pháp luật về giao thông vận tải. Thứ mười một, nguyên tắc "ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:. được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước". Đây là một nguyên tắc có tính chất kiểm soát chi nhằm mục tiêu đảm bảo sự thăng bằng ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch của việc chi ngân sách nhà nước nói chung, trong đó có ngân sách nhà nước địa phương và ngân sách nhà nước cấp xã. Quy định về nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã. Như đã đề cập đến trong mục 1.2.2 của chương 1, nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã bao gồm: Lập dự toán, thẩm tra và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước; tổ chức chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; tổ chức giám sát việc chấp hành dự toán ngân sách nhà nước các cấp; lập báo cáo quyết toán và phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp; thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình thu chi ngân sách nhà nước và quản lý, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Trước hết, về các quy định liên quan đến lập dự toán, thẩm tra và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng. Theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước 2015, trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau để các bộ ngành và địa phương triển khai thực hiện, trong đó có việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cấp xã. Trên cơ sở các căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được quy định tại Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập dự toán ngân sách nhà nước cấp xã và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra, xem xét và cho ý kiến. Chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm, sau khi Hội đồng nhân dân cấp trên đã quyết định và phân bổ dự toán ngân sách cho cấp dưới, Hội đồng nhân dân cấp xã phải quyết định dự toán ngân sách cấp xã năm sau, phân bổ ngân sách này và giao cho Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện từ năm ngân sách kế tiếp. Thứ hai, về các quy định liên quan đến tổ chức chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp xã đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Về bản chất, tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước chính là việc điều hành ngân sách nhà nước cũng như tổ chức thực hiện dự toán thu và dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Theo quy định tại Điều 54 Luật ngân sách nhà nước 2015, việc điều hành ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán. Về việc tổ chức thu ngân sách nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thu ngân sách gồm cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 55 Luật ngân sách nhà nước 2015. Riêng Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước, đồng thời có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định. Về việc tổ chức chi ngân sách nhà nước, Điều 56 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Đối với các dự án đầu tư và các nhiệm vụ chi cấp thiết khác được tạm ứng vốn, kinh phí để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. Mức vốn tạm ứng căn cứ vào giá trị hợp đồng và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và theo quy định của pháp luật có liên quan, vốn, kinh phí tạm ứng được thu hồi khi thanh toán khối lượng, nhiệm vụ hoàn thành. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: a) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện; b) Cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện rút số bổ sung từ ngân sách cấp trên tại Kho bạc Nhà nước.
Ngoài việc quy định các hành vi bị cấm như trên, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này (ví dụ: Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngõn sỏch nhà nước), nhà làm luật cũng quy định rừ vấn đề thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc tuân thủ pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó vai trò giám sát tài chớnh của cơ quan kiểm toỏn nhà nước đó được ghi nhận rừ tại Điều 23 Luật ngân sách nhà nước 2015, theo đó, cơ quan Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước. - Về giao thông vận tải: Tập trung phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị của Thành phố thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông; Đẩy nhanh tiến độ lập và thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường: Phương Mai - Sông Lừ, Lương Định Của - Trường Chinh; Đường Phan Văn Trị (đoạn nối từ Vũ Thạnh - Tôn Đức Thắng); Nút giao thông 187 Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di; Mở rộng tuyến phố Trung Liệt - Trần Quang Diệu. - Về hệ thống chiếu sáng đô thị: Tiếp tục đầu tư, lắp mới 146 hệ thống chiếu sỏng, đảm bảo 100% ngừ, ngỏch trờn địa bàn quận được chiếu sỏng; rà soỏt, bổ sung hệ thống chiếu sáng tại các công viên, vườn hoa, khu vực công cộng do Quận quản lý, đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật;. - Về cấp nước sạch: Tiếp tục phối hợp với sở, ngành Thành phố rà soát hiệu chỉnh Quy hoạch cấp nước trên địa bàn phù hợp với tốc độ phát triển đô thị hóa của quận. Duy trì, nâng cao công suất cấp nước, triển khai thực hiện các dự án cải tạo chống thất thoát nước tại các phường Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Nam Đồng.. đảm bảo chất lượng nước sạch đến 100% các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. - Về thoát nước và xử lý nước thải: Thực hiện đầu tư các dự án cải tạo hệ thống thoát nước đồng thời với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; nâng cao năng lực tiêu thoát nước trên toàn bộ địa bàn, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng 06. Tiếp tục rà soát, thực hiện đầu tư đồng bộ về thoát nước và trạm xử lý nước thải theo phân cấp; đảm bảo không để xảy ra úng ngập phạm vi rộng. - Về thu gom và xử lý chất thải, quản lý môi trường: Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả phương án "Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường" triển khai cơ giới hóa bằng nhiều hình thức như thu gom rác bằng xe tải nhỏ, thu rác trực tiếp trên các tuyến phố bằng xe chuyên dùng, quét gom đường phố, dải phân cách bằng xe chuyên dùng.. năm 2017 đã triển khai lắp đặt thùng rác phục vụ nhu cầu bỏ rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn 21 phường thuộc quận Đống Đa. Bước đầu đó đạt được chuyển biến rừ rệt trong cụng tỏc duy trì vệ sinh môi trường được nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực. Với tổng khối lượng rác trên địa bàn quận trung bình 390 tấn/ngày, việc thu gom rác thải đã đảm bảo 100% khối lượng rác thải trong ngày được thu gom, vận chuyển. Rà soát, quy hoạch và bố trí các điểm tập kết rác phù hợp, đảm bảo môi trường và mỹ quan đô thị, giảm từ 88 điểm cẩu rác xuống còn 60 điểm; bố trí lắp đặt 12 điểm tập kết xe gom đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. - Về quản lý hạ tầng kĩ thuật đô thị: Tổ chức sắp xếp, lại các điểm trông giữ xe, chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn. Trong 03 năm, Quận đã cấp 132 giấy phép trông giữ phương tiện. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Thông tin truyền thông và EVN Hà Nội hoàn thành công tác thanh thải, sắp xếp, bó gọn đường dây, cáp viễn thông trên 24 tuyến phố. Phối hợp với Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, các đơn vị viễn thông: Viettel, VNPT, FPT, Mobifone.. thực hiện hạ ngầm đường dây điện, cáp viễn thông đi nổi trên 30 tuyến phố. Thứ hai, về tình hình văn hóa xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn quận. Tình hình văn hóa, xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn quận có những điểm nổi bật sau đây:. - Công tác quản lý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Xác định là nhiệm vụ thường xuyên, phát huy kết quả trong 03 năm liên tiếp thực hiện "Năm. Ban chỉ đạo 197 Quận đã tổ chức ra quân xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh quản lý hè phố, lòng đường, xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị và bàn giao cho Ban chỉ đạo 197 của 21 phường tiếp tục quản lý, duy trì. Tổ chức sắp xếp hàng nước vỉa hè; yêu cầu 11.365 lượt các hộ kinh doanh vi phạm tự nguyện ký cam kết chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả trả lại nguyên trạng ban đầu cho lòng đường. Năm 2017, Quận đã tổ chức triển khai dự án xây dựng thí điểm mô hình tuyến phố Tôn Đức Thắng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hè đường, cây xanh, chiếu sáng, biển hiệu quảng cáo; tuyến phố mẫu về trật tự và văn minh đô thị. Trật tự đô thị trên địa bàn Quận thời gian qua đã đi vào nền nếp, nhận thức và ý thức chấp hành của nhân dân được nâng lên, các hành vi vi phạm trật tự đô thị đã giảm mạnh nhất là trên các tuyến phố chính. Kết quả đó được Thành phố đánh giá thực hiện tốt và tặng bằng khen, nhân dân đồng tình và ủng hộ. - Công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, giảm hộ nghèo có nhiều cố gắng. Chú trọng thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn bằng các biện pháp: trợ giúp xã hội; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ về y tế…. Các chương trình cho vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ vốn. sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho các hộ nghèo được đẩy mạnh. - Mạng lưới, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành y tế trên địa bàn được quan tâm đầu tư. Đến nay, 21/21 phường trên địa bàn Quận đã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới. Các cơ sở y tế của Quận phối hợp với các cơ sở y tế của Trung ương, Thành phố không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Công tác quản lý gắn với việc xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập ngày càng phát triển, góp phần giảm tải việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế của nhà nước trên địa bàn. - Triển khai các kế hoạch công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn. Giám sát hoạt động điều tra, bao vây, xử lý dịch của Trạm y tế phường, đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, Cúm A/H5N1, H1N1, tay chân miệng. Các ca dịch cơ bản được điều tra dịch tễ học, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, bao vây, xử lý kịp thời. - Công tác kiểm tra xử lý các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai chủ động, tích cực, không để xảy ra bùng phát dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa hàng năm; Kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, phúc tra các cơ sở ăn uống đường phố thuộc phường quản lý. Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường tại các chợ. Đẩy mạnh xét nghiệm nhanh phục vụ công tác thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm. - Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từng bước chuyển đổi trọng tâm từ việc trước đây chỉ tập trung vào kế hoạch hóa, giờ tập trung đầu tư phát triển toàn. diện và tập trung vào các hoạt động về Nâng cao chất lượng dân số. Các hoạt động truyền thông, tư vấn vận động tạo sức lan tỏa trong hệ thống làm công tác dân số nói riêng và trên địa bàn quận nói chung, góp phần nâng cao chất lượng dân số của toàn quận trong những năm qua; Các chỉ tiêu như giảm sinh, giảm sinh con thứ 3, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đã được thực hiện có hiệu quả, hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch Thành phố giao, năm 2017, tổng số trẻ sinh giảm 623 trẻ so với cùng kỳ; đạt tỷ suất sinh thô giảm 1,61‰; Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 0,09%; tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh 106 trẻ trai/100 trẻ gái. - Công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội được tập trung chỉ đạo, quyết liệt. Các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các tụ điểm, đối tượng có nguy cơ cao; huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Qua đó, đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Công tác truy quét, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy đạt hiệu quả cao, không để phát sinh các tụ điểm ma túy mới. Thực trạng hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn quận Đống Đa. Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn này, cùng với những khó khăn của việc thu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa phương, tác giả xin tập trung vào việc phân tích số liệu phản ánh tình hình quản lý thu chi ngân sách cấp xã tại một số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận Đống Đa như phường Trung Phụng, phường Nam Đồng, phường Kim Liờn để làm rừ thực trạng quản lý ngõn sỏch nhà nước cấp xã trên địa bàn quận Đống Đa. Là một quận nội thành có nhiều đơn vị hành chính và có tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo phức tạp, thực tiễn hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây:. a) Tình hình quản lý ngân sách nhà nước tại phường Trung Phụng.