Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính tại các công ty phi tài chính tại Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của tôi là nghiên cứu về các lý do cơ bản quyết định phòng ngừa rủi ro như: chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của nợ, chi phí tài trợ bên ngoài, thuế, lợi ích của nhà quản lý và các yếu tố thay thế cho phòng ngừa rủi ro, có khả năng dự đoán trong việc giải thích quyết định quản lý rủi ro của các công ty phi tài chính tại Việt Nam hay không?. Có phải các công ty Việt Nam thực hiện phòng ngừa rủi ro để làm tăng giá trị công ty bằng cách làm giảm sự biến động của dòng tiền, từ đó giảm chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện nợ, thuế dự kiến và bất hoàn hảo thị trường vốn?.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhà quản lý công ty có thực hiện phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi ích của chính mình hay không?. Và các chính sách đó tác động như thế nào đến quyết định phòng ngừa rủi ro trong công ty Việt Nam?.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Dữ liệu nghiên cứu

Trong nhóm các công ty có quản trị rủi ro, không chỉ bao gồm các công ty sử dụng công cụ phái sinh như một công cụ quản lý rủi ro cho doanh nghiệp, mà cả công ty sử dụng các chiến lược quản trị rủi ro khác như sử dụng các khoản nợ ngoại tệ đóng vai trò như một hình thức phòng ngừa tự nhiên cho doanh thu nước ngoài, phát hành các khoản nợ lãi suất cố định để ổn định lãi suất thanh toán, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro thiên nhiên, đa dạng hóa kinh doanh quốc tế…Công bố thông tin về phòng ngừa rủi ro, sử dụng công cụ phái sinh hay phi phái sinh của công ty được tìm thấy ở bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính trong phần công cụ tài chính. Vì vậy, quy mô công ty tác động mạnh đến việc thực hiện phòng ngừa rủi ro của công ty, để xem xét mức độ ảnh hưởng của quy mô đối với quyết định phòng ngừa rủi ro, bài nghiên cứu này định lượng quy mô của một công ty bằng cách sử dụng hai biến trung gian thay thế đó chính là: giá trị sổ sách của tài sản (Haushalter, 2000; Hoyt và Khang, 2000; Allayannis và Weston, 2001; Allayannis và Ofek, 2001) và giá trị sổ sách của tổng doanh thu (Allayannis và Weston, 2001), và tôi dự đoán rằng hệ số biến này là đồng biến với quyết định phòng ngừa rủi ro.

Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu S T TCác giảthuyết kiểmđịnhBiến đại
Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu S T TCác giảthuyết kiểmđịnhBiến đại

Kỹ thuật phân tích số liệu

Hồi quy logit được lựa chọn vì đây là một phương pháp hồi quy được sử dụng khi biến phụ thuộc là biến nhị phân có sự phân đôi và biến độc lập là bất kỳ có thể liên tục hoặc phân loại (Hosmer và Lemeshow 1989; Allison năm 1999; Menard 2001). Bên cạnh thực tế là các biến phụ thuộc trong nghiên cứu này rời rạc và không liên tục, hồi quy logiti được lựa chọn vì nó cho phép các nhà nghiên cứu khắc phục nhiều giả định hạn chế của hồi quy OLS Không giống như hồi quy OLS, hồi quy logit không có giả định tuyến tính trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc, không đòi hỏi các biến phân bố bình thường, không có giả định hiệp phương sai không thay đổi, không cógiả định sai số phân bố bình thường, không yêu cầu các biến độc lập theo khoảng thời gian hoặc không bị chặn, và nói chung có những yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn). Đó là các yếu tố liên quan đến chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của nợ, chi phí tài trợ bên ngoài, thuế và các lợi ích của nhà quản lý, nếu công ty nhận được các lợi ích từ hoạt động quản lý rủi ro có giá trị càng cao thì khả năng công ty sẽ tham gia vào các hoạt động phòng ngừa rủi ro càng lớn. Mỗi biến độc lập trong hàm số trên được đo lường bởi hai hay nhiều biến đại diện, vì vậy ngoài các mô hình được trình bày, tôi thiết lập và chạy mô hình với các biến đại diện đa dạng hữu hiệu cho việc đo lường các đặc điểm của công ty, tôi đã ước lượng các hồi quy logit riêng biệt cho từng biến độc lập và sử dụng tất cả các kết hợp có thể của các biến đại diện cho mỗi cấu trúc dự đoán, nhằm đưa ra lời giải thích phù hợp cho quyết định phòng ngừa rủi ro trong các công ty.

Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến độc lập năm 2011 (1) Date: 02/04/15
Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến độc lập năm 2011 (1) Date: 02/04/15

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro trong năm tài chính 2011

Các kết quả khác của các kiểm định đơn biến cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các công ty có phòng ngừa rủi ro và công ty không phòng ngừa rủi ro đối với chi phí đại diện của nợ, chi phí tài trợ bên ngoài, ưu đãi về thuế. Ngoài ra, chúng ta nên loại bỏ giả thuyết liên quan đến chính sách tài chính thay thế cho các chiến lược quản lý rủi ro, phát hiện của tôi đã chỉ ra rằng các yếu tố này không có ý nghĩa thóng kê, hay tôi có thể giải thích thanh khoản không phải là một thay thế cho phòng ngừa rủi ro, mà là một thước đo về sự sẵn có của các quỹ nội bộ trong công ty. Để kiểm tra lại mức độ chính xác về sự ảnh hưởng của các yếu tố đã được trình bày thông qua kiểm định t-test, tôi tiến hành kiểm định đa biến bằng phương pháp hồi quy logit, kết quả phân tích đa biến cho ta thấy các biến đại diện cho chi phí đại diện của nợ, chi phí tài trợ bên ngoài, thuế và yếu tố thay thế cho phòng ngừa rủi ro không có khả năng giải thích cho quyết định phòng ngừa rủi ro của các công ty Việt Nam trừ chi phí kiệt quệ tài chính được đại diện bởi quy mô công ty (tổng tài sản, tổng doanh thu) và đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ dài hạn chia cho vốn chủ sở hữu).

Bảng 3. 5: T-test của biến độc SEM năm 2011 Test for Equality of Means of SEM
Bảng 3. 5: T-test của biến độc SEM năm 2011 Test for Equality of Means of SEM

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro trong năm tài chính 2012

Kết quả thực nghiệm đa biến cho ta thấy chỉ có tổng tài sản và tổng doanh thu đại diện cho quy mô công ty, tỷ lệ nợ dài hạn chia cho tổng tài sản đại diện cho đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro, thuế và lợi ích nhà quản lý đã không có ý nghĩa thống kê khi tiến hành phân tích đa biến (bảng 3.15, 3.16 và 3.17). Như vậy ta có thể loại bỏ hoàn toàn giả thuyết liên quan đến chi phí đại diện của nợ, chi phí tài trợ bên ngoài, thuế, bất cân xứng thông tin, lợi ích của nhà quản lý và các chính sách tài chính thay thế cho phòng ngừa rủi ro. Bằng chứng thự nghiệm cho cả hai năm 2011 và 2012 đã cho chúng ta một kết luận chi phí kiệt quệ tài chính ảnh hưởng đồng biến đến quyết định phòng ngừa rủi ro tại các công ty Việt Nam.

 Hình thể
 Hình thể

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro trong năm tài chính 2013

Tỷ lệ chi phí đầu tư trên tổng tài sản dùng để kiểm soát cơ hội đầu tư của công ty, theo dự đoán của tôi là các công ty có phòng ngừa rủi ro có nhiều khả năng có cơ hội đầu tư lớn hơn, cũng như lập luận về lý thuyết của Froot và cộng sự (1993), hay bằng chứng thực nghiệm của Bessembinder (1991), Nance và cộng sự (1993), với giả thuyết chính là, nếu việc tiếp cận tài chính bên ngoài tốn kém, các công ty có dự án đầu tư đòi hỏi tài trợ sẽ thực hiện phòng ngừa rủi ro cho dòng tiền của họ để tránh tình trạng thiếu hụt quỹ, do đó có thể đưa đến tăng chi phí khi tham gia thị trường vốn. Tuy nhiên khả năng thanh khoản trong các công ty lại không có ý nghĩa thống kê đối với quyết định phòng ngừa rủi ro (xem bảng 3.24), tôi cũng có thể lập luận rằng các công ty đạt được hiệu quả từ việc thực hiện kỹ thuật phòng ngừa rủi ro là đã cải thiện tính thanh khoản trong công ty họ từ đó đưa đến quyết định công ty chi trả cổ tức với mức cao, như vậy thật khó để phân biệt mối quan hệ nhân quả giữa phòng ngừa rủi ro, tính thanh khoản và tỷ lệ chi trả cổ tức, dù là tỷ lệ chi trả cổ tức ảnh hưởng quyết định thực hiện phòng ngừa rủi ro hay việc thực hiện phòng ngừa rủi ro. Nhìn chung, có thể kết luận rằng các bằng chứng dựa trên kết quả thực nghiệm đơn biến và đa biến giữa quyết định phòng ngừa rủi ro của các công ty phi tài chính Việt Nam về chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của nợ, sự không hoàn hảo của thị trường vốn và tài trợ bên ngoài tốn kém, thuế, lợi ích nhà quản lý và nghiệp vụ thay thế phòng ngừa rủi ro, không cung cấp bất kỳ sự ủng hộ nào cho bất kỳ giả thuyết thử nghiệm ngoại trừ nhân tố - quy mô công ty được đo bằng tổng doanh thu và nhân tố tỷ lệ chi trả cổ tức, tuy nhiên các nhân tố này có ảnh hưởng nhưng không mạnh mẽ và bền vững.

Bảng 2.5: Số lớp bồi dƣỡng công chức theo chức danh từ năm 2010-2015
Bảng 2.5: Số lớp bồi dƣỡng công chức theo chức danh từ năm 2010-2015

KÊT LUẬN