MỤC LỤC
Lý do thực hiện đề tài
Thứ nhất, các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua?. Thứ hai, mức độ ảnh hưởng có các yếu tố đến tỷ suất lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?. Thứ ba, làm thế nào để nâng cao tỷ suất lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003). Nếu không có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng.
Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS).
Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Kết cấu của luận văn
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội và chức năng này cũng góp phần tạo ra thu nhập cho NHTM. Ðể nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập ngày càng tăng, tiết kiệm chi phí hoạt động tới mức hợp lý, đồng thời phải hạn chế được rủi ro, thất thoát thông qua các chính sách, biện pháp quản lý hợp lý nhằm đảm bảo cho mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng có thể hoạt động và phát triển một cách :“an toàn - hiệu quả - bền vững”. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng còn phụ thuộc vào một số yếu tố định tính khác như: như tỷ lệ nợ xấu, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, công tác quản trị rủi ro hoạt động, công tác quản trị rủi ro tín dụng, uy tín của ngân hàng…hay các yếu tố vĩ mô như môi trường luật pháp, môi trường cạnh tranh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, tâm lý ngân hàng,.
Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (thông qua tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đến lợi nhuận của ngân hàng.
+ Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng i năm t (LOANi,t), tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t (CAPi,t), tỷ lệ lạm phát năm t (INFt), tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t (GDPt) có tương quan cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận ngân hàng i năm t. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002)). Đồng thời, áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141 đã làm cho vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tăng quá nhanh, nhiều ngân hàng buộc phải tăng vốn tới gấp ba lần làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống.
Bước sang giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có xu hướng giảm xuống do định hướng thắt chặt tiền tệ được thể hiện rừ nột vào cuối năm 2009 khi NHNN đồng loạt tăng các lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, …), rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất mua vốn trên thị trường mở. Đến năm 2013-2014, tỷ lệ tiền gửi vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản do tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM còn chậm, lạm phát giảm, GDP có tăng nhưng không đáng kể, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế, thị trường vàng được bình ổn kéo theo nguồn tiền gửi dân cư tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ suất lợi nhuận có tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm dần trong giai đoạn từ 2012-2013 do lãi biên ngày càng giảm và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không cao, gây khó khăn cho hệ thống NHTM trong việc huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược,.
Đến năm 2014, hàng loạt NHTM vẫn tiếp tục lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua nhiều hình thức như: chia cổ tức bằng cổ phiếu, chia cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư hay tìm kiếm đối tác nước ngoài,… Nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM có giảm so với năm 2013, chứng tỏ kế hoạch tăng vốn của các NHTM chưa thực sự hiệu quả, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tổng ngồn vốn. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy như trên cho ta thấy, các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam được sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau: tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t). CAPi,t tác động cùng chiều lên ROAi,t vì trong giai đoạn này nền kinh tế gặp khó khăn, các ngân hàng thương mại có xu hướng nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu để tăng khả năng chịu đựng trước các rủi ro tài chính, các ngân hàng sẽ chủ động trong các hoạt động hơn, điều này giúp cho tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) của các ngân hàng sẽ gia tăng.
Các biến độc lập tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) tại các ngân hàng Việt Nam được sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau: tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t). Sau khi có được mô hình chính xác, chương này tiếp tục tiến hành phân tích kết quả tìm được và so sánh với các kết quả nghiên cứu trước để thấy được điểm giống và khác nhau giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng khác trên thế giới. Trong những năm vừa qua, tổng tài sản của ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn 2009-2010, khi các ngân hàng đang gặp áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn cuối quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên các chỉ tiêu cơ bản của ngành ngân hàng và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều bất ổn (tỷ lệ lạm phát có chiều hướng mất ổn định và tăng cao vào năm 2008 (23.12%) và năm 2011 (18.68%), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt khá thấp và phản ánh sự khó khăn trong nền kinh tế), dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, vì vậy đã sinh ra những hệ quả xấu trên thị trường tiền tệ cũng như toàn bộ nền kinh tế trong nước.