MỤC LỤC
Thông qua việc khảo sát 250 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Tây Nam Bộ kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy có 5 nhân tố tác động cùng chiều với tính hữu hiệu bao gồm: (1) Sự tham gia hỗ trợ của nhà quản lý, (2) Kiến thức của nhà quản lý, (3) Sự tham gia của người sử dụng hệ thống, (4) Sự hỗ trợ của nhà cung cấp và (5) Môi trường văn hóa doanh nghiệp. Qua việc hệ thống các nghiên cứu trước đã thực hiện trong chương này, nhóm tác giả thấy có sự thiếu vắng các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, và các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn thành phố lớn như Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Nó được sử dụng để cung cấp một lời giải thích về thuật ngữ hệ thống thông tin thành công mà dần dần đã trở thành một từ đồng nghĩa với hệ thống thông tin hữu hiệu (Peter và cộng sự, 2012) khi hầu hết các nhà nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình DeLone và McLean làm nền tảng lý thuyết của họ trong đánh giá hệ thống thông tin (Chang và King, 2005; Gable và cộng sự, 2008; Wang và Liao, 2008). Do đó, tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được tiếp cận trong nghiên cứu này dưới góc độ như là một nhân tố thể hiện nhận thức của người sử dụng đối với thông tin đầu ra, và đặc biệt là dựa trên quan điểm sự hài lòng của người dùng trong khuôn mẫu lý thuyết của tác giả DeLone và McLean (1992).
Nguồn lực của một doanh nghiệp gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình là: năng lực, quy trình tổ chức, thông tin và kiến thức, cho phép doanh nghiệp nhận thức và thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của nó (Barney, 1991). Sử dụng hai lý thuyết quan trọng này và các nghiên cứu khác nhau giải quyết từng cấp độ hay giai đoạn của việc chuyển giao thông tin, DeLone và McLean (1992) đã kết luận rằng các nghiên cứu có thể được tập hợp thành sáu nhân tố của hệ thống thông tin là: (1) chất lượng hệ thống, (2) chất lượng thông tin, (3) mức độ sử dụng hệ thống, (4) sự hài lòng của người dùng, (5) ảnh hưởng đối với cá nhân và (6) ảnh hưởng đối với tố chức.
Các thay đổi về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán sẽ giúp giảm thiểu công việc ghi sổ, tăng tính chính xác trong quá trình xử lý kế toán, rút ngắn thời gian cung cấp các báo cáo (Moghaddam và cộng sự, 2012), nâng cao tốc độ và tính chính xác của những tính toán và lưu trữ thông tin an toàn (Lim, 2013), qua đó kế toán cũng đang dần dần thay đổi theo. Iivari(2005) cho rằng: “ Văn hóa DN thường được dùng mô tả những vấn đề liên quan đến niềm tin được chia sẻ giữa các thành viên, những giá trị, chuẩn mực hướng dẫn cách hành xử trong một cộng đồng cụ thể, nó được hình thành qua quá trình học hỏi và định hình từ những thói quen, cách ứng xử được các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng”.
Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. - Dù có sự chuyển biến tích cực trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống thông tin kế toán nhưng vẫn còn đó một số DN dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng chưa có điều kiện đầu tư đổi mới, chưa có khả năng tiếp cận với các ứng dụng vào trong công tác kế toán nên hoạt động kế toán còn mang nặng tính thủ công và không hiệu quả.
Từ các nhận định của các tác giả trên, nhóm chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các DN dệt may : (1) Sự tham gia của người sử dụng hệ thống; (2) Sự hỗ trợ của nhà quản lý; (3) Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; (4) Kiến thức của nhà quản lý; (5) Văn hóa doanh nghiệp. Việc nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản trị doanh nghiệp, nhóm tác giả thực hiện thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị từ trước nhằm yêu cầu các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các Doanh nghiệp Dệt may.
Từ những nhận định chung về đề tài nghiên cứu, xây dựng các biến dựa trên kết quả các nghiên cứu trước của các chuyên gia, tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đề tài, từ đó tiến hành thảo luận nhằm xây dựng thang đo và xác định lại các biến của mô hình. Bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, điều chỉnh và bổ sung chúng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia.
Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia về mục đích nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhận thấy rằng để đảm bảo tính khoa học và khách quan của kết quả nghiên cứu, các đối tượng được phỏng vấn phải là những chuyên gia có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là lĩnh vực kế toán. Theo kết quả khảo sát từ chuyên gia, nhận thấy hơn 90% ý kiến của chuyên gia đã đồng ý với việc lựa chọn 5 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán bao gồm: Tham gia của người sử dụng hệ thống, Sự hỗ trợ của nhà quản lý, Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, Kiến thức của nhà quản lý và Văn hoá của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát được triển khai đến các đối tượng khảo sát đã được xác định dưới hình thức trực tiếp đến các kế toán viên ở các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn Tp. Sau khi tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu đồng thời kết hợp với ý kiến từ những kết quả thảo luận với nhóm chuyên gia tham gia phỏng vấn, nhóm tác giả xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng gồm: Tham gia của người sử dụng hệ thống, Sự hỗ trợ của nhà quản lý, Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, Kiến thức của nhà quản lý và Văn hoá của doanh nghiệp.
Kết quả mô hình hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu, mô hình này sau khi được xác định sẽ kiểm định mức độ phù hợp, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan… Phương pháp và quy trình nghiên cứu trong chương này là cơ sở quan trọng để thực hiện các bước nghiên cứu thực tế nhằm đạt được kết quả nghiên cứu trong chương 4 tiếp theo. Dựa vào những phương pháp nghiên cứu được thiết lập ở chương 3, tiến hành thu thập thông tin, quan sát, phỏng vấn và khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may tại TP Đà nẵng, đồng thời sử dụng các công cụ xử lý phân tích thống kê số liệu đã khảo sát nhằm đưa ra kết quả phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp Dệt may tại TP Đà Nẵng về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, đảm bảo tính ý nghĩa khoa học cũng như là tiền đề cho các nghiên cứu sau.
Nguồn nguyên vật liệu trong nước chỉ đáp ứng một phần cho sản xuất dệt may nhưng lại có tình trạng không ổn định về chất lượng và giá cả nên phần lớn các doanh nghiệp dệt may phải nhập thêm nguyên vật liệu từ nước ngoài. +Nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài: Chủ yếu từ các nước như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Anh…Nhìn chung nguồn nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp dệt may.
Thông tin cá nhân
Người sử dụng HTTTKT tham gia xem xét các giải pháp, kiến nghị từ nhà cung cấp phần mềm kế toán khi triển khai HTTTKT (xem xét các giải pháp thay thế và chọn lựa giải pháp thích hợp) sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT. 1 USER1 Người sử dụng HTTTKT tham gia xem xét các giải pháp, kiến nghị từ nhà cung cấp phần mềm kế toán khi triển khai HTTTKT (xem xét các giải pháp thay thế và chọn lựa giải pháp thích hợp) sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT.