Ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh thu nhập và hành vi lạc quan quá mức của nhà quản trị lên độ tin cậy của biến kế toán dồn tích có điều chỉnh

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

Nhưng đa số các nhà đầu tư bỏ vốn vào các đợt phát hành này và giữ tới hiện nay đã thua lỗ hoặc thậm chí mất trắng khi cổ phiếu hủy niêm yết hay phá sản (Ví dụ: trường hợp của VSP, PVA, DVD.. ) Số liệu thống kê cho thấy, trong 7 năm qua, lượng tiền nhà đầu tư sử dụng để mua cổ phiếu vào thời điểm doanh nghiệp phát hành và giữ tới hiện tại có hiệu quả đầu tư bình quân kém. Sau đó, tác giả kiểm tra sự ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh thu nhập trong quản lý và hành vi lạc quan quá mức của nhà quản trị dựa trên độ lớn của chỉ số giao dịch nội bộ và biến dồn tích đại diện cho mức độ điều chỉnh thu nhập trên BCTC, tác giả phân tích biến đại diện này cho các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam, có sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài đáng kể bằng vốn cổ phần và vay nợ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Tác giả sử dụng tiêu chuẩn phân ngành 4 cấp ICB (Industry Classification Benchmark) và loại trừ khỏi mẫu những doanh nghiệp thuộc mã 8000 - nhóm ngành Tài chính. Theo đó, tác giả loại những doanh nghiệp mới bắt đầu niêm yết kể từ năm 2010 trở về sau và những doanh nghiệp hủy niêm yết kể từ năm 2013 trở về trước, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu có thể thu thập được, mẫu đủ lớn và thời gian nghiên cứu đủ dài. Gồm bảng Cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh và Lưu chuyển tiền tệ) được tác giả thu thập bằng cách trích xuất từ cơ sở dữ liệu StoxPro. Phù hợp với Marciukaityte và Szewczyk (2011): Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách vốn cổ phần đối với các mẫu tài trợ vốn cổ phần (2.45) cao hơn so với mẫu tài trợ nợ (1.60); Các doanh nghiệp tài trợ nợ thì có đòn bẩy tài chính lớn hơn tại thời điểm bắt đầu năm sự kiện, Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản ban đầu (Debt-to-asset ratio) có giá trị trung bình (1.01) lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp tài trợ vốn cổ phần (0.54); Tất cả các doanh nghiệp tăng đáng kể nguồn tài trợ bên ngoài trong suốt năm sự kiện, nguồn tài trợ bên ngoài được chuẩn hóa bằng tổng tài sản ban đầu cao hơn đối với các doanh nghiệp tài trợ vốn cổ phần, trung bình (trung vị) nguồn tài trợ được chuẩn hóa là 0.80 (0.49) đối vối các doanh nghiệp tài trợ vốn cổ phần và 0.65 (0.45) đối với các doanh nghiệp tài trợ nợ.

     Mơ hình nghiên cứu và các biến độc lập:
     Mơ hình nghiên cứu và các biến độc lập:

    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Kết quả các hệ số hồi quy của mô hình

    Dựa trên mô hình Jones điều chỉnh (1991), tác giả thực hiện hồi quy lần lượt các phương trình hồi quy (1), (2), (3) với 03 biến phụ thuộc là: Biến tổng kế toán dồn tích (TACCj,t), Biến tổng kế toán dồn tích hiện hành bao gồm chi phí khấu hao (ACCdj,t) và Biến tổng kế toán dồn tích hiện hành không bao gồm chi phí khấu hao (ACCj,t). Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS (ordinary least – squares regression) theo 3 cách pooled (OLS thông thường), fixed effect (hiệu ứng cố định) và random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) để ước lượng các hệ số hồi quy. (Nguồn theo kết quả chạy chương trình Eview và tổng hợp của tác giả) – Phụ lục 3 Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.2 cho thấy trong phương pháp OLS, hệ số Chi2 của kiểm định LR test và hệ số Chi2 của kiểm định Hausman test chỉ ra rằng các mô hình hồi quy theo random effect là thích hợp nhất.

    Kết quả biến kế toán dồn tích có điều chỉnh

    Phần sau của panel A, trình bày kết quả nghiên cứu đối với các Biến kế toán dồn tích hiện hành có điều chỉnh, tác giả cũng nhận thấy giá trị trung bình (trung vị) đạt đỉnh trong năm 0: Giá trị trung bình (trung vị) của Biến kế toán dồn tích hiện hành có điều chỉnh bao gồm chi khấu hao đạt 9.39% (12.35%) có mức ý nghĩa 1% (1%);. Marciukaityte và Szewczyk (2011), chênh lệch giá trị “nhỏ hơn” giữa biến tổng kế toán dồn tích có điều chỉnh “âm” với các biến kế toán dồn tích hiện hành có điều chỉnh “dương” thì phù hợp với một số nghiên cứu khác như: phát hiện của Teoh và cộng sự (1998b) về biến kế toán dồn tích có điều chỉnh dài hạn trong 3 năm trước và 3 năm tiếp theo sự kiện tài phát hành vốn cổ phần; nghiên cứu của Guenther (1994) cũng thấy rằng các biến kế toán dồn tích có điều chỉnh hiện hành thì có nhiều khả năng được thao tác bởi các nhà quản lý hơn biến kế toán dồn tích có điều chỉnh dài hạn. Kết quả so sánh của 03 mô hình đầu tiên trong bảng 4.4, cho thấy giá trị trung bình của biến kế toán dồn tích hiện hành gồm chi khấu hao “Current DA” là cao hơn đáng kể đối với mẫu tài trợ vốn cổ phần so với mẫu tài trợ nợ (đạt mức ý nghĩa tại mức 10%), trong khi biến tổng kế toán dồn tích có điều chỉnh “Total DA” và biến kế toán dồn tích hiện hành có điều chỉnh không gồm chi khấu hao “Current DA excluding depreciation” thì cho thấy không có sự khác biệt trong giá trị trung bình giữa 02 mẫu.

    Bảng 4.3a: Biến kế tốn dồn tích có điều chỉnh của các doanh nghiệp tài trợ vốn cổ phần
    Bảng 4.3a: Biến kế tốn dồn tích có điều chỉnh của các doanh nghiệp tài trợ vốn cổ phần

    Kiểm tra mức độ nhạy cảm của chính sách tài trợ hỗn hợp

    Ba mô hình đầu tiên trong Bảng 4.7, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa các biến kế toán dồn tích có điều chỉnh và tỷ lệ tài trợ vốn cổ phần trên tổng tài trợ bên ngoài, tuy nhiên khác với nghiên cứu trước đó, mối quan hệ nghịch đảo này là không có ý nghĩa thống kê đối với cách đo lường biến tổng kế toán dồn tích có điều chỉnh “Total DA”, còn đối với các biến kế toán dồn tích hiện hành có điều chỉnh thì có mức ý nghĩa thấp chỉ 10%. Tuy nhiên, khi kết hợp với kết quả tác giả đã thực nghiệm được là các biến kế toán dồn tích có điều chỉnh của mẫu tài trợ vốn cổ phần thì cao hơn đáng kể so với biến kế toán dồn tích có điều chỉnh của mẫu tài trợ nợ, tác giả nhận định mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ tài trợ vốn cổ phần trên tổng tài trợ bên ngoài thì không phải là yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của các biến kế. Mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản với độ lớn của các biến kế toán có điều chỉnh tương ứng với mô tả đặc điểm doanh nghiệp trong bảng 3.3, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của mẫu tài trợ nợ là cao hơn nhiều so với mẫu tài trợ vốn cổ phần, do đó, phù hợp với kết quả từ bảng 4.4: biến kế toán dồn tích có điều chỉnh của mẫu tài trợ nợ là thấp hơn đáng kể so với mẫu tài trợ vốn cổ phần; cũng như phù hợp kết quả từ bảng 4.5: với mẫu tài trợ nợ hạn chế gồm các doanh nghiệp chỉ sử dụng tài trợ nợ thì cho thấy biến kế toán dồn tích có điều chỉnh không đạt đỉnh hoặc “âm” tại năm tài trợ.

    Bảng 4.7: Phân tích mơ hồi quy các biến kế tốn dồn tích có điều chỉnh theo các biến kiểm sốt.
    Bảng 4.7: Phân tích mơ hồi quy các biến kế tốn dồn tích có điều chỉnh theo các biến kiểm sốt.

    Phân tích giai đoạn mẫu

    Để kiểm tra tính vững rằng mối quan hệ nghịch đảo của biến đại diện cho việc ưu tiên tài trợ vốn cổ phần không phải là yếu tố tác động lên độ lớn của biến kế toán dồn tích có điều chỉnh, tác giả thực hiện phân tích giai đoạn, kiểm tra mẫu hạn chế những doanh nghiệp nhỏ, và sử dụng các phương pháp đo lường thay thế của biến kế toán dồn tích có điều chỉnh. - Giai đoạn 2010 – 2013: độ lớn của các biến kế toán có điều chỉnh có mối quan hệ đồng biến với giá trị thị trường vốn cổ phần “market value of equity” (đạt mức ý nghĩa 5% đối với 02 phương pháp đo lường của Current DA”); nghịch biến với tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách “Market to book ratio” (đạt mức ý nghĩa 5% đối với đối với 02 phương pháp đo lường của Current DA”). Cho thấy trong giai đoạn này, những doanh nghiệp có cổ phiếu càng thu hút thì càng có khả năng điều chỉnh thu nhập đánh lừa nhà đầu tư tại năm sự kiện; đối với những doanh nghiệp tăng trưởng thì khả năng điều chỉnh thu nhập là giảm.

    Phân tích mức độ tác động của doanh nghiệp nhỏ

    Việc sửa đổi là giả định rằng sự gia tăng các khoản phải thu thương mại “trade receivables” của các doanh nghiệp không phải là khoản kế toán dồn tích không điều chỉnh “non-discretionary accruals”, khoản phải thu này có thể được điều chỉnh và có khả năng làm thái quá mức tăng trưởng doanh số bán hàng cao. Để đảm bảo rằng kết quả là không thiên vị bởi giả định về các khoản phải thu thương mại, tác giả tiến hành phân tích hồi quy đối với biến kế toán dồn tích có điều chỉnh được ước lượng từ mô hình Jones chưa sửa đổi. Chú thích: Sử dụng mô hình Jones chưa sửa đổi để ước lượng các biến kế toán dồn tích có điều chỉnh, với giả định sự gia tăng các khoản phải thu thương mại “trade receivables”.

    Bảng 4.9: Phân tích mơ hồi quy theo các biến kiểm soát cho từng giai đoạn.
    Bảng 4.9: Phân tích mơ hồi quy theo các biến kiểm soát cho từng giai đoạn.