MỤC LỤC
Để giải quyết các vấn đề được đặt ra ở tên đề tài, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng của ngành cà phê tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp tác động đến các nhân tố nói trên để phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tác động tới các nhân tố nói trên để phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam.
- Về không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nội địa và quốc tế đang hoạt động trong chuỗi cung ứng cà phê tại thị trường Việt Nam. + Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2018- 2023, trong đó gồm dữ liệu có sẵn từ các doanh nghiệp cà phê, số liệu NCS được cung cấp từ cơ quan quản lý Nhà nước, từ Tổng Cục thống kê, báo cáo của Ngân hàng thế giới,….
Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp cà phê và các bên liên quan một cái nhìn tổng quan, toàn diện về tầm quan trọng của việc xây dựng CCU một cách bền vững và các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động PTBV CCU. Đồng thời, kết quả của luận án cũng đề xuất các kiến nghị cho các tổ chức liên quan và cơ quan Chính phủ nhằm làm thuận lợi hoá hoạt động PTBV CCU cà phê tại Việt Nam.
Từ đó, nghiên cứu trở thành tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các bên liên quan trong CCU cà phê, giúp các bên đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan tới PTBV. Nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp cho các doanh nghiệp trong chuỗi để tham khảo và vận dụng để PTBV CCU cà phê Việt Nam.
Tương tự, Ukaga, Maser, và Reichenbach (2011), Guarini, Mori và Zuffada (2021) hay Zhai và Chang (2019) quan niệm PTBV là một mục tiêu dài hạn hướng tới tiến bộ xã hội, cân bằng sinh thái và tăng trưởng kinh tế, trong đó, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần giảm thiểu tối đa các hoạt động kinh tế - xã hội không lành mạnh và thay vào đó tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng tích cực đến môi trường, kinh tế và xã hội. Có rất nhiều yếu tố quản lý môi trường quan trọng cần được cân nhắc để giảm những tác động tiêu cực khi thực hiện như là hoạt động quản lý chất lượng đất, việc giảm bao bì và rác thái, hoạt động đa dạng sinh học, đánh giá hiệu quả hoạt động về môi trường của các nhà cung cấp, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề về thay đổi khí hậu, chất lượng nước và không khí hoặc việc giảm phát thải khí carbon trong các hoạt động sản xuất và logistics.
4C có nhiệm vụ hoạt động như một tổ chức độc lập, hội tụ sự tham gia của người trồng, các thương gia, người chế biến cà phê và tổ chức xã hội để cải thiện môi trường kinh doanh, xã hội và môi trường bằng cách thúc đẩy các thực tiễn bền vững và chất lượng hơn cho tất cả những người phụ thuộc vào ngành cà phê. Theo đó, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh có xu hướng quan tâm tới vấn đề bền vững đều đóng góp đáng kể vào việc triển khai các chương trình đánh giá nhà cung cấp theo hướng xanh, đồng thời nâng cao mức độ phối hợp với khách hàng theo hướng đầu tư tập trung vào các hoạt động bền vững.
- Yếu tố thách thức: những thách thức môi trường (tỷ lệ năng lượng không thể tái tạo được sử dụng so với tổng mức tiêu thụ năng lượng và tỷ lệ xử lý chất thải rắn nguy hại) và những thách thức kinh tế (tỷ lệ đơn đặt hàng bị lỗi và/hoặc đơn đặt hàng nhận được có hư hỏng hoặc sản phẩm bị lỗi trên tổng số đơn đặt hàng đã phát hành, ..). Theo quan điểm này, các yếu tố hỗ trợ năng lực của CCU sẽ tăng cường khả năng của CCU để hướng tới sự bền vững còn các yếu tố rào cản gây ra thách thức cho CCU và/hoặc làm giảm sức mạnh của nguồn cung ứng để chịu được những thách thức Như vậy, nếu sức mạnh của CCU vượt quá những thách thức gây ra bởi các rào cản, CCU sẽ thể hiện tính bền vững.
Trong đó, cơ sở kinh doanh có thể xây dựng vốn trí tuệ xanh để khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của nhân viên và thúc đẩy hành vi thõn thiện với mụi trường của họ vỡ khi nhõn viờn cú nhận thức rừ ràng hơn về những tài sản vô hình như kiến thức về bảo vệ môi trường, năng lực và mối quan hệ trong đổi mới xanh của cơ sở kinh doanh, họ sẽ có thái độ, quyết định có lợi cho môi trường và sẵn sàng hiện thực hóa những hành vi đạo đức này (Schwartz, 1977). Nhận thức về môi trường của các nhà điều hành cơ sở kinh doanh càng cao thì họ sẽ ít hài lòng hơn với việc sử dụng các nguồn lực hiện có và càng cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với đổi mới xanh và càng sẵn sàng đầu tư nguồn lực và khả năng vào hoạt động bền vững: tăng cường trao đổi thông tin bên ngoài mới, dám chấp nhận rủi ro để đổi lấy kiến thức và kinh nghiệm mới.
Đối với việc lựa chọn mẫu từ cơ sở kinh doanh trong ngành cà phê tại Việt Nam, các doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách của các cơ quan quản lý ngành và không phân chia tỉ lệ theo quy mô doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng các quan điểm và thực tiễn trong ngành cà phê được phản ánh một cách đa dạng và toàn diện vì mỗi vị trí sẽ có cách nhìn khác nhau đối với hoạt động PTBV mà mình đang thực hiện, cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của mình.
Với hình thức trực tuyến, đường dẫn sẽ được chia sẻ tới các đối tượng liên quan (những người nắm giữ vị trí quan trọng trong các cơ sở kinh doanh thuộc CCU cà phê Việt Nam). Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTBV CCU được đề xuất bao gồm: Áp lực từ người tiêu dùng, Áp lực ngành, Mức độ đầu tư, Sự sẵn có của công nghệ, Đào tạo nhân viên, Nhận thức quản lý nội bộ, Hỗ trợ chính phủ, Chi phí đầu tư và vận hành.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH, một số công ty kinh doanh trong CCU cà phê như Simexco DakLak, Sucden, Intimex hay ACOM đang tiếp cận SourceUp hiệu quả, tăng cường kết nối đa chiều các vùng nguyên liệu với thị trường, giúp các công ty thực thi những trách nhiệm mua hàng một cách có trách nhiệm và giúp các vùng nguyên liệu liên tục cải tiến, hướng tới PTBV dưới những sự hỗ trợ của các đối tác liên quan. Trong đó, chương trình Cụm cảnh quan cà phê bền vững do công ty Simexco Đắk Lắk phối hợp cùng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững - IDH, đã đóng góp vào việc giảm 14% lượng phân bón hóa học sử dụng, giảm 17% lượng nước tưới trong quá trình sản xuất cà phê, giảm 11% chi phí sản xuất và giảm 10% lượng khí CO2 thải ra môi.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các loại máy móc sản xuất bền vững khác như là máy bay không người lái (được sử dụng để phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hoặc thu hoạch nông sản) hay công nghệ nhà kính thông minh sử dụng hệ thống cảm biến (để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng, giúp cây trồng trong nhà kính có thể phát triển tối ưu). Chính phủ đã ban hành các chính sách liên quan nhằm khuyến khích và thúc đẩy việc áp dụng mua sắm công xanh ở Việt Nam như: Chiến lược Quốc gia về Phát triển bền vững (2011-2020); Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (2011- 2020); Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh… Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát - Theo các tiêu chuẩn bền vững được áp dụng tại cơ sở kinh doanh: Trong số phiếu trả lời, 18,6% đang áp dụng chứng chỉ UTZ, 11,5% áp dụng chứng chỉ liên minh rừng mưa, 9% áp dụng chứng nhận công bằng thương mại Fair Trade, 9% áp dụng chứng nhận 4C, phần còn lại áp dụng các tiêu chuẩn khác như là ISO 26000, cà phê hữu cơ hay là chứng nhận USDA Organic. Biến phụ thuộc Hoạt động PTBV CCU (Sustainable supply chain practice- SSC) chịu tác động bởi 5 nhân tố: Nhận thức quản lý nội bộ (Leaders’ Cognition- LC), Cam kết của tổ chức (Organizational commitment- OC), Sự sẵn sàng tham gia của tổ chức (Willingness to participate- WP), Hỗ trợ của Chính phủ (Government Support – GS) và Chi phí vận hành và đầu tư (Cost barriers- CB).
Biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất là TR1 - Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nền tảng công nghệ cho hoạt động PTBV – với giá trị 3,46, đồng nghĩa với việc nền tảng công nghệ phục vụ cho các hoạt động bền vững đã bắt đầu được đa số các cơ sở kinh doanh nghĩ tới và trang bị cho hoạt động của mình. Trong thang đo, biến quan sát có giá trị trung bình cao nhất là WP4 – là biến “Cơ sở kinh doanh sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nhà nước để triển khai hoạt động PTBV”, có nghĩa là cơ sở kinh doanh luôn luôn sẵn sàng hợp tác với các Bộ, ban, ngành để xây dựng hoạt động bền vững cho ngành cà phê Việt Nam.
Một nhà máy chế biến cà phê hiện đại tiêu chuẩn được xây dựng ở trung tâm vùng cà phê Arabica tại Sơn La với máy móc hiện đại và đồng bộ, cung cấp quy trình sản xuất và chế biến theo phương pháp ướt với công suất 20.000 tấn quả tươi/vụ được 10.000 tấn cà phê nhân/vụ, tạo công ăn việc làm cho 100 người dân địa phương (Minh Thu, 2018). Mặc dù ngày càng nhiều khách hàng quan tâm tới các sản phẩm chất lượng và lựa chọn những sản phẩm được sản xuất một cách bền vững, vì điều kiện sống của khách hàng giữa các quốc gia, khu vực và hộ gia đình quá khác nhau nên các sản phẩm bền vững vẫn cần được đầu tư để giảm chi phí sản xuất, khiến giá sản phẩm quá cao so với điều kiện sống của khách hàng.
- Chương trình giám sát cà phê bền vững nhằm chắc chắn hoạt động trồng trọt và sản xuất cà phê tại Minas Gerais tuân theo các tiêu chuẩn bền vững, như là việc sử dụng đất và nước một cách bền vững, việc nâng cao điều kiện lao động cho người dân hay việc bảo vệ môi trường. Chính phủ tận dụng vùng cảnh quan cà phê để tạo ra nguồn lực kinh tế Vùng đất trồng cà phê lâu đời ở Colombia không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho quốc gia, mà còn là một kho báu văn hóa đặc trưng, đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.
Từ khảo sát có thể thấy áp lực từ người tiêu dùng là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng tới nhận thức của lãnh đạo trong doanh nghiệp về PTBV, vì vậy một khi khách hàng có nhận thức và nhu cầu sử dụng những sản phẩm được sản xuất một cách bền vững, các lãnh đạo sẽ nhận thức được từ sự thay đổi về nhu cầu trên thị trường, từ đó tìm cách thay đổi và phát triển CCU cà phê một cỏch bền vững. Hơn thế, nhằm thúc đẩy thương hiệu cà phê Việt Nam bền vững trong mắt cộng đồng quốc tế, các cơ sở kinh doanh có thể tận dụng việc đan xen các trải nghiệm thực tế vào tour du lịch của khách quốc tế để giới thiệu cà phê bền vững (đặc biệt là cái tour du lịch xanh và du lịch bền vững), bao gồm cả việc thăm các trang trại cà phê và tham gia vào các hoạt động liên quan.
(1) Cải thiện nhận thức của người tiêu dùng bằng các chiến dịch truyền thông; (2) Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau; (3) Trang bị một cách toàn diện và đầy đủ trình độ kỹ thuật và công nghệ; (4) Tạo ra môi trường ủng hộ và động viên để nhân viên đóng góp ý tưởng và đề xuất giải pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa hoạt động bền vững trong CCU cà phê; (5) Tăng cường giới thiệu các lợi ích của việc áp dụng các hoạt động bền vững cho cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp;. Đồng thời, 06 kiến nghị cũng được đề xuất cho các cơ quan ban, ngành và VICOFA, bao gồm: (1) Xây dựng các chính sách và quy định cho vay vốn thuận lợi đối với các nông hộ trồng và sản xuất cà phê; (2) Tăng cường hợp tác thúc đẩy đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua việc tổ chức các hoạt động khuyến nông; (3) Xây dựng một sở giao dịch cà phê tại Việt Nam; (4) Hỗ trợ xây dựng mạng lưới logistics và logistics ngược liền mạch và xuyên suốt; (5) Nâng cao vai trò hỗ trợ của VICOFA đối với hoạt động PTBV của doanh nghiệp trong chuỗi;.