Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2008-2022: Những vấn đề và triển vọng

MỤC LỤC

Phân biệt FPI với FDI Điểm giống nhau

Thực trạng FPI vào Việt Nam giai đoạn 2018-2022

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Dù thị trường sụt giảm rất mạnh kể từ đầu tháng 4/2018 nhưng tính chung dòng vốn ngoại vẫn chảy vào thị trường chứng khoán. Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tuy nhiên, những biến động từ bên ngoài lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, cùng xu hướng siết chặt dòng tiền, tăng lãi suất… cũng đã tác động không nhỏ tới thị trường Việt Nam. Dù về cuối năm có phần giảm sút mạnh nhưng thị trường cũng đã xác lập những phiên thanh khoản kỷ lục với giao dịch khớp lệnh trên dưới 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sự bất ổn sẽ đến nhiều hơn từ các yếu tố bên ngoài như cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, dấu hiệu suy thoái đến từ các nền kinh tế lớn và sự điều chỉnh lãi suất tại các quốc gia. Còn những yếu tố nội tại như khả năng nâng hạng của TTCK, điểm tựa từ kinh tế vĩ mô và nỗ lực tái cấu trúc TTCK là những điểm tích cực hỗ trợ sự phát triển trong năm 2019. Từ tháng 8 cho đến hết năm 2019, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu HOSE trong tất cả các tháng với tổng giá trị bán ròng lên đến gần 5,690 tỷ đồng.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam năm 2020 với mức hồi phục ấn tượng, tăng xấp xỉ 15% so với cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. Những kết quả này đã đưa TTCK Việt Nam vào nhóm 7 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021 với 35,73% (đứng sau Abu Dhabi, Argentina, Hoa Kỳ, Iceland, Áo, Czech). Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng trên 61,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng khoảng 13% (mức trung bình trong các năm vừa qua) thì dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân được xem là nhân tố chính tạo đà tăng điểm của TTCK.

Năm 2021 đã tạo nền móng cho sự phát triển vững chắc của TTCK khi nhiều văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực thi hành như: Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01), cùng với đó là nhiều nghị định, thông tư có liên quan đã giúp hạ tầng pháp luật ngày càng hoàn thiện. Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt cũng được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc thống nhất quản lý các mảng của thị trường. Bên cạnh đó, việc đưa vào vận hành thành công hệ thống giao dịch mới tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7/2021, nhờ đó số lượng giao dịch tăng 3 lần, với khối lượng giao dịch 3 - 5 triệu giao dịch/phiên.

Công tác chuẩn bị áp dụng hệ thống giao dịch mới KRX cũng đang dần được hoàn thiện, tạo kỳ vọng lớn cho sự phát triển của thị trường trong thời gian tới. Đặc biệt, với việc ban hành nhiều quy định siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã hướng thị trường tới sự phát triển an toàn, bền vững hơn. Ngoài ra, tính công bằng và minh bạch trên thị trường không ngừng được tăng cường, qua đó đưa TTCK Việt Nam tiến gần hơn với các chuẩn mức quốc tế, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Hình 4. Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch ròng của NĐTNN trên TTCK
Hình 4. Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch ròng của NĐTNN trên TTCK

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Vấn đề đặt ra

    Chẳng hạn, với quy định NĐTNN không được sở hữu quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng trong khi một nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm giữ tối đa 10% vốn điều lệ thì trong số 50 ngân hàng cổ phần, mới chỉ có 3 ngân hàng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư tài chính là Ngân hàng ACB, VPbank, Sacombank. Tỷ lệ cổ phần nhà nước quá cao trong các công ty cổ phần, từ 40 – 51% làm các NĐTNN khó có khả năng tác động đến quy trình vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt khi hoạt động kém hiệu quả, làm cho cổ phiếu kém tính thanh khoản, NĐTNN luôn bị động. Trong thời gian tới, trong khi nguồn tích lũy trong nước có hạn, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, kể cả nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI, để đầu tư phát triển đất nước và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

    Việc quản lý dòng vốn đầu tư FPI có thể chia làm 2 mảng chính, một là quản lý hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính và một phần của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hai là quản lý dòng lưu chuyển vốn và ngoại hối thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Thực hiện chính sách nới room vốn ngoại để thu hút FPI, đặc biệt đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh mà điều ước quốc tế và pháp luật trong nước chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, nên cho phép mức sở hữu nước ngoài tối đa là 100%. Tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, quản lý chặt chẽ việc mua bán và thu đổi ngoại tệ, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ ngoại tệ và hiện tượng nhà đầu tư FPI rút tiền VND hàng loạt để chuyển thành ngoại tệ trái phép, gây sức ép lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối của Nhà nước.

    Khi lạm phát cao làm cho lãi suất thực dương giảm và tỷ giá gia tăng, điều này sẽ làm cho lợi nhuận của nhà đầu tư FPI giảm xuống (do thu nhập trên tài sản của nhà đầu tư FPI được định giá bằng ngoại tệ), dễ dẫn đến hiện tượng đảo chiều do nhà đầu tư rút vốn FPI ra, gây những biến động không tốt đến thị trường tài chính-tiền tệ trong nước. Vì vậy các công ty và các thể chế tài chính nội địa cần áp dụng những chuẩn mực kế toán quốc tế, thực hiện minh bạch hóa thông tin, áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến và trung thực trong công tác hạch toán kế toán và kiểm toán. Chỉ khi nào hệ thống thông tin và các hoạt động khác của TTCK được hiện đại hóa theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện của nước ta thì khi đó TTCK mới được vận hành một cách công bằng và hiệu quả, thu hút nhiều nhà đầu tư vào TTCK.

    Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều hành, hướng dẫn các giao dịch chứng khoán và hoạt động của TTCK, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phát hành, chú ý đến lợi ích của giới kinh doanh chứng khoán và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Đồng thời tăng cường quản lý, áp dụng dụng các kỹ thuật giám sát hiện đại vào các hoạt động của TTCK, đảm bảo minh bạch thông tin, cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa các hành vi gian lận, đảm bảo an toàn tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư FPI. Khủng hoảng tài chớnh tiền tệ chõu Á năm 1997 là một trong những vớ dụ khỏ rừ nột cho tỏc động tiêu cực của luồng FPI khi mà các quốc gia tiếp nhận vốn không có những chính sách quản lý và biện pháp ứng xử phù hợp trước những tác động tiêu cực của nguồn vốn này.

    Vì thế, thu hút FPI để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - tài chính của quốc gia là rất quan trọng, nhưng việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn này để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Quá trình thu hút và quản lý FPI ở Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành công nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: Còn thiếu những luận cứ xác đáng, hệ thống nhằm nhận diện đầy đủ, hệ thống các nội dung về năng lực thu hút, năng lực quản lý, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn cũng như năng lực thu hút và quản lý FPI ở Việt Nam; các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tăng cường năng lực thu hút và nâng cao hiệu quả dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường; các cơ chế, giải pháp để quản lý hiệu quả, tăng cường năng lực quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, vừa tăng cường hút vốn, vừa đảm bảo tính bền vững của dòng vốn, góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để tiếp tục thúc đẩy gia tăng năng lực thu hút FPI ở Việt Nam, đảm bảo cơ cấu hợp lý, tương thích với trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, bài thảo luận của nhóm đã phân tích được thực trạng FPI trong các giai đoạn để từ đó đưa ra những giải pháp chung nhất cho vấn đề này.