MỤC LỤC
Phân tích nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hiện trạng phát triển nông lâm nghiệp, các mô hình kết hợp nông lâm nghiệp và đề xuất các giải pháp phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
- Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và NLKH ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. - Giải pháp phát triển mô hình NLKH ở huyện Lang Chánh theo hướng bền vững và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã lấy ý kiến tham khảo của các cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, lãnh đạo, người lao động tham gia trực tiếp trong các lĩnh vực, mô hình phát triển NLKH trên địa bàn huyện Lang Chánh và một số mô hình điển hình ở tỉnh Thanh Hóa. Các bản đồ đƣợc đƣa vào luận văn bao gồm: bản đồ hành huyện Lang Chánh, bản đồ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển NLKH huyện Lang Chánh, bản đồ thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp huyện Lang Chánh, bản đồ nông lâm kết hợp huyện Lang Chánh.
Phát triển NLKH là quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp hướng tới gia tăng về số lượng nông, lâm sản; hoàn thiện về cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm; chất lƣợng sản phẩm và cả cơ cấu sản xuất quy mô diện tích lớn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; chủng loại cây, con và sản phẩm đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người; tạo ra nhiều ngành nghề bổ trợ kết hợp thành một quy trình khép kín (nhƣ chế biến); khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống. Mặc dù vậy, hệ canh tác NLKH trong vùng Bắc Trung Bộ vẫn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế: kỹ thuật canh tác, tình trạng sản xuất theo phương thức bán tự nhiên còn khá phổ biến, các khâu kỹ thuật thâm canh chƣa đƣợc chú trọng, khiến năng suất phần lớn cây trồng nông nghiệp chƣa cao; địa bàn phát triển hệ thống sản xuất NLKH thường gắn liền với khu vực địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn thuộc vùng cao, vùng sâu, hệ thống hạ tầng kém phát triển (giao thông vận tải, điện, thông tin – liên lạc) khiến cho quá trình phát triển sản xuất ở quy mô hàng hóa bị hạn chế (đặc biệt trong khâu chế biến và lưu thông sản phẩm); việc phổ biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất thiếu sự hướng dẫn, theo dừi cụ thể ở từng địa bàn, từng khu sản xuất. Tình trạng NLKH một cách tùy tiện, tự phát với những bất hợp lý trong cơ cấu kêt hợp không những làm giảm sút hiệu quả sản xuất àm còn gây tổn hại với tài nguyên đất đai, môi trường (như phát triển cây lâu năm trên tầng đất mỏng, kết hợp cây ngắn ngày trên đất có độ dốc quá lớn hoặc kết hợp chăn thả bò, dê vào diện tích rừng non mới trồng hoặc đang khoanh nuôi, tái sinh…); một bộ phận đáng kể dân cƣ không chỉ hạn chế về trình độ sản xuất mà còn hạn chế cả về khả năng vốn đầu tƣ để tổ chức sản xuất NLKH theo hướng thâm canh và phát triển hàng hóa.
Dân số trung bình (Người). và dân tộc khác chiếm 1,17% tổng dân số toàn huyện. Dân tộc Thái tập trung đông ở các xã Tam Văn, Lâm Phú, Yên Thắng, Trí Nang; trong khi người Mường có số dân đông hơn ở Giao An, Giao Thiện, Đồng Lương, Tân Phúc. Sự đa dạng trong thành phần dân tộc và số đông dân cư người Thái, Mường với tập quán và kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, trồng rừng và sử dụng tri thức bản địa trong sản xuất thuận lợi để người dân của địa phương phát huy kinh nghiệm để tiếp cận với mô hình nông lâm kết hợp. Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ thành phần dân tộc theo đơn vị hành chính của huyện Lang Chánh. Đơn vị Thành phần dân tộc. hành chính Kinh Thái Mường Khác. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc của Lang Chánh nhìn chung có thể cung cấp lực lƣợng lao động tại chỗ để phát triển một số ngành kinh tế truyền thống nhƣ nông, lâm nghiệp. Mặc dù vậy, con em đồng bào các dân tộc Thái, Mường thường hạn chế về khả năng tiếp cận giáo dục và đào tạo ở các cấp THPT và chuyên nghiệp. Bởi vậy, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của lao động không cao, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật và áp dụng mô hình sản xuất lớn. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Hạ tầng giao thông huyện có hơn 510 km đường bộ; cơ bản đảm bảo nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện với các tuyến giao thông chính:. Đây là tuyến hành lang kinh tế chiến lƣợc của tỉnh Thanh Hóa, nối các huyện đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây, nối Thanh Hóa với các tỉnh Tây Bắc và qua QL 217 thông thương với nước bạn Lào. Tuyến giao thông này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương kinh tế, xã hội của LC với cả vùng miền núi và đồng bằng. + Quốc lộ 16: đi qua Lang Chánh và nối các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Đây là tuyến hành lang có vai trò chính trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa các xã phía Tây của huyện Lang Chánh. + Tuyến đường tỉnh 530: kết nối trục Đông – Tây của Lang Chánh, kết nối thị trấn với các xã phía Tây; kết nối Quốc lộ 15 với Quốc lộ 16 và thông qua của khẩu Méng, thông thương kinh tế, xã hội với nước bạn Lào. Dự kiến đây là tuyến sẽ hình thành cung đường ngắn nhất nối các huyện đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa. Khi hình thành, đây sẽ là trục tạo động lực, mở ra hướng phát triển quan trọng cho huyện Lang Chánh. từ Tân Phúc đi bản Tiến xã Lâm Phú, đường từ bản Mè xã Yên Khương đi bản Nà Đang xã Lâm Phú…).
Các mô hình NLKH đã đƣợc áp dụng ở nhiều vùng có điều kiện sinh thái khác nhau nên tận dụng đƣợc những nơi mà điều kiện kém thuận lợi nhƣ đất dốc, bạc màu… Phát triển NLKH phù hợp và phát huy đƣợc tiềm năng của hệ sinh thái đất dốc trong mối quan hệ giữa khai thác – sử dụng với bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh thái (đất, nước, hệ sinh vật…). Việc phát triển phổ biến các mô hình NLKH đã góp phần nâng cao thu nhập của nhân dân, đặc biệt là bộ phận dân nghèo với nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm tại chỗ, hạn chế diện tích canh tác nương rẫy quảng canh và xu hướng lựa chọn các loại cây trồng có giá trị hàng hóa trong cơ cấu NLKH đã tạo cơ sở ổn định và nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Yên Lập là huyện miền núi có nhiều khu vực khó khăn, hệ thống hạ tầng kém phát triển (đặc biệt là giao thông, thông tin – liên lạc) khiến quá trình sản xuất quy mô hàng hóa bị hạn chế (đặc biệt với vấn đề chế biến và lưu thông sản phẩm), việc phổ biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất thiếu sự hướng dẫn theo dừi và đỳc kết cụ thể.
Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, với khu sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh hàng hóa chất lƣợng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo hướng áp dụng công nghệ cao; phát huy hiệu quả kinh tế trang trại.
- Ngoài nguồn vốn tự có của gia đình, đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cần lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ cho nhân dân thực hiện, từ Quỹ hỗ trợ của Hội Nông dân, Hội CCB .v.v… để hỗ trợ thêm một phần nguồn vốn cho nhân dân, đồng thời động viên khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi. Chính sách đề ra hướng tới tập trung thực hiện hỗ trợ các HTX, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành lập mới; phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ; tập huấn, hướng dẫn đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; tăng cường liên kết đưa cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.