Phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT DIỄN RA Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan thực trạng lạm phát diễn ra ở Việt Nam những năm gần

Ảnh hưởng lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam 1. Từ năm 2017 – 2019

+ Bức tranh kinh tế - xó hội 2020 được Tổng cục Thống kờ chỉ rừ cũng đó cho thấy rừ Việt Nam đó cú sức chống chịu tốt và thành quả này sẽ làm cỏc nhà đầu tư thế giới và Việt Nam lạc quan hơn vào triển vọng tương lai. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá tương đối của các mặt hàng sẽ thay đổi dẫn đến quyết định của người tiêu dùng bị biến đổi và làm cho thị trường bị mất khả năng phân bố nguồn lực hiệu quả. Trong bối cảnh, giá một số mặt hàng như xăng dầu có thể tăng giá do bất ổn kinh tế – chính trị thế giới, giá thịt lợn diễn biến phức tạp, các chuyên gia dự báo, lạm phát năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường hơn.

Giá thịt lợn, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nguồn cung thịt lợn trong nước hiện đang giảm, việc tái đàn chưa hiệu quả nên dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2020. + Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng, năm 2021, tác động từ đại dịch ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng thế giới, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng chưa thể giải quyết, vấn đề địa chính trị giữa các quốc gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên, nhiên vật liệu, chất bán dẫn… là những yếu tố gây khó khăn, thách thức đến công tác quản lý, điều hành giá. + Năm 2021, các yếu tố làm gia tăng áp lực lên mặt bằng giá chủ yếu là do biến động tăng giá nguyên, vật liệu trên thế giới, chi phí vận chuyển logistics tăng cao đã tác động đến giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng (sắt, thép);.

+ Lạm phát khiến cho giá cả của một số loại hàng hóa tăng, làm rối loạn quá trình lưu thông hàng hoá, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá của người tiêu dùng, tạo nên nhu cầu giả tạo, làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng.

Các biện pháp kiểm soát lạm phát

Các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã được phát huy hiệu quả; Các biện pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối hợp linh hoạt với các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại đã giúp cho cung cầu nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở trạng thái tốt, tạo dư địa cho Chính phủ triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hồi phục tăng trưởng. - Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý, điều hành, bình ổn giá cả thị trường và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán nhằm kịp thời nắm bắt tình hình thị trường và có các biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giá cả thị trường, Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

- Đối với mặt hàng Xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương trong việc cập nhật diễn biến giá thế giới, thường xuyên đánh giá tác động giá xăng dầu trong nước đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đồng thời căn cứ diễn biến tình hình kinh tế xã hội và các giải pháp điều hành vĩ mô của Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp. - Công tác tổng hợp, phân tích, dự báo là nền tảng cho việc xây dựng kịch bản điều hành giá cũng cần được triển khai hiệu quả hơn nhằm tính toán được những thời điểm thuận lợi, đủ điều kiện cho việc triển khai thực hiện lộ trình thị trường đối với giá dịch vụ công nhằm nhanh chóng thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về đổi mới cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, giải phóng nguồn lực xã hội trong cung cấp dịch vụ công. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí thực hiện công tác truyền thông, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

- Việc truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất, tỷ giá và giá tài sản đã mạnh dần lên nhưng chưa có những phân tích lượng hóa cụ thể mức độ tác động của khối lượng tiền cung ứng đến mục tiêu cuối cùng của CSTT, đến tín dụng nền kinh tế, đến M2, lãi suất hay tỷ giá, từ đó hạn chế phần nào hiệu quả các quyết định của ngân hàng Nhà nước khi thị trường có những biến động.

Đề xuất, kiến nghị

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua.Bộ Tài chính đã kịp thời tham mưu và có văn bản triển khai đến các Bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường triển khai công tác quản lý, điều hành giá, ổn định giá cả thị trường; Bộ Công Thương đã triển khai các phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa; giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc vận chuyển lưu thông hàng hoá tại các địa bàn bị phong tỏa và có dịch; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản. Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số biện phỏp như: Theo dừi sỏt diễn biến cung cầu, giỏ cả thị trường cỏc mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.

Thứ năm, chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số; cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh; nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, từ đó giảm áp lực lạm phát trong trung – dài hạn.