Vai trò cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử theo C.Mác và Ph.Ăngghen

MỤC LỤC

Vai trò của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở nền tảng của thế giới quan và phương pháp luận khoa học trực tiếp cho nhận thức và cải tạo xã hội: Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đặt ra các khoa học xã hội trên nền tảng khoa học vững chắc, đẩy lùi các quan điểm duy tâm và siêu hình trong nhận thức về lịch sử- xã hội. Với lĩnh vực quân sự vô sản, chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trực tiếp cho khoa học quân sự, góp phần vào việc hình thành phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ cách mạng và cán bộ quân đội để họ nâng cao trình độ và là vũ khí tinh thần sắc bén để họ đấu tranh tư tưởng và lý luận. Trong nhận thức thời đại hiện nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở khoa học để qua đó nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại với các vấn đề như bản chất, mâu thuẫn, sự vận động,….của chủ nghĩa tư bản.

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Những phạm trù và quy luật đó phản ánh những mặt và những mối liên hệ cơ bản, tất yếu, khách quan của đời sống xã hội như quan hệ tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì kéo theo đó là các tư tưởng và lý luận xã hội, các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học cũng thay đổi theo,….Song, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. CNDVLS đã không dừng lại ở việc lý giải nguyên lý chung về mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức xã hội mà còn phân tích kết cấu của xã hội, xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố cấu thành xã hội và xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố đó hình thành học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội.

Học thuyết giá trị thặng dư 1. Giá trị thặng dư là gì?

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình. Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng(*), công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư. Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động).

Bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư

Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân 1. Hiểu thế nào về giai cấp công nhân ?

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử là sự tổng quát của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, nghèo nàn, lạc hậu xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị – xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.

Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Kết luận: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hơn nữa, do điều kiện làm việc và điều kiện sống chủ yếu là ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn, nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp lực lượng, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được trang bị bởi lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác-Lênin và là lực lượng đi đầu trong mọi phong trào cách mạng xoá bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tiến bộ vì hạnh phúc của con người.Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất bởi vì lợi ích của họ mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.

TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Hoàn cảnh ra đời của tuyên ngôn

Hơn nữa, vì mục tiêu lợi nhuận, giai cấp tư sản ở các nước phải liên kết với nhau trên phạm vi quốc tế. Do vậy, muốn chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ở các nước phải đoàn kết lại tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ và trở thành lực lượng quốc tế hùng mạnh.

Nội dung

Ăngghen vạch rừ bản chất đích thực của chủ nghĩa tư bản; những quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục trong lòng xã hội tư bản; phân tích sâu sắc lịch sử các cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình của giai cấp vô sản; trên cơ sở đó, chứng minh xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội mà chính chủ nghĩa tư bản, về khách quan, đã và đang chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành của nó. Khẩu hiệu trong cương lĩnh đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới không những công khai tuyên bố tính chất quốc tế và kêu gọi tình đoàn kết của cách mạng vô sản, mà còn là ngọn cờ dẫn dắt ý chí và hành động trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của giai cấp công nhân các nước chống lại sự áp bức, nô dịch của giai cấp tư sản, đồng thời thúc đẩy tiến trình phát triển của cách mạng thế giới chuyển biến cả về lượng và chất. Tính cách mạng triệt để của nó là ở chỗ, lần đầu tiên những người cộng sản - hạt nhân tiên tiến nhất của giai cấp công nhân - trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về quan điểm, mục đích, biện pháp của mình để đập tan câu chuyện hoang đường về “bóng ma cộng sản”, cùng mọi luận điệu xuyên tạc, công kích chủ nghĩa cộng sản của các thế lực phản động, cơ hội, xét lại.

Vận dụng những tư tưởng trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Rừ ràng, lý tưởng của “Tuyờn ngụn của Đảng Cộng sản” đó tỏc động sâu sắc đến tiến trình phát triển của cách mạng thế giới, thúc đẩy lịch sử nhân loại phát triển theo chiều hướng khách quan là hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, nhân đạo, phù hợp với bản chất con người. Điều đó một lần nữa khẳng định, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, những nguyên lý cơ bản đã được trình bày trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn là ánh sáng soi đường cho Đảng ta, dân tộc ta tiến tới thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.[6]. Bên cạnh đó, người đồng sáng lập hết sức khiêm nhường Ph.Ăngghen cũng đã để lại những dấu ấn không thể thay thế, V.I.Lênin cho rắng Ph.Ăngghen là bó đuốc sáng ngời trong những trí tuệ anh minh, là một trái tim vĩ đại trong những trái tim nhân loại: “Muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của C.Mác là Ph.Ăngghen.