MỤC LỤC
Ở độ tuổi này, trẻ định hướng tốt trong giao tiếp, trẻ đã biết nhìn những biểu hiện cảm xúc bên ngoài của các bạn khác như hào hứng, vui vẻ khi trao đổi với nhau, khi phát hiện ra điều gì đó mới lạ, từ đó trẻ cũng tự trao đổi với những bạn khác, với giáo viên và với mọi người xung quanh dựa vào những cảm xúc đó, trẻ có thể hiểu ý kiến của mình đúng hay sai. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó mà thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp.
Kỹ năng định vị không chỉ là khả năng biết chính xác vị trí của mình trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của người khác để khiến cho đối tượng giao tiếp vui vẻ, thoải mái và thích giao tiếp với mình vào quá trình giao tiếp được thuận lợi mà còn có khả năng biết xác định không gian và thời gian giao tiếp. Thứ hai, chủ đề chơi trong TC ĐVTCĐ thường tập trung vào những mối quan hệ phổ biến, thường nhật trong đời sống, rất gần gũi với trẻ nên trẻ có nhiều cơ hội được chơi lại - được trải nghiệm trò chơi - được lặp đi lặp lại những khuôn mẫu hành vi theo chuẩn đã được người lớn (nhà giáo dục) hướng dẫn.
Ngược lại, những trẻ sống thu mình, khép kín, rụt rè thì quá trình giao tiếp diễn ra khó khăn hơn, trẻ thường bị các bạn xa lánh, không chơi cùng, trẻ thường bị động khi tham gia các vai chơi, không sôi nổi, tự tin khi giao tiếp với các bạn cùng chơi, từ đó làm cho quá trình giao tiếp bị trì truệ không hiệu quả, không tiếp thu được kiến thức cũng như KNGT. Làm rừ đặc điểm, cấu trỳc và vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ và nội dung rèn luyện KNGT thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Trường gồm có: 9 phòng học, không gian được thiết kế mở với các phòng học gắn liền như thông với nhau thư viện máy tính …đầy đủ các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy. Môi trường sư phạm của trường xanh, sạch, đẹp, có sân cho trẻ tập thể dục buổi sáng, có khu vui chơi, các lớp đều có góc thiên nhiên, có thùng rác công cộng để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ.
28 Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi cho rằng hầu hết giáo viên thấy được ý nghĩa của việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ, song với các quan điểm khác nhau về ý nghĩa điều đó cũng thấy giáo viên chưa thật sự hiểu đúng và đầy đủ về ý nghĩa của việc rèn luyện KNGT, giáo viên chỉ thấy được ý nghĩa ở một khía cạnh, điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ra mục tiêu chung cho trẻ trong quá trình rèn luyện KNGT. Qua chương này, tụi đó làm rừ thực trạng việc rốn luyện KNGT cho trẻ qua việc điều tra đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, trò chuyện cùng các em để tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến KNGT của trẻ cũng như mức độ nhận thức, mối quan tâm của đội ngũ giáo viên, nhà trường trong vấn đề rèn luyện KNGT cho trẻ, thực trạng mức độ rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ, việc lập kế hoạch và chuẩn bị đồ dùng khi tổ chức TC ĐVTCĐ nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ cũng như các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua TC ĐVTCĐ và những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tiến hành tổ chức TC ĐVTCĐ nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ, bên cạnh đú làm rừ mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giỏo Sao Biển, từ đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng.
+ Quá trình chơi: trong quá trình trẻ chơi thì nhiệm vụ của giáo viên là quan sát các trẻ thực hiện trò chơi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết; tạo tình huống giúp trẻ bày tỏ cảm xúc và hành vi có văn hóa, hướng dẫn trẻ chơi đồng thời giúp trẻ rèn luyện KNGT, giáo viên không nên áp đặt khi can thiệp mà phải tôn trọng nhiều nhất với ý kiến của trẻ; giáo viên chỉ hướng dẫn trẻ ở những trò chơi mới lạ, khi trẻ chơi quen cô rút lui để trẻ tự tổ chức, điều khiển trò chơi; giáo viên theo dừi quỏ trỡnh chơi của trẻ và để phỏt huy vai trũ giỏo dục của trũ chơi, hoặc để đổi vai chơi cho trẻ. Chẳng hạn như khi trẻ chưa biết về một mối quan hệ nào đó, chưa biết những đồ vật cần có khi thực hiện hoạt động đó mà giáo viên chỉ nói rất nhanh, rất khái quát trong phần đầu và phần tạo hứng thú chơi cho trẻ thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chơi, ở đây giáo viên cần mô phỏng lại hoạt động đó, song việc mô phỏng phải trực quan – khi đó nếu có vật thật, có hình ảnh sống động (video về hoạt động thực) thì trẻ sẽ được trải nghiệm và sẽ tiến hành chơi và rèn kỹ năng thuận lợi. Ngoài những cuộc họp phụ huynh hoặc những cuộc tiếp xúc với cha mẹ trẻ được tổ chức định kỳ để thông báo những vấn đề chung trong kế hoạch giáo dục trẻ, giáo viên có thể tổ chức những cuộc tiếp xúc thường xuyên với cha mẹ trẻ trong khoảng thời gian ngắn nhưng mang tính kế hoạch cao (Ví dụ: Có thể tổ chức những cuộc tiếp xúc gần thời gian đón hoặc trả trẻ; trao đổi một chủ đề ngắn gọn hoặc thông tin cho phụ huynh biết mục tiêu, nội dung, biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ,…) nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ; đồng thời có thể khai thác được những tiềm năng của gia đình trong sự nghiệp chung - sự nghiệp giáo dục trẻ.
+ Tích cực trao đổi với giáo viên những thông tin về quá trình học tập, vui chơi và sinh hoạt của con mình ở trường và chia sẻ với giáo viên những thông tin về đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ trong các hoạt động sinh hoạt và vui chơi giải trí ở gia đình mỗi khi đưa đón trẻ. Ở các vùng nông thôn, nhiều bậc cha mẹ thường rất thờ ơ với những thông tin giáo dục ở trường của con em mình, họ thường phó mặc việc giáo dục trẻ trong khoảng thời gian ở trường cho giáo viên, và xem việc giáo dục ở trường và ở nhà là biệt lập; thậm chí nhiều phụ huynh còn xem việc gửi con tới trường như là nhờ một người trông giúp trẻ trong khoảng thời gian mình đi làm và hôm nào rảnh ở nhà thì cho con nghỉ học, họ chưa ý thức được sâu sắc tầm quan trọng của bậc giáo dục mầm non. Trên cơ sở đó biết huy động các nguồn lực của các gia đình nhằm trợ giúp cho nhà trường làm tốt hơn việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ, cũng như việc thực hiện kế hoạch giáo dục toàn diện cho trẻ.
- Trẻ tích cực rèn luyện KNGT với hình thức vận dụng phương pháp rèn luyện KNGT (phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, tạo tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc, giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi, mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi, xây dựng kế hoạch tổ chức TC ĐVTCĐ….) dưới sự hướng dẫn của cô. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng trong khi áp dụng các biện pháp hầu hết trẻ ở nhóm TN đã có sự tiến bộ vượt bậc, trẻ đã nhận biết được các dấu hiệu bên ngoài như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, hành vi, lời nói tốt hơn, trẻ biết điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp tốt hơn, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp, biết đồng cảm và chia sẽ hơn. Trẻ tham gia trò chơi một cách tích cực, mạnh dạn đảm nhận vai chơi, chủ động tham gia giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ hình thể tốt hơn, kỹ năng đọc nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói… của đối tượng giao tiếp tốt hơn, chính xác hơn, trẻ biết hướng đối tượng vào nội dung giao tiếp, biết tạo ra các cảm xúc tích cực từ đối tượng giao tiếp.