MỤC LỤC
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu ứng LBD và năng suất của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng suất của doanh nghiệp. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra những hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cải thiện và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khi có những thay đổi về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất mà nguyên nhân không xuất phát từ chính các yếu tố đầu vào đó, thì sự thay đổi đó rất có khả năng là hệ quả của sự hiệu quả (tiến bộ) từ sự thay đổi quy trình làm việc theo thời gian. Trường phái phi tuyến tính trong việc ước tính đường cong học hỏi hữu ích vì nó có thể dự tính đầy đủ tỷ lệ tiến bộ công nghệ dài hạn hàng năm và đồng thời cung cấp một khuôn khổ hợp lý cho việc dự đoán phương hướng tương lai cho công tác dự báo công nghệ (Karaoz & Albeni, 2005).
Hay nói một cách khác, mô hình LBD là rò rỉ (khuếch tán) kiến thức: đó là các công ty có xu hướng mô phỏng những cải tiến đạt được của các công ty khác, vì vậy tất cả họ đều được hưởng lợi từ kinh nghiệm tích lũy của nhau hay gọi là hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects). Lưu ý rằng, giả định về tính lan tỏa kiến thức là rất quan trọng để mô hình phù hợp với cạnh tranh hoàn hảo: nếu kiến thức đƣợc tạo ra không bị rò rỉ, công ty tích lũy vốn sẽ có năng suất cao hơn so với đối. Nhƣ đã đề cập, kiến thức mà mỗi công ty có đƣợc thông qua việc học hỏi và sẽ tràn ra cho tất cả các công ty khác, nhƣng đồng thời công ty này cũng được hưởng lợi từ kiến thức mà các công ty sau này tạo ra trong quá trình học hỏi.
Một nền kinh tế thuộc dạng AK luôn ở trạng thái dừng, do đó nền kinh tế không có bất kỳ động lực nào đối với trạng thái cân bằng dài hạn, tức là trạng thái cân bằng dài hạn và cân bằng ngắn hạn giống nhau trong hệ thống kinh tế này.
Cùng nghiên cứu chủ đề ảnh hưởng của LBD đến năng suất tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và cho ra kết quả tích cực nhƣng Cucculelli và cộng sự (2014), Lasagni và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu doanh nghiệp với bộ dữ liệu khác của Ý từ năm 1998 đến 2007. Thu thập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Amadeus, nhóm tác giả Levine và Warusawitharana (2016) cho thấy LBD có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng năng suất của những doanh nghiệp trong mẫu trong trường hợp đòn bẩy theo giá trị sổ sách đã được điều chỉnh theo ngành và việc nắm giữ tiền mặt đã điều chỉnh theo ngành. Một nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm này là Kreuser và Newman (2018), nhóm tác giả nghiên cứu dữ liệu doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Nam Phi từ 2010-2013 còn cho rằng quy mô doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu và các chính sách (ƣu đãi thuế R&D, chi tiêu R&D, tỷ lệ vốn trên lao động và số tiền đƣợc chiết khấu thông quan thỏa thuận học hỏi) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất.
Từ đó, đề tài tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây theo 4 trường phái: hiệu ứng LBD tác động tích cực đến năng suất, hiệu ứng LBD tác động tiêu cực đến năng suất, hiệu ứng LBD không tác động đến năng suất và cuối cùng là LBD có mối quan hệ chữ U ngƣợc đến năng suất nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết để nghiên cứu.
Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu hoạt động trong nhiều ngành sản xuất khác nhau và do đó, các tác động khác nhau của chúng lên kết quả đƣợc ghi lại thông qua hồi quy hiệu ứng hỗn hợp. Vốn và sản lƣợng của doanh nghiệp đƣợc thể hiện bằng tài sản cố định và doanh thu thuần đƣợc tính lại trên chỉ số giá sản xuất năm 2010 (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2019). Việc áp dụng bộ dữ liệu của các công ty niêm yết giúp vốn cổ phần và lao động không bị chệch do các sai số thống kê thường xảy ra vì thu nhập hỗn hợp đóng góp của vốn và lao động của các hộ gia đình, và thu nhập trong khu vực công gần như không được đo lường chính xác (Karabarbounis & Neiman, 2014).
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại Chương 2, trong Chương 3 đề tài thu thập và xử lý dữ liệu các biến nghiên cứu (số lượng lao động, tài sản cố định trên chỉ số giá sản xuất, doanh thu thuần trên chỉ số giá sản xuất, số năm doanh nghiệp thành lập và PPI) của 227 doanh nghiệp niệm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Điều này được chứng minh thông qua các kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 5, trong đó có sự khác biệt không đáng kể giữa các phân phối hậu nghiệm: giá trị trung bình hậu nghiệm, MCSE và khoảng đáng tin cậy của biến LBD khi giá trị trung bình phân phối tiên nghiệm đƣợc điều chỉnh theo từ -0,5 đến 0,5 với một khoảng cách đều là 0,1. Nhƣng khi lấy mẫu MCMC thực tế, các kết quả liên kế nhau không độc lập, điều này làm cho các quá trình thực tế hội tụ chậm hơn so với quá trình Monte Carlo lý tưởng. Vì vậy, nếu muốn có các chuỗi pha trộn tốt để giảm việc phí tổn thời gian và quan trọng hơn, đề tài mong muốn có một mẫu đại diện từ phân phối hậu nghiệm biên.
Đối với tất cả các tham số mô hình, đồ thị là hợp lý về điều kiện hội tụ vì các đường Cusum có dao động lên xuống không đều giống hình răng cƣa, không mƣợt, điều này chắc chắn cho thấy sự hội tụ của các chuỗi Markov.
Trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng nhƣ Việt Nam, các doanh nghiệp đạt đƣợc sự gia tăng cùng nhau/ nhƣ nhau trong quá trình LBD và năng suất. Kết quả mô phỏng hậu nghiệm cho thấy, các khoảng đáng tin cậy của các biến quan sát không chứa giá trị 0; hay nói một cách khác, biến học hỏi trong công việc cũng nhƣ các biến còn lại đều tác động tích cực đến năng suất ở các khoảng tin cậy dương khác nhau. Kết quả kiểm tra tính vững tại các lựa chọn tiên nghiệm đƣợc điều chỉnh từ -0.5 đến 0.5 với khoảng cách chẵn 0.1 chỉ ra các phân phối hậu nghiệm, giá trị trung bình hậu nghiệm, sai số chuẩn Monte-Carlo và khoảng tin cậy của LBD không có sự khác biệt đáng kể.
Đối với tất cả tham số trong mô hình, đồ thị thể hiện sự hợp lý về điều kiện hội tụ thông qua đường cong Cusum và kích thước mẫu hiệu quả, điều này cho thấy sự hội tụ của các chuỗi Markov.
Vì vậy, tích lũy vốn kiến thức từ các doanh nghiệp cùng ngành, tiếp thu kinh nghiệm vận hành công nghệ, sản phẩm mới từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước là điều cần thiết và nâng cao năng suất doanh nghiệp nhanh chóng. Tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài để thuận lợi hơn trong nắm bắt tiêu chuẩn, kỹ thuật mới, tiếp cận tri thức và công nghệ mới, tức là đạt đƣợc sự lan tỏa công nghệ từ các công ty khác. Thứ tư, đầu tư nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng một cách xứng đáng Ngoài việc đầu tƣ vốn vào công nghệ bằng cách mua máy móc mới thì đầu tƣ nghiên cứu khoa học để sử dụng máy móc và nhân lực hiệu quả cũng là một cách nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Đồng thời, một môi trường cạnh tranh công bằng thì vốn kiến thức của từng doanh nghiệp sẽ cùng đƣợc lan tỏa đến vốn kiến thức chung thì các doanh nghiệp cùng ngành đều đƣợc sử dụng một cách công bằng, giúp các doanh nghiệp cùng phát triển.
Các chính sách, luật liên quan đến lao động sẽ bảo vệ quyền lợi, lợi ích và các quyền khác của người lao động cũng như bảo về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lƣợng và tiến bộ trong lao động, sản xuất dịch vụ, hiệu quả sử dụng và quản lý lao động góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vì mức độ cạnh tranh và lôi kéo nhân lực của các đối thủ cạnh tranh với những cơ chế tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ làm cho việc đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các chiến lƣợc phát triển trong ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn lực về vốn để đầu tƣ vào công nghệ kỹ thuật mới, tạo ra kiến thức mới để nâng cao năng suất và phát triển doanh nghiệp nhanh chóng.
Từ kết quả nghiên cứu và thực tế doanh nghiệp cũng nhƣ kinh tế tại Việt Nam, Chương 5 đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành sản xuất thông qua việc thúc đẩy người lao động tích lũy vốn nhân lực bằng nhiều cách, bao gồm cả việc học bằng mọi hình thức.