Các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Pháp luật đại cương

MỤC LỤC

Ý nghĩa của quy định có hiệu lực của di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản cho người khác sau khi mất. Việc lập di chúc cốt yếu là để ghi lại tâm nguyện, dặn dò của người lập di chúc lúc còn sống, truyền đạt cho người thân biết được ý chí nguyện vọng của họ sau khi mất như cách thức an tán, nơi an tán, không cho phép chuyển nhượng hay bán tài sản mang ý nghĩa tinh thần. Ngoài việc thể hiện được ý nguyện lúc còn sống của người lập di chúc, di chúc còn là cơ sở nhằm phân chia tài sản họ để lại một cách nhanh chóng, tránh phát sinh tranh chấp giữa những người mà họ yêu quý, đồng thời đảm bảo công bằng trong việc thừa kế di sản.

Chính vì tầm quan trọng của di chúc đối với người lập di chúc và người thừa kế, mà các quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lập di chúc cũng như những người thừa kế theo di chúc. Đặc biệt, dù là người đã đủ 15 tuổi hay chưa đủ 15 tuổi thì khi lập di chúc, họ đều minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, hay cưỡng ép, đe dọa lúc lập di chúc. Quy định này nhằm đảm bảo nguyện vọng của người chủ sở hữu tài sản trong việc định đoạt tài sản trước khi chết được phản ánh chân thực nhất thông qua di chúc đã được lập.

Nội dung di chúc sẽ không thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của người lập di chúc nếu người lập di chúc không đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện việc lập di chúc hay bị người khác ép buộc, gây áp lực trong việc định đoạt tài sản của chính họ trước khi chết.

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU KIỆN Cể HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC

    Tại bản tự khai ngày 20/10/2015 và quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Phú C trình bày: Khi các anh em của anh lập gia đình đã được cha mẹ phân chia đất, còn lại thửa 538, 539 lúc mẹ anh còn sống đã cho anh Nguyễn Thành L canh tác sử dụng đến nay. Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 48, khoản 2 Điều 6 của Luật công chứng năm 2006 về công chứng di chúc và khoản 3 Điều 650, khoản 1 Điều 653 của Bộ luật Dân sự thì bản di chúc của bà X được lập là hợp pháp và văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh. Cụ thể, cần có những quy định: (1) Yêu cầu người đại diện cho Pháp luật cần có hiểu biết đầy đủ và chính xác về luật khi tư vấn hoặc khi thực hiện các thủ tục pháp lý cho người dân; (2) Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc ngay khi di chúc được lập nên.Nhằm giảm những trường hợp đáng tiếc như trên diễn ra.

    Ông C không chấp nhận chia thừa kế theo Di chúc ngày 20-02-2013, di chúc này không hợp pháp vì: Trước đây Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã xét xử phúc thẩm, tuyên bố tất cả các văn bản công chứng có liên quan đến cụ G là vô hiệu; di chúc có dấu hiệu bị cưỡng ép; cụ G không biết chữ, không đủ sức khỏe khi lập di chúc nhưng không có người làm chứng. Ở đây, tuy có nhiều lập luận cho rằng di chúc của cụ G không đủ điều kiện để trở nên hợp pháp như việc chữ kí của cụ G trong đơn xin đăng kí quyền sử dụng ruộng đất là do ông C kí và điều này cũng được xác nhận là chính xác dẫn đến nghi ngờ liệu rằng cụ có biết chữ hay không. Tại các bản tự khai và quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, bị đơn bà Nguyễn Thị H1, bà Vũ Thị H2, ông Nguyễn Văn A, bà Nguyễn Thị Thúy T đều trình bày thống nhất với lời khai của ông Đ về việc nhận nuôi con nuôi của cụ Đ1, cụ T1, ngày cụ Đ1, cụ T1 chết và di sản của các cụ để lại.

    Về nội dung: Biên bản họp gia đình ngày 13-02- 2005 có mặt cụ Đ1 , cụ T1 và các con, tuy hình thức không đảm bảo theo quy định của pháp luật, nhưng cần xem đây là bản di chúc của các cụ để lại nhằm định đoạt khối tài sản của mình làm nơi thờ cúng sau khi qua đời là chính đáng, phù hợp thuần phong mỹ tục và tín ngưỡng của người Việt. Tại phiên toà phúc thẩm: Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, các đương sự không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, người kháng cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và trình bày: Năm 2005 có việc họp gia đình, nhưng chỉ có cụ Đ1 ký biên bản, còn cụ T1, bà H1 không ký. Vì vậy, Biên bản họp gia đình năm 2005 không phải là di chúc, cũng không có giá trị để thực hiện, đề nghị Toà án không chấp nhận yêu cầu của ông Đ mà công nhận quyền sở hữu chung nhà đất cho 4 anh em để sử dụng vào việc thờ cúng bố mẹ.

    Theo biên bản họp thể hiện ý chí cụ Đ1 và cụ T1 là, khi các cụ còn sống giao nhà đất cho vợ chồng ông Đ sở hữu làm nơi thờ cúng, còn khi các cụ qua đời thì giao cho vợ chồng ông Đ toàn quyền sở hữu, định đoạt, không có điều kiện gì, ý chí đó hoàn toàn phù hợp với pháp luật. Đồng thời, qua diễn biến tại phiên toà vào ngày 22-8- 2018 các bị đơn đã ký biên bản thoả thuận giao nhà đất cho ông Đ sở hữu để nhận số tiền 1,4 tỷ, chứng tỏ các bị đơn có ý định bán nhà đất, không phải mục đích muốn giữ lại làm nơi thờ cúng như đơn kháng cáo. Việc cấp sơ thẩm coi biên bản họp gia đình là di chúc hợp pháp của cụ Đ1 là không đúng bởi: Buổi họp nhằm thảo luận bán căn nhà cấp bốn để lấy tiền chi tiêu, chưa phải buổi họp cuối cùng với mục đích lập di chúc định đoạt tài sản sau khi chết.

    Biên bản họp gia đình nếu mục đích là lập di chúc hoặc xác định là văn bản họp cuối cùng nhằm định đoạt đối với di sản của cụ Đ1, cụ T1 sau khi chết thì không thể nào cụ Đ1, cụ T1 và các thành viên gia đình chỉ viết 1 bản duy nhất, không niêm phong bảo quản. Cụ Đ1, cụ T1 không quản lý biên bản, không ký từng trang như quy định tại khoản 2 Điều 653 BLDS năm 2005, không yêu cầu những người có mặt phải ký đầy đủ, sau đó cũng không đề nghị chính quyền xác nhận để có giá trị pháp lý, không gửi giữ di chúc, mà lại để cho chính người trực tiếp viết biên bản và thông qua biên bản quản lý, dẫn đến có việc sau đó biên bản bị sửa chữa, viết thêm nội dung hay không đến nay không đủ căn cứ để kết luận. Hơn nữa, do có nhiều cách hiểu khác nhau, phải giải thích di chúc của cụ Đ1, cụ T1 , cho đến nay những người thừa kế của cụ Đ1, cụ T1 không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì phải coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật theo Điều 673 BLDS 2005, không thể nào vừa xác định di sản để làm nơi thờ cúng lại vừa giao quyền sở hữu cho ông Đ như Bản án sơ thẩm được.

    Ông Vũ Xuân Đ, ông Nguyễn Văn A, bà Nguyễn Thị H1, bà Vũ Thị H2 có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Bản án và nếu có thực hiện việc đền bù đối với diện tích 18m2 đất đã thu hồi để làm đường thì ông Đ, ông A, bà H1, bà H2 có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải phóng mặt bằng để được giải quyết quyền lợi;. Quyết đinh cuối cùng của tòa án khi không công nhận biên bản họp gia đình là di chúc hợp pháp của cụ Đ1 là hoàn toàn có căn cứ và vô cùng chính xác về mặt pháp lí khi mà biên bản họp ấy không đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một di chúc có hiệu lực.