Quản lý hiệu quả kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí hóa chất 13

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý kinh doanh VLNCN tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp hiểu đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY

Một số lý luận cơ bản về quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của công ty

    Không có một kế hoạch kinh doanh VLNCN tốt thì các cấp quản lý của công ty không thể xác định chính xác mục tiêu mà mình muốn đạt được và cách thức cần làm để đạt được mục tiêu kinh doanh bởi kế hoạch kinh doanh VLNCN tạo ra khuôn khổ và xác lập đường hướng chung qua đó mọi chủ thể liên quan đến kinh doanh VLNCN hành động tự giác, chủ động và thống nhất về kinh doanh VLNCN của công ty. Quy định kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm VLNCN của công ty, quá trình, môi trường phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

    Một số cơ sở pháp lý của quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của công ty

    Khi nói đến đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh VLNCN của công ty thì năng lực là vấn đề quan trọng bởi năng lực của đội ngũ cán bộ sẽ quyết định đến việc thực hiện tốt hay không tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của công ty. Thực vậy, cán bộ quản lý kinh doanh VLNCN là những người hiểu rừ và thi hành phỏp luật về quản lý kinh doanh VLNCN, đồng thời họ là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch Quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của công ty.

    Kinh nghiệm quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của một số công ty và bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa

    Thông qua những phân tích kinh nghiệm về việc quản lý kinh doanh vật liệu nổ từ một số đơn vị ta thấy để thành công trong việc quản lý kinh doanh vật liệu nổ, điểm mấu chốt đó là việc xây dựng các phương án chiến lược từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh, kiểm tra, giám sát kinh doanh VLNCN. Thứ hai, quan tâm đến nguồn nhân lực tại công ty, vì con người là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển của công ty, do vậy cần có các chính sách, xây dựng các chiến lược đào tạo, giáo dục, huấn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm công tác, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH

    Khát quát về Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13 và tình hình kinh doanh vật liệu nổ tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa

    VLNCN luôn là mặt hàng sản xuất kinh tế chủ lực của Nhà máy Z113, có đóng góp đáng kể trong doanh thu sản xuất kinh tế cũng như tổng doanh thu của đơn vị, chiếm tỷ trọng tương đối lớn, từ 36,6÷54,9% tổng doanh thu của đơn vị. Nhà máy Z113 đã đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ các quy định về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho người lao động, nộp ngân sách năm 2023 bằng 34%, thu nhập bình quân gấp hơn 1,3 lần so với năm 2021.

    Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z113 giai đoạn  2021-2023
    Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z113 giai đoạn 2021-2023

    Phân tích thực trạng quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13

    Đồng thời, Nhà máy Z113 xây dựng kế hoạch kinh doanh VLNCN dựa trên chiến lược phát triển với tinh thần: Phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có (thiết bị, dây chuyền, nhân lực, công nghệ…) và sự định hướng, tạo điều kiện của Bộ Quốc phòng, Tổng cục CNQP, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm duy trì thị phần tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Tích cực nghiên cứu, đề xuất đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ theo hướng tự động hóa, thân thiện với môi trường, cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh; Tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng kích thước, bao gói sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng (nhất là các sản phẩm thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao) nhằm mục tiêu giữ vững thị phần tiêu thụ trong nước (tổng sản lượng và giá trị doanh thu), từng bước tăng sản phẩm thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài; Kế hoạch sản lượng vật liệu nổ xuất khẩu tập trung ở 02 sản phẩm (thuốc nổ TNT và thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao). Nhà máy Z113 mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh chủ yếu của hai đơn vị là: Tổng Công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng và Tổng Công ty hóa chất mỏ Vinacomin vì tính chất đặc thù của các sản phẩm khi bán ra thị trường thì cũng chỉ có hai Tổng Công ty trên tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Z113, chính vì vậy sản phẩm của Nhà máy Z113 bán ra luôn phụ thuộc vào hai Tổng Công ty trên và bản thân Nhà máy Z113 cũng là khách hàng của hai Tổng Công ty.

    Bảng 2.3. Kết quả sản lƣợng, giá trị sản xuất VLNCN giai đoạn 2021-2023
    Bảng 2.3. Kết quả sản lƣợng, giá trị sản xuất VLNCN giai đoạn 2021-2023

    Phân tích thực trạng công cụ quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13

    Làn sóng dịch Covid thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4 năm 2022 và diễn biến phức tạp, lưu thông hàng hoá khó khăn, phát sinh thời gian và chi phí; Rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu; Tài chính của nhiều khách hàng gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ mất an toàn trong thanh toán, mức tiêu dùng xã hội giảm sâu; Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, làm tăng mạnh chi phí sản xuất; Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ thất thường đặc biệt là các khu vực có sản lượng tiêu thụ VLNCN lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z113. Tham gia thị trường cung cấp TCTN và VLNCN đến nay, Nhà máy Z113 đã có quan hệ hợp tác nhiều mặt, sâu rộng với trên 30 đối tác trải nhiều khu vực kinh tế sôi động trên thế giới, từ khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Đông Nam Á (Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Lào, Campuchia, Thailand), Châu Úc (Australia, New Zealand), Nam Á (Pakistan), Châu Phi (Ghana, Togo, Nigeria, Djibuti, Etiopia, Congo, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea), mối quan hệ này phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, giá trị xuất khẩu hàng hoá.

    Bảng 2.11. Cách thức trả thù lao cho nhân viên bán hàng  Cách
    Bảng 2.11. Cách thức trả thù lao cho nhân viên bán hàng Cách

    Đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13

    - Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất VLNCN còn phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu nên có thời điểm Nhà máy Z113 không thể chủ động đáp ứng bán thành phẩm cho sản xuất (nhất là trong thời kỳ trước – trong – sau bùng phát của đại dịch Covid-19), ảnh hưởng đến tiến độ đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với nhóm sản phẩm VLNCN phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí: Hiện nay Việt Nam chưa chủ động sản xuất được, chủ yếu các nhà thầu dầu khí nhập khẩu qua Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng, hiện chỉ có 01 dây chuyền sản xuất đạn bắn vỉa dầu khí (sản phẩm VLNCN công nghệ cao) đang được Viện Thuốc phóng thuốc nổ sản xuất thử nghiệm với công suất thiết kế là 104.000 viên/năm (vì lý do nhu cầu trong nước không lớn, mấy năm qua tiêu thụ VLNCN dầu khí giảm mạnh nên đầu tư để sản xuất sẽ không hiệu quả).

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

    Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13

    Thứ ba, hoàn thiện quản lý kinh doanh VLNCN của Nhà máy hướng tới việc không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đáp ứng đủ chủng loại VLNCN cho thị trường trong nước đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thuốc nổ TNT; Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục CNQP, hai Nhà máy Z113 để chào hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu thị trường xuất khẩu thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao; ưu tiên tăng sản lượng sản xuất VLNCN năng lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường. Thứ năm, hoàn thiện quản lý kinh doanh VLNCN của Nhà máy hướng tới chủ động tiếp cận, đầu tư nâng cấp đồng bộ các dây chuyền sản xuất phát triển theo hướng áp dụng công nghệ số, hướng tới nhà xưởng thông minh, đồng thời đổi mới, nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận chuyển, thiết bị thử nghiệm, thiết bị phòng cháy…).

    Một số giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13

    Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới dây chuyền sản xuất thuốc nổ được đã cũ, lạc hậu, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị đã hết khấu hao sử dụng, công nghệ sản xuất cũ, năng suất, chất lượng sản phẩm có thời điểm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, cụ thể: Xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại, liên hoàn, khép kín, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định; Đưa vào sử dụng các trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại (Nhà máy Z113 tự nghiên cứu phát triển và tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ từ các đối tác trong và ngoài nước). Nghiên cứu thị trường ngoài nước chủ yếu là mở rộng thị trường nhập khẩu, lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, nắm bắt các thông tin cơ bản của các mặt hàng mà Nhà máy Z113 có ý định nhập khẩu như: nước nào sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả… Thị trường ngoài nước đối với Nhà máy Z113 là nơi cung cấp nguyên vật liệu và cả sản phẩm thuốc nổ vì thế việc nắm chắc các thông tin về thị trường này sẽ giúp Nhà máy Z113 đề ra được các quyết định đúng đắn, chính xác.

    Một số kiến nghị

    Trên thị trường thế giới, đối thủ cạnh tranh cũng đã thay đổi, ngày càng mạnh lên, sở hữu nền tảng số hóa cho phép họ có thể triển khai vận hành hiệu quả nhanh hơn, tiết kiệm hơn, chất lượng hơn. Thường xuyên bố trí cán bộ đi học các lớp chuyên sâu, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyển đổi số, đảm bảo cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy Z113 sẽ nắm bắt, vận hành thành thục, ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.