Đề án cải thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Mục tiêu

Đề án đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, đánh giá những thành công đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân.

Quy trình và phương pháp thực hiện đề tài

Để phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện, tác giả sẽ dựa trên việc thu thập số liệu từ các nguồn như: Thu thập các số liệu liên quan đến thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể huyện Sơn Dương tại các cơ quan chuyên ngành của huyện; Các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Sơn Dương về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về việc giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị cơ quan trong toàn huyện. Các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước về thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật thuế, Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật NSNN, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định và các văn bản quản lý của địa phương, các dữ liệu thống kê tình hình ngân sách địa phương….

Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện đề án
Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện đề án

Kết cấu của đề án

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể huyện Sơn Dương qua các năm. + Phương pháp quy nạp diễn dịch: Tác giả sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về thực trạng ở địa phương và từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

Một số lý luận cơ bản về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn cấp huyện

    Lập kế hoạch thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể cần phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chủ yếu sau: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; văn bản của Uỷ ban nhân dân huyện về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và kê khai ngân sách địa phương; các văn bản về lập kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, kê khai ngân sách địa phương; số kiểm tra kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của Bộ Tài chính. Đồng thời, ngành thuế còn chịu sự chỉ đạo song trùng (ngành dọc và chính quyền địa phương) tạo điều kiện cho ngành thuế thực hiện tốt chức năng của mình. Thực hiện thu thuế a) Kê khai thuế. Đội thuế liên xã tổng hợp các biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường, tổng hợp ý kiến hộ kinh doanh phản hồi khi niêm yết công khai về doanh. thu và tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh, làm cơ sở điều chỉnh tiền thuế khi duyệt Sổ bộ cho phù hợp. Lãnh đạo chi cục chủ trì tổ chức cuộc họp với đội Kê khai kế toán thuế, đội thuế liên xã để duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm. Đội Kê khai kế toán thuế thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp theo kết quả họp duyệt bộ và lập sổ bộ thuế, trình lãnh đạo Chi cục ký duyệt. - Công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế. Các hộ KDCT sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế. Các hộ mới kinh doanh lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Các hộ trước đó đã được cấp mã số thuế nhưng nghỉ kinh doanh dài hạn, sau đó lại ra kinh doanh lại vẫn phải thực hiện đăng ký nộp thuế lại với cơ quan thuế, nhưng không cấp mã số thuế mới. Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và hội đồng tư vấn thuế của các xã, thị trấn để điều tra số. hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để nắm bắt tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh. Kịp thời cập nhật số hộ mới ra kinh doanh, số hộ nghỉ kinh doanh, số hộ di chuyển địa điểm kinh doanh..để đôn đốc đăng ký thuế. Đối với hộ mới ra kinh doanh, đội thuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách kê khai để người nộp thuế kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế. Đội thuế có trách nhiệm nhận tờ khai đăng ký thuế của người nộp thuế. Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với người nộp thuế chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi. Qua kiểm tra tờ khai đăng ký thuế, nếu phát hiện người nộp thuế chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh thì đề nghị. người nộp thuế lập thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử phạt hành chính. Đối với hộ mới ra kinh doanh lần đầu thì các Đội thuế lập bảng kê kèm theo tờ khai chuyển về đội Kê khai kế toán thuế soát xét lại trước khi cấp mã số thuế. Đối với các tờ khai đăng ký thuế đã có mã số thuế thì đội Kê khai kế toán thuế ghi bổ sung sổ danh bạ để đưa vào danh sách lập bộ thuế. Đội Kê khai kế toán thuế của chi cục thuế căn cứ vào danh sách của người nộp thuế được cấp mã số thuế để lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định. Sổ này được cập nhật thường xuyên khi có phát sinh các hộ kinh doanh được cấp MST và các hộ nghỉ, bỏ kinh doanh. Kê khai kế toán thuế có trách nhiệm lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế của người nộp thuế theo từng địa bàn và Đội thuế. Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của người nộp thuế, chỉ hủy sau khi người nộp thuế nghỉ kinh doanh trên 5 năm. Đội Kê khai kế toán thuế chuyển các giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng bảng kê danh sách các đối tượng được cấp MST cho các đội thuế để làm cơ sở thu thuế. Đội thuế cú trỏch nhiợ̀m lọ̃p sổ theo dừi phỏt giấy chứng nhọ̃n đăng ký thuế, sau đó tiến hành phát giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế. Khi phát giấy chứng nhận cho người nộp thuế, cán bộ đội thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng MST. Thông qua các thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế, cơ quan thuế tiến hành việc quản lý thông tin về người nộp thuế. Các thông tin về người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào CSDL để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế bao gồm:. - Tên doanh nghiệp hoặc tên hộ kinh doanh - Loại hình doanh nghiệp. Số tài khoản. - Tình trạng ngừng, nghỉ kinh doanh - Tình hình biến động doanh số. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. - Tình hình nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách hàng năm - Báo cáo quyết toán thuế hàng năm. b) Quản lý doanh thu. Dựa trên số liệu kê khai của các hộ, hàng năm cơ quan Thuế lập kế hoạch điều tra doanh thu trọng điểm của một số hộ, một số ngành hàng; Căn cứ vị trí kinh doanh thuận lợi hay không thuận lợi, quan sát quy mô lớn hay nhỏ, công suất sản xuất, các chi phí phục vụ cho SXKD như điện, nước, tiền lương….; quan sát thực tế kinh doanh xem bán hàng nhiều hay ít; đồng thời công khai mức thuế để lấy ý kiến tham vấn của ban quản lý chợ, tổ dân phố, hộ kinh doanh cùng ngành hàng, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn. Căn cứ ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế và ý kiến phản hồi của người dân, cơ quan thuế sẽ chính thức thông báo doanh thu, mức thuế phải nộp của. Trường hợp có thay đổi ngành nghề quy mô kinh doanh thì doanh thu và mức thuế khoán sẽ được xác định lại cho phù hợp theo thực tế cho thời gian còn lại trong năm. c) Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế.

    Kinh nghiệm về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang

      Sau đó tiến hành công khai doanh thu, mức thuế của từng hộ lần 1 bằng 2 hình thức là gửi trực tiếp đến từng hộ và niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, UBND huyện, xã, nhà văn hóa các thôn, xóm, ban quản lý chợ… Căn cứ vào kết quả công khai lần 1, ý kiến phản hồi của các hộ kinh doanh, UBND xã, Hội đồng tư vấn thuế xã và Chi cục Thuế huyện tham vấn đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức hội, đoàn thể và các hộ trong diện; sau đó Chi cục Thuế chỉnh sửa và duyệt bộ thuế chính thức, đồng thời tiếp tục tổ chức công khai lần 2 theo 3 hình thức là gửi trực tiếp tới hộ kinh doanh, niêm yết công khai và công bố trên website của ngành Thuế. Đặc biệt là tuyên truyền Luật Quản lý thuế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các hộ kinh doanh cá thể thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế; cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thu thuế không để tình trạng gây phiền hà cho người đến nộp thuế; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc kiểm tra, kiểm soát, chống thất thu, nợ đọng và điều chỉnh doanh thu kịp thời.

      THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN

      Khái quát về tình hình và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên

        Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, chú trọng các dự án trọng điểm, tuyến đường giao thông kết nối như: Cầu và tuyến đường tránh thị trấn Sơn Dương từ Km183 QL37 đi qua tổ dân phố Tân Kỳ, Tân Phúc qua Quốc lộ 2C đến Km 188 QL37, tổ dân phố Đăng Châu, huyện Sơn Dương… Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ; phát. Được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước nói chung, chính quyền tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương nói riêng về công tác giáo dục, đào tạo cũng như tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cũng như ý thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật.

        Bảng 2.1. Số hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2019 – 2023
        Bảng 2.1. Số hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2019 – 2023

        Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

          (Nguồn: Báo cáo của chi cục thuế huyện Sơn Dương) Huyện Sơn Dương vốn là một huyện thuần nông, trong những năm vừa qua tuy cơ cấu hộ KDCT có chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa (tỷ lệ các ngành thương mại dịch vụ tăng) nhưng đa phần cũng chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu hàng năm của các hộ kinh doanh cá thể còn ở mức thấp. Hàng năm, ngoài việc điều tra doanh thu được tổng hợp trước 30/11 năm trước thì Chi cục Thuế luôn thực hiện điều chỉnh, bổ sung hàng tháng đối với các hộ kinh doanh mới phát sinh nộp thuế khoán trong năm như các hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh đã đăng ký thuế tại nơi khác, có phát sinh hoạt động vãng lai tại địa bàn, hộ kinh doanh có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh do cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện hoặc do hộ kinh doanh tự kê khai bổ sung, hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ kinh doanh, hộ kinh doanh ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh. * Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế. Hàng năm vào cuối quý III đầu quý IV, Chi cục Thuế huyện tiến hành rà soát các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quản lý, rà soát của năm trước, đồng thời căn cứ vào khung hướng dẫn của Tổng Cục Thuế và Cục thuế Thành phố để tiến hành lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện để báo cáo về Cục thuế và Sở Tài chính thành phố. Căn cứ quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân thành phố, Chi cục Thuế phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện phân khai dự toán và trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Căn cứ Nghị quyết hội đồng nhân dân huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch và Chi cục Thuế phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được giao. Định kỳ tháng, quý có tổng hợp kết quả để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện. Hàng tháng, căn cứ vào giấy nộp tiền và kết quả đối chiếu số liệu thu nộp giữa Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện, đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học tiến hành chấm sổ bộ và tổng hợp báo cáo thu nộp hàng tháng. Thông qua việc chấm sổ bộ, đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học xác định các đối tượng nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong tháng để chuyển qua đội quản lý nợ và thông báo cho các đội thuế liên xã để có cơ sở đôn đốc thu nộp. Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện, các hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán sử dụng hóa đơn có tỷ lệ số hộ nộp thuế đúng hạn khá cao, hàng tháng có trên 90% số hộ nộp thuế đúng hạn. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với các hộ nộp thuế khoán còn thấp, hàng tháng chỉ đạt trên 70%. Đôn đốc thu, nộp thuế là khâu thiết thực đem lại số thu thực tế cho ngân sách Nhà nước. Hàng tháng, chi cục chỉ đạo các đội thuế xã có trách nhiệm đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế đúng thời hạn, đảm bảo thu róc số thuế phát sinh. số hộ quản lý) cán bộ thuế trực tiếp thu tiền và viết biên lai thuế. Trên địa bàn huyện Sơn Dương, tình trạng nợ đọng thuế chủ yếu xảy ra là do các nguyên nhân như: tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gặp nhiều khó khăn nên xin được nợ thuế; nghỉ, bỏ kinh doanh, chuyển địa điểm kinh doanh sang địa phương khác (với các trường hợp này, hộ kinh doanh thường không báo cáo với Chi cục Thuế, đội thuế Liên xã phường chưa kịp nắm bắt tình hình, đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học vẫn căn cứ vào sổ bộ để ghi thu nhưng thực tế không chịu nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước) hoặc có những hộ kinh doanh cố tình chây ì, dây dưa, trốn thuế; mặt khác, là do lực lượng cán bộ đội thuế Liên xã quá mỏng đảm nhiệm công việc thu cũng như đôn đốc trên địa bàn rộng không đảm bảo tính liên tục và sát sao kỹ lưỡng.

          Bảng 2.2. Kế hoạch thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (so với thực hiện) trên địa bàn huyện Sơn Dương
          Bảng 2.2. Kế hoạch thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (so với thực hiện) trên địa bàn huyện Sơn Dương

          Đánh giá chung về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

            Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế được Chính phủ phê duyệt, Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện tốt việc Quản lý thu thuế theo chức năng, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thực hiện tốt việc tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, cắt giảm một số thủ tục rườm rà không cần thiết, quán triệt tư tưởng cán bộ không gây phiền hà sách nhiễu cho người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế đăng ký kê khai thuế cũng như hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Kế hoạch quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được lập dưa theo kết quả năm trước và theo quy định, ít điều tra phân tích những biến động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nên tính toán phân bổ nguồn lực theo mô hình chức năng chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và tính tự giác của nhân dân nói chung và người nộp thuế nói riêng còn thấp dẫn đến kết quả khi thực hiện chênh lệch rất lớn với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA

            • Giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên

              Chi cục Thuế cần tổ chức rà soát các ngành hàng, các hộ kinh doanh lớn để đảm bảo thu sát với doanh số thực tế, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thống kê và sử dụng hóa đơn, chứng từ để hạn chế việc trốn lậu thuế, đồng thời tổ chức khai thác các nguồn thu mà các hộ KDCT chưa kê khai nhất là các loại hình kinh doanh bán thời gian, địa điểm kinh doanh không cố định. Việc kiểm tra hộ KDCT ngành thuế tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh sẽ phối hợp các cơ quan liên quan như: Công an, Quản lý thị trường thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện việc kiểm tra khảo sát tại địa bàn kinh doanh thực tế trong thời gian cao điểm, thời gian thấp điểm để xác định doanh thu bình quân, hoặc thực hiện việc kiểm tra, khảo sát gián tiếp thông qua dữ liệu từ nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ đầu vào, khách hàng, … để xác định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh hoặc của hộ KDCT cùng quy mô, ngành nghề, địa bàn, từ đó xác định mức doanh thu khoán cho phù hợp.