MỤC LỤC
Bên cạnh đó, TTTD tăng vọt cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng đã làm giảm chất lượng tín dụng và gia tăng rủi ro hệ thống, ảnh hưởng đến sự ổn định và lành mạnh của các ngân hàng, điều đó có thể dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng (Alessi và Detken, 2014). Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính chất thực tiễn về hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều biến động như hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận, kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm thúc TTTD của các NHTM tại Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, đo lường chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TTTD tại các NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2020. Thứ ba, đề xuất những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy TTTD cho các NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các số liệu vi mô được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của 29 NHTM giai đoạn 2008-2020, các số liệu vĩ mô được lấy từ Tổng cục thống kê, World Bank.
Chương này cũng giới thiệu về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ban đầu, từ đó chỉ ra được ý nghĩa và đóng góp của đề tài mang lại cho hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung. Chương 1, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi nhằm đạt được mục tiêu, từ đó giúp xác định ra đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp của đề tài.
Tuy nhiên khác với FEM thì trong REM các hệ số chặn của từng đơn vị chéo được phát sinh từ: một hệ số chặn chung α không thay đổi theo đối tượng thời gian và một biến ngẫu nhiên εi (không tương quan với Xit,k) là một thành phần của sai số thay đổi theo đối tượng nhưng không đổi theo thời gian (TS. ºit : là hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các đối tượng và không tương quan chuỗi trong cùng đối tượng.
Các nhân tố được tác giả thừa kế từ các nghiên cứu trên để phát triển mô hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài và đồng thời có sự thay đổi để phù hợp với tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam. Tác giả đã lựa chọn các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng của chúng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng là Tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm (DepositGr); Tỷ lệ nợ xấu (NPL); Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR); Quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); Tập trung ngân hàng (CON); Tính thanh khoản của ngân hàng (LIQUIDITY). Mẫu nghiên cứu được thực hiện trên 29 NHTM đã được niêm yết trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCOM trong khoảng thời gian 12 năm từ năm 2008 đến năm 2020 (Danh sách các ngân hàng quan sát được trình bày chi tiết trong phụ lục đính kèm).
Trong giai đoạn này chính phủ nước ta đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ với mặt bằng lãi suất cho vay 10.5%/năm và nhà nước hỗ trợ 4% theo chính sách nhằm để kích cầu sau giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, điều này đã kích thích hoạt động cho vay của các ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng (Đỗ Xuân Trường, 2009). Việc tăng trưởng chậm lại là do NHNN kiểm soát chặt chẽ TTTD thông qua việc phân nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) với đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và giao chỉ tiêu tăng trưởng phù hợp với từng nhóm. Việc giao chỉ tiêu tín dụng có thể coi là một quá trình sàng lọc hệ thống TCTD nhằm tạo tiền đề cho NHNN thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu, do đó mà chất lượng tín dụng của toàn hệ thống TCTD sẽ được bảo đảm hơn trong bối cảnh nợ quá hạn, nợ xấu liên tục phát sinh từ cuối 2011 (Tô Ngọc Hưng, 2013).
Khi nợ xấu tại các NHTM có tăng lên thì các ngân hàng thường có xu hướng giảm cấp tín dụng và thậm chí là cắt giảm cấp tín dụng đối với những khách hàng có nợ xấu để giảm rủi ro cho ngân hàng. Bởi vì, để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn của NHNN, các TCTD sẽ điều chỉnh danh mục tài sản của mình theo hướng ít rủi ro hơn, siết chặt điều kiện vay vốn và đồng thời, tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu tăng cao buộc các ngân hàng phải tập trung rà soát, kiểm tra và tìm ra giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu đó, trong khoảng thời gian đó các ngân hàng không nên mở rộng việc cấp tín dụng mà nên siết chặt các điều kiện cho vay nhằm đáp ứng vấn đề an toàn vốn và hạn chế rủi ro.
Mặc dù, việc các NHTM có xu hướng tăng trưởng quy mô để có nhiều cơ hội để đa dạng hóa danh mục cho vay hơn, nhưng đồng nghĩa với đó là những rủi ro bởi những khoản vay được mở rộng gây ra như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản tăng lên. Mà để kiểm soát được những rủi ro đó thì các NHTM cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp tín dụng, từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm. Kết quả từ phân tích dữ liệu nghiên cứu với mô hình ước lượng FGLS cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến TTTD và biến thanh khoản của ngân hàng (LIQUIDITY) ở mức ý nghĩa 5% và hệ số β bằng 0.2401.
Do vậy nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H11 đó là thanh khoản của ngân hàng (LIQUIDITY) có mối quan hệ cùng chiều với TTTD của NHTM Việt Nam.
Nguồn: Tác giả tổng hợp Từ kết quả hồi quy cũng cho thấy rằng biến lạm phát INF có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ở mức ý nghĩa 1% và hệ số β bằng -0.4610, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tăng trưởng tín dụng giảm 0.4610%. Khi lạm phát tăng cao đồng tiền có xu hướng mất giá, người dân bị mất niềm tin vào đồng tiền vì thế họ thường chọn cách là tích trữ vàng và các tài sản thực hơn là nắm giữ tiền, vì thế dẫn đến tình trạng huy động nguồn vốn của ngân hàng gặp khó khăn và từ đó nguồn vốn của ngân hàng dùng để cho vay sẽ bị hạn chế rất nhiều. Nguồn: Tác giả tổng hợp Kết quả trên được lý giải là bởi vì tăng trưởng GDP mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, điều đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh từ nên nhu cầu về vốn của các nhà đầu tư sẽ gia tăng dẫn đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp Từ kết quả hồi quy thấy được rằng biến tăng trưởng cung tiền (M2) có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng trưởng cung tiền (M2) tăng 1% thì tăng trưởng tín dụng tăng 0.9044% và ngược lại. Khi nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp cho lãi suất giảm suất, người đi vay sẽ được tiếp cận với nguồn vốn vay với một mức chi phí rẻ hơn, chính điều đó đã giúp cho tín dụng của các NHTM sẽ được tăng trưởng một cách nhanh chóng hơn. Tác giả đã lần lượt phân tích các kết quả của mô hình hồi quy và thông qua dấu của các hệ số hồi quy, tác giả đã có những kết luận về sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp trong chương tiếp theo.