Phân tích tài chính toàn diện Công ty Cổ phần Traphaco (TRA)

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH 2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Phân tích môi trường vi mô

- Nhà cung cấp: Nhập nguyên liệu dược phẩm từ: BASF (Đức), Andenex - Chemie (Đức), DSM (Thuỵ Sĩ), Linnea (Thuỵ Sĩ)… Bên cạnh đó Công ty cũng có nhiều nhà cung ứng ở thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Các nhà cung ứng nguyên liệu của Công ty phần lớn là những bạn hàng lâu năm, có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty. Sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học trên thế giới và công nghệ máy móc thiết bị hiện đại giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, hiện đại hoá y học cổ truyền, phát huy tinh hoa dân tộc trên cơ sở máy móc kỹ thuật hiện đại.

Phân tích môi trường nội bộ

- Ban kiểm soát: Chức năng kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị khi trình các báo cáo kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. Với khẩu hiệu “Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng”, chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá quá trình sản xuất cũng như sản phẩm luôn được thể hiện trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Công ty.

Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Traphaco
Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Traphaco

Chiến lược kinh doanh của Traphaco và phân tích ma trận SWOT 1. Chiến lược kinh doanh của Traphaco: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Trong điều kiện tiềm lực về tài chính còn hạn chế, chưa có khả năng thực hiện việc nghiên cứu ở mức chi phí cao như các Công ty dược đa quốc gia, Traphaco đã vận dụng khéo léo phương châm kinh doanh: “Nếu bạn không ở vị trí đầu tiên của một chủng loại, hãy tạo ra chủng loại nhánh mới mà bạn đang ở vị trí dẫn đầu”. Thuốc tân dược gồm có các dạng bào chế như: viên nén, viên nang cứng (capsule), viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, viên sủi bọt, thuốc bột, si rô, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài, thuốc nhỏ mắt và mũi, thuốc kem, mỡ,.. Thuốc đông dược có nhiều dạng như viên nén, viên nang mềm, viên nang cứng, viên bao, trà, hoàn cứng, hoàn mềm,.. Quy cách đóng gói cũng rất đa dạng như đóng chai, ép gói, ép vỉ… tạo hiệu quả thuận tiện cho người tiêu dùng khi sử dụng. - Về nhãn hiệu sản phẩm: Công ty đang sở hữu 10 bằng độc quyền giải pháp hữu ích và độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 3 tên thương mại, cùng với gần 200 nhãn hiệu hàng hóa. Đối với việc sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, Traphaco thường áp dụng các chiến lược sau:. + Mở rộng chủng loại: Đây là chiến lược Traphaco thường áp dụng với những nhãn hiệu có uy tín và lợi nhuận cao. Các áp dụng chiến lược mở rộng chủng loại thường sử dụng trong việc đa dạng hoá dạng bào chế từ sản phẩm ban đầu của nhãn hiệu đó. + Sử dụng nhãn hiệu mới: áp dụng cho các thuốc mới thuộc các nhóm tác dụng mới. + Chiến lược nhiều nhãn hiệu cho một sản phẩm: khi tiêu thụ ở nhiều thị trường khác nhau ở trong và ngoài nước. - Xây dựng sản phẩm mới: Khi nhận thấy trên thị trường còn nhiều mảng chưa được khai thác hoặc có ít đối thủ cạnh tranh, Traphaco đã liên tục cho ra đời những sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Có thể kể đến trong thời điểm hiện tại, khi dịch SARS-CoV-2 bùng phát trên diện rộng, Traphaco đã đưa ra thị trường bộ ba sản phẩm phòng dịch được sản xuất tại nhà máy dược thông minh 4.0, gồm: thuốc nhỏ mắt mũi NaCl, Nước súc miệng sát khuẩn T-B và Antot Thymo tăng sức đề kháng. - Về chất lượng sản phẩm: Traphaco gọi đây là chiến lược kinh doanh “Sức khỏe xanh”. Phương châm mà Traphaco đề ra là theo đuổi chuỗi giá trị Xanh: Nguồn nguyên liệu xanh – Công nghệ xanh – Sản phẩm xanh – Dịch vụ xanh. Phân tích ma trận SWOT a) Điểm mạnh.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh

TÀI SẢN A. TSNH

Tiền và các khoản tương đương tiền

    Qua bảng số liệu đã tính về kỳ trả tiền bình quân của Traphaco giai đoạn 2017-2019, có thể thấy kỳ trả tiền bình quân của công ty khá dài (trên 40 ngày), thể hiện công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Nguồn: Báo cáo thường niên của TRA 2019 Nếu so sánh với các đơn vị trong ngành thì TRA đứng đầu về chỉ số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là 10,81 vòng trong khi đó DHG chỉ đạt 6,95 vòng và DMC có chỉ số này thấp nhất và chỉ đạt 2,05 vòng điều đó thể hiện tính ưu việt trong chính sách quản trị công nợ phải thu tại TRA.

    Hình 3.3: Hiệu quả hoạt động so với các DN dược niêm yết, 2019
    Hình 3.3: Hiệu quả hoạt động so với các DN dược niêm yết, 2019

    PHÂN TÍCH DềNG TIỀN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 4.1. Phân tích dòng tiền

      Có thể nhận thấy công ty có xu hướng tăng vay dài hạn để bù đắp thêm phần thiếu hụt cho tài sản dài hạn, giữ ổn định các khoản vay ngắn hạn và đồng thời gửi tiền với kỳ hạn ngắn, làm cho áp lực trả nợ hàng năm vẫn tương đối ổn định và dòng tiền trả nợ của công ty chủ yếu dùng để chi trả cho các khoản vay ngắn hạn (do tăng vay dài hạn nhưng tỷ trọng vay dài hạn chiếm không quá cao). Ngoài ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên tỷ suất thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 không có nghĩa là không an toàn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất là có thể chứng tỏ rằng tính an toàn được đảm bảo.

      Hình 4.1: LCTT từ hoạt động đầu tư
      Hình 4.1: LCTT từ hoạt động đầu tư

      PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 5.1.Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn

        Hàng tồn kho của công ty cũng có xu hướng biến đổi tương tự, một phần do công ty chủ động tăng cường sản xuất mục đích tích trữ đủ hàng bán của TRA trong giai đoạn chuyển tiếp sản xuất sang nhà máy mới, một phần do công ty đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nguồn: BCTC của TRA và tính toán của tác giả Với mục tiêu giữ vững vị trí DN sản xuất dược trong nước có hệ thống phân phối mạnh, đến năm 2025 trở thành DN dược số 1 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất, giai đoạn 2016-2017, công ty đã đầu tư lớn cho hệ thống phân phối và cơ sở sản xuất, đến năm 2018, hệ thống nhà máy thuốc tân dược cùng dây chuyền máy móc mới đã được đưa vào hoạt động, vì vậy tài sản cố định của công ty giai đoạn 2018-2019 có xu hướng giảm so với năm 2017 cũng là điều dễ hiểu.

        Bảng 5.4. Đầu tư vào tài sản tài chính
        Bảng 5.4. Đầu tư vào tài sản tài chính

        PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ CƠ CẤU VỐN Bảng 6.1. Chi tiết Các nguồn vốn tài trợ

          Điều này có thể xuất phát từ “đặc thù ngành nghề” của ngành y dược là nhiều nhà quản lý có xuất phát điểm từ người làm chuyên môn y dược, luôn đặt cao yếu tố an toàn, thận trọng, nên ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (kinh doanh an toàn, theo lý thuyết trật tự phân hạng). Mặc dù có thể thấy vốn chủ sở hữu cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (luôn duy trì ở mức trên 65% giai đoạn từ 2017-2019 nhưng đem khoản đầu tư của các cổ đông, nhà đầu tư vào tài sản dài hạn, họ sẽ yêu cầu phải đem lại lợi ích càng nhiều và càng ngắn thời gian càng tốt, trong khi đó các tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài.

          PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI Bảng 7.1: Tỷ suất lợi nhuận của Traphaco giai đoạn 2017 - 2019

            Do lợi nhuận thuần của Traphaco năm 2019 sụt giảm so với giai đoạn này, cùng với đó là do Traphaco tập trung kinh doanh chủ yếu ở mảng OTC kết hợp mạng lưới các cửa hiệu phân phối thuốc sẵn có nên chi phí quản lý và chi phí bán hàng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần của doanh nghiệp. Năm 2017, công ty thực hiện điều chỉnh lại số bình quân gia quyền của cổ phiếu (không bao gồm cổ phiếu quỹ) để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu do ảnh hưởng của việc phát hành bổ sung cổ phiếu thường làm cho thu nhập trên cổ phiếu thường giảm nhẹ, tuy nhiên 2017 vẫn là năm EPS cơ bản của công ty đạt mức tốt nhất.

            Hình 7.2: Tỷ suất lợi nhuận so sánh với các công ty dược niêm yết (%)
            Hình 7.2: Tỷ suất lợi nhuận so sánh với các công ty dược niêm yết (%)

            DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY 8.1. Định hướng của công ty

              Đặc biệt hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã được Traphaco triển khai thành công năm 2016, cho phép công ty nắm bắt số liệu nhanh, chính xác, phân tích lợi nhuận dựa trên số liệu chính xác về chi phí, doanh thu, sản lượng hàng bán, khách hàng mục tiêu, khuynh hướng của thị trường… Doanh nghiệp cũng dễ dàng quản trị được hàng tồn kho, nợ xấu, loại bỏ được các công việc, quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng. Cùng với đó, hiện sức khỏe luôn là một trong hai mối quan tâm hàng đầu của người Việt Sự tác động của các hiệp định TPP ký kết giai đoạn 2015-2020 đến ngành dược phẩm Về thuế suất: Mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ, hướng đến tự do hóa toàn diện, xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đó trên 90% là xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực).

              Bảng 8.1. Dự báo Bảng cân đối kế toán
              Bảng 8.1. Dự báo Bảng cân đối kế toán