MỤC LỤC
Một thể chế chớnh trị, một hệ thống phỏp luật chặt chẽ, rừ ràng và ổn định sẽ là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao và gia tăng lợi ích xã hội. Các nhân tố thuộc môi trường nay gồm: quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của đảng cầm quyền; chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ; mức độ ổn định chính trị- xã hội; hệ thống pháp luật với múc độ hoàn thiện của nó….
Như vậy việc lựa chọn nhà cung cấp cớ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ, khi lựa chọn nhà cung cấp các doanh nghiệp cần phải tổng hợp các thông tin để làm sao lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo khả năng tốt nhất về hàng hoá cho doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục hàng hoá đạt chất lượng cao. Nhờ có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế để có vầ giữ được khách hàng, doanh nghiệp phải tìm cách làm ra sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế mà còn phải biết chiều lòng khách hàng, lôi kéo khách hàng bằng các hoạt động quảng cáo khuyến mại tiếp thị.
Mỗi vị trí địa lý đều có sự thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh nhất định, thông thường ở các trung tâm thành phố nên đặt các trung tâm thương mại, các khu thương mại ở ven đô do giá thuê rẻ hơn thuận tiện đi lại, thích hợp với dịch vụ vui trơi giải trí hấp dẫn khách vãng lai những dãy phố thương mại thường kinh doanh mặt hàng cùng loại những khu vực đông dân cư, trên đường giao thông là những nơi có thể đăt địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng ở gần nơi ở hoặc gần nơi làm việc tiện đi lại để giảm bớt chi phí tiền bạc và thời gian mua sắm. Người bán hàng có ảnh hưởng quan trọng nhất và trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng người bán cùng một lúc thực hiên các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thuyết phục khách hàng, do đó óc tổ chức trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng hoạt động của người bán không những thúc đẩy được tiêu thụ mà còn tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.
Cùng với sự khuyến khích của Nhà nước và nhận thức được vai trò của việc cổ phần hóa, Công ty đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, hoàn thiện các thủ tục để tiến hành cổ phần hóa. Theo quyết định số 3211/2002 QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước: Công ty thực phẩm Công nghiệp Nam Định đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Công nghiệp Nam Định, chính thức được thành lập và hoạt động theo mô hình quản lý mới vào ngày 12/12/2002.
Lúc này nhiệt độ lượng dịch khoảng từ 800C đến 900C và được bơm sang thiết bị làm lạnh nhanh xuống còn 150C và được chuyển vào tăng men chính tại đây cho men giống vào để gây men và luôn giữ nhiệt độ từ 150C- 160C trong thời gian 7-8 ngày. Sau khi lọc trong bia chai gọi là bia sáng và được chuyển sang dây chuyền chiết chai, đồng thời chai thủy tinh đưa vào máy rửa sạch và được đưa vào chiết chai sau đó chuyển sang dập nút kín chai và được chuyển sang thanh trùng ở nhiệt độ 600C trong thời gian 30 phút sau đó xì khô, dán nhãn mác và máy tự động xếp vào két và chuyển vào kho thành phẩm. Đó là những quá trình trong đó xảy ra sự thay đổi thành phần hoá học của chất gây ra do kết quả hoạt động của các vi sinh vật nào đó (ví dụ men rượu, nấm hoặc vi khuẩn).Trong những trường hợp này, những chất men do vi sinh vật tạo ra là những yếu tố hoạt động xúc tác.
Hiện nay sản phẩm bia chai của công ty không còn được ưa chuộng như trước nữa, khách hàng chỉ mua bia chai vào những dịp lễ tết, còn tiêu dùng hằng ngày thì bia hơi được sử dụng nhiều hơn vì không phải làm lạnh trước khi sử dụng và giá cũng rẻ hơn. Sự tăng trưởng này là hệ quả tất yếu của sự gia tăng về thu nhập của người dân và sự gia tăng dân số các thành phố, thị xã và sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế .Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ bia tính theo đầu người vẫn còn rất thấp so với Trung Quốc là 10 lít/người/năm, trung bình một số nước Châu á là 17 lít/người/năm. Nếu như trước đây công tác quản lý chất lượng được xem xét đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng thì nay quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một cách cặn kẽ, bảo đảm thực hiện một cách triệt để, toàn diện hơn ở từng khâu, từng bộ phận đến toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh.
Điều đó, ảnh hưởng không những trong từng bộ phận, mà còn ảnh hưởng tới sự phối hợp (nhóm chất lượng) của từng công nhân, từng bộ phận trong toàn bộ quy trình sản xuất. Ngoài ra, sự bất ổn chính trị ở một số nước trên thế giới khiến thị trường thế giới cũng có những biến đổi, gây ảnh hưởng đến việc mua nguyên vật liệu đầu vào của Công ty, đặc biệt mà những nguyên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay Công ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có bề dày kinh nghiệm và tiếng tăm trên thị trường như Công ty bia Hà Nội, Công ty bia Việt Hà, Công ty bia Đông Nam Á…….
Môi trường tác nghiệp tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA.
- Phát huy năng lực sản xuất hiện có; tiếp tục kiện toàn xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, sẵn sàng đáp ứng mọi diễn biến thị trường. Bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Công ty nhằm xây dựng đội ngũ lãnh chỉ đạo thông thạo nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề; nâng cao tay nghề cho công nhân và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. - Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, phấn đấu giảm chi phí lưu thông và tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Việc điều tra nghiên cứu thị trường với 2 hoạt động chính: nghiên cứu thị trường (nhằm xác định quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường) và điều tra thị trường (xác định quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường) cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và khuếch trương sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Quản lý chất lượng được coi là một biện pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thương mại hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia.Chất lượng sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nâng cao tính hoàn thiện của sản phẩm, làm cho sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng, về mẫu mã so với sản phẩm của các đối thủ khác, là nhân tố quan trọng để không ngừng tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, nhanh chóng thâm nhập, chiếm lĩnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm , tạo được danh tiếng, tên tuổi trên thương trường.
Ngoài việc áp dụng chính sách giá cả mềm mỏng linh hoạt theo xu hướng diễn biến trên thị trường, Công ty nên thường xuyên đánh giá lại những chi phí trong giá thành phẩm, xây dựng cơ cấu chi phí.., qua đó xem xét khoản chi nào hợp lý, khoản nào có thể tiết kiệm để có thể hạ giá thành xuống mức thấp nhất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Như vậy có thể nói khi Công ty tổ chức được phòng Marketing riêng thì mọi hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm đều quy về một mối tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén cùng với sự thay đối của thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và tin chắc rằng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ đạt được hiêụ quả cao hơn.