Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Từ những cách định nghĩa trên có thể rút ra: Ngân hàng là một trong những định chế tài chính trung gian, mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán cũng như nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Ngoài các loại hình nhận tiền gửi với lãi suất linh động, các phương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên đa dạng: séc, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tiền qua thẻ ATM…; việc cấp tín dụng cũng trở nên dễ dàng với các gói vay hấp dẫn, kích thích nhu cầu sử dụng vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau. Chức năng này được thể hiện thông qua quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTƯ; đặc biệt là trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tín dụng ngân hàng thực hiện vai trò của nó như là một kênh dẫn để thông qua đó tiền cung ứng được tăng lên hay giảm xuống phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế.

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về NHTƯ, còn để thực thi chính sách đó phải sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng… Các NHTM là chủ thể chịu tác động trực tiếp của các chính sách đó và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các chính sách tiền tệ đến các khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Chẳng hạn như khi Nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó, cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích, NHNN cũng yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như: giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc thông qua hệ thống NHTM, Nhà nước cấp ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, khi khối lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi trong nền kinh tế ngày càng gia tăng thì đòi hỏi cho phí lớn cho việc lưu thông tiền tệ đáp ứng thanh toán, kéo theo đó là những phức tạp trong khâu tổ chức thanh toán có thể làm cho việc thanh toán phải kéo dài, không an toàn và gián tiếp làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc”. Theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi được định nghĩa “là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mà mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Khi nhận được uỷ nhiệm chi, nếu tài khoản của người trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ lập tức tiến hành trích số tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng sang tài khoản của người thụ hưởng (nếu thanh toán trong cùng một chi nhánh ngân hàng) hoặc chuyển tiền sang phía ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (nếu thanh toán khác chi nhánh ngân hàng) thông qua các phương thức bù trừ, thanh toán liên ngân hàng….

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán liên hàng điện tử.
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán liên hàng điện tử.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngày 02/05/2007, Công ty xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã công bố nâng mức xếp hạng cá nhân của "tứ đại gia" ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam, theo đó, xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được nâng lên mức 'D/E' từ mức xếp hạng trước đây là 'E', trong khi đó, xếp hạng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được nâng lên mức 'D' từ 'D/E', cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân.

Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi…. Tuy nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế mức tăng trưởng tín dụng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngoại tệ truyền thống, VCB đã mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ… VCB cũng đang tích cực triển khai để đưa sản phẩm mới trên thị trường hàng hóa để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

Để huy động nguồn vốn này ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng VCB còn chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện, áp dụng nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp với cơ chế thị trường mới như chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng… VCB có mạng lưới thanh toán hiện đại và rộng khắp toàn quốc, tạo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn. Doanh số thanh toán qua ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán của ngân hàng, thương hiệu ngân hàng… Mặt khác cho thấy tình hình thực hiện công tác thanh toán nói chung và công tác TTKDTM qua ngân hàng nói riêng. VCB đã thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho ngân quỹ nên đã luôn duy trì được mức tiền mặt tồn quỹ hợp ký đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, nên uy tín của VCB ngày càng tăng, khách hàng yên tâm hơn khi mở tài khoản tại ngân hàng, làm cho TTKDTM càng phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế.

Do đặc thù của công cụ này, uỷ nhiệm thu thường đòi hỏi nhiều thủ tục và quy trình phức tạp hơn, chỉ phù hợp với các dịch vụ uỷ nhiệm thu hộ mà các chi nhánh của ngân hàng làm đại lý trung gian cho các ngân hàng khác hoặc cùng hệ thống. Năm 2008 ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành đạt 3,36 triệu thẻ, tăng 34,47% so với cuối năm 2007 và giữ vững vị trí đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng về số lượng chủ thẻ. Ngân hàng Vietcombank cũng luôn thực hiện việc quản lý, giám sát chặt chẽ công tác TTKDTM, nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển tiền của khách hàng, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng.

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhận thấy tình hình TTKDTM tại ngân hàng rất phát triển, số lượng giao dịch thanh toán nhiều và hoạt động thanh toán tại ngân hàng là một trong những hoạt động chủ yếu, quan trọng của ngân hàng. Mặc dù cuối năm 2008, tình hình tài chính của thế giới khủng hoảng đã có những tác động tới hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tới Ngân hàng Ngoại thương nói riêng, song tình hình TTKDTM tại ngân hàng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2008
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2008