MỤC LỤC
Ngân hàng được định nghĩa là một loại hình tổ chức tài chính trung gian có vai trò quan trọng trong nền kinh tế chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền đúc, tiền giấy.
Tín thác được coi là một trong những loại hình dịch vụ cần thiết đem lại lợi nhuận cho khách hàng của ngân hàng song nó thường không đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng bởi để có thể cung cấp được dịch vụ tín thác ngân hàng phải đầu tư một lượng lớn các cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp tuy nhiên cùng với sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng xu hướng tăng cường đánh phí đối với các dịch vụ, hoạt động kinh doanh tín thác ngân hàng đã trở thành một nguồn thu phí dịch vụ ngày càng phổ biến. Ngoài ra còn có hình thức tín thác chúc thư để thực hiện di chúc, tín thác không hủy ngang cho phép tài sản là quà tặng hoặc có thể sử dụng để phân bổ các quỹ nhận được theo phán quyết của tòa án hoặc theo hợp đồng, tín thác từ thiện ủng hộ các mục tiêu nhân đạo, tín thác hợp đồng là trường hợp ngân hàng giữ và quản lý tài sản được sử dụng để làm vật đảm bảo cho việc phát hành chứng khoán của công ty và sau đó thay mặt công ty phát hành mua lại toàn bộ chứng khoán khi mãn hạn.
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng nhiều song tự bản thân nó không thể đáp ứng sự tăng lên đó vì vậy các NHTM đóng vai trò cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, là nơi tập trung tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế- xã hội để cung cấp một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia. Một mặt, ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính thông qua một hệ thống các văn bản,quy định về vốn, dự trữ, cách thức hoạt động kinh doanh,…Mặt khác, vì hoạt động của ngân hàng có quan hệ với hầu hết các chủ thể khác trong nền kinh tế nên chịu sự tác động gián tiếp của các văn bản pháp luật quy định cho lĩnh vực kinh doanh nói chung và các ngành nghề kinh doanh khác nói chung như luật đất đai, luật thuế, luật doanh nghiệp,… Hiện nay, nhận thấy được sự cần thiết phải tập trung vốn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn chính vì thế Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các Ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước đồng thời nó còn có tác động làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, ngược lại khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước. Thông thường người gửi tiền đánh giá uy tín của ngân hàng thông qua các tiêu thức cơ bản như: hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, cơ sở vật chất,…Như vậy, bản thân ngân hàng cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao uy tín của mình sẽ tạo được “niềm tin” nơi công chúng khi họ giao dịch với ngân hàng, từ đó mới có thể tăng cường công tác huy động vốn.
Đồng thời, việc thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản TG sẽ tạo được lợi thế cho trong việc tăng số dư vốn huy động đang có, từ đó tranh thủ cung cấp các dịch vụ NH làm tăng doanh thu về dịch vụ như thanh toán liên hàng, thanh toán quốc tế, tín dụng… Do đó, việc tăng trưởng TG của tổ chức kinh tế, kể cả TG không thanh toán và TG có kỳ hạn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. Tuy nhiên, từ trước năm 2009, do các nguyên nhân khách quan như sự ra đời của nhiều NHTM cổ phần làm cho thị trường huy động vốn trở nên cạnh tranh gay gắt, thị trường CK phát triển với mức độ hấp dẫn của LN từ đầu tư CP mang lại, đầu tư vào vàng, bất động sản, tự doanh… và các nguyên nhân chủ quan như lãi suất của còn thấp hơn so với các NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội, hệ thống phòng giao dịch còn kém hấp dẫn khách hàng, công tác Marketing còn nhiều hạn chế…, nên lượng vốn huy động từ dân cư giảm cả về số lượng và tỷ trọng.
Tuy có sự ổn định về tỷ lệ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn so với tổng dư nợ song biến động tỷ lên tăng trưởng của hai chỉ tiêu này so với tổng nguồn vốn tương ứng lại rất lơn với biên độ từ hàng chục đến hàng trăm phần trăm. Dư nợ trung dài hạn chủ yếu tập trung vào những khách hàng lớn có uy tín như Tổng công ty Xăng dầu, Vinaconex, Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam… Cơ cấu tín dụng thay đổi như trên sẽ góp phần giữ ổn định doanh thu của NH, đồng thời hạn chế được những rủi ro khi cho vay với thời hạn dài.
Hiệu quả: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ - tài sản có theo hướng : tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng tiêu dùng,…tập trung cho những lĩnh vực, khu vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lời và nguồn thu tín dụng lớn đảm bảo tăng trưởng nhưng an toàn và hiệu quả cao. Sang năm 2011, cũng như trong thời gian tới chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển xác định: Nguồn vốn lớn là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển chính vì vậy Ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và của các doanh nghiệp.
Trong trường hợp khách hàng rút tiền gửi trước hạn ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của kỳ hạn ban đầu vậy thì trong trường hợp ngược lại với những khách hàng có tiền gửi với thời hạn thực tế dài hơn kỳ hạn trên sổ ngân hàng có thể khuyến khích khách hàng bằng cách thưởng thêm % lãi suất tùy theo từng loại kỳ hạn gửi và thời gian quá hạn là dài hay ngắn, hoặc có thể bằng tỷ lệ % chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn thực gửi của khách hàng với lãi suất của kỳ hạn tương ứng mà ngân hàng huy động tại cùng thời gian. Đối với kỳ phiếu và trái phiếu, người mua tuy được hưởng lãi suất cao nhưng khi đến hạn mà người mua không đến đổi sổ thì sẽ chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn kể cả khi kỳ hạn thực gửi là bội số của kỳ hạn đăng ký ban đầu chính vì vậy có nhiều khách hàng đã phải chịu thiệt khi để chứng chỉ tiền gửi của mình quá hạn với thời gian khá lâu khi đó kỳ hạn đầu tiên khách hàng được hưởng lãi suất cam kết trên sổ còn những kỳ hạn tiếp theo chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn trong khi đó những khách hàng đó là khách hàng lâu năm, có gắn bó với ngân hàng chính vì thế ngân hàng cần có chính sách chăm sóc những khách hàng mua kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng.