Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp nhất nó nói lên kết quả kinh doanh. Có thể

Một mô hình tổ chức gọn nhẹ, năng động, hiệu quả, cách quản lý tổ chức đội ngũ lao động phù hợp với quy mô khách sạn, các quy trình phục vụ, quy định đưa ra hợp lý, quản lý chặt chẽ được quá trình lao động, phục vụ khách sẽ đem lại chất lượng phục vụ cao tới khách hàng hiệu quả lớn trong việc tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu thuần từ đó giúp tăng lợi nhuận của khách sạn. Bên cạnh chính sách thuế, nhiều khác của Nhà nước cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, có thể kể đến một số chính sách như chính sách về lãi suất trên thị trường tài chính, chính sách đầu tư, các chính sách có liên quan đến việc phát triển du lịch, chính sách mở cửa nền kinh tế đón nhận đầu tư nước ngoài và khách du lịch.

Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn

Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các chỉ tiêu kinh tế, xã hội như chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào, chi phí, giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính của nhà nước. Việc phấn đấu tăng lợi nhuận của các khách sạn, sẽ giúp các khách sạn có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, qua đó góp phần giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động, góp phần nâng mức thu nhập trung bình của xã hội.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HÀ NỘI

Thực trạng về tình hình lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội từ năm 2006 đến 2010

Hoạt động kinh doanh buồng phòng là lĩnh vực mang lại doanh thu thuần lớn nhất tại khách sạn, với tỷ lệ doanh thu thuần chiếm trên dưới 50% tổng doanh thu thuần của khách sạn, đồng thời với mức chi phí trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí dưới 26%, do đó đây là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận gộp lớn nhất cho khách sạn. Từ năm 2006 đến 2008, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh buồng phòng đã tăng liên tục với tỷ lệ trên 23%/năm, như đã phân tích ở trên sự tăng lên về doanh thu thuần này là do sự tăng lên của giá cả cho thuê phòng vì số lượng phòng bán được trong thời gian này đã giảm đi, điều này đã tác động cùng chiều đến lợi nhuận gộp làm lợi nhuận tăng lên. Ngay cả trong năm 2009, tuy chi phí tiền lương của hoạt động kinh doanh này giảm xuống nhưng do chi phí khác vẫn có xu hướng tăng lên, mà chi phí khác lại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí trực tiếp của bộ phận này nên chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh buồng phòng trong năm 2009 vẫn có xu hướng tăng lên.

Như vậy trong hoạt động kinh doanh buồng phòng doanh thu thuần là yếu tố tác động nhiều nhất tới việc tăng giảm lợi nhuận, tuy nhiên chi phí trực tiếp cũng đóng góp yếu tố không nhỏ, và hiện nay xu hướng gia tăng liên tục của chi phí trực tiếp mà chủ yếu là do sự gia tăng của chi phí khác đã là gia tăng ảnh hưởng giảm của chi phí trực tiếp tới lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh buồng phòng. Năm 2008, do tốc độ tăng của chi phí là khá lớn, và lớn hơn nhiều so với doanh thu thuần và phí dịch vụ nên nó cũng có tác động tới sự biến đổi của GOI từ hoạt động này nhiều nhất, với sự tăng lên 22,33% của chi phí thì GOI đã bị giảm tới 7,03%, trong khi chi phí nguyên vật liệu có chiều hướng giảm, tác động giảm tới GOI thì chi phí tiền lương và chi phí khác lại tăng mạnh, đặc biệt là chi phí tiền lương đã dẫn tới ảnh hưởng giảm GOI với tỷ lệ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới GOI là trên 3,5%. Năm 2008, mặc dù doanh thu thuần và phí dịch vụ đều tăng làm GOI tăng 4,53%, nhưng do chi phí trong năm này có mức độ tăng mạnh hơn doanh thu thuần và phí dịch vụ làm cho GOI từ các hoạt động kinh doanh này giảm 4,57%, trong đó sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí tiền lương và chi phí khác, đặc biệt là chi phí khác với tỷ lệ tăng là 38,56% đã tác động là nhân tố chủ yếu tác động làm GOI giảm xuống.

Sở dĩ trong năm 2007, các chi phí trực tiếp và gián tiếp có xu hướng tăng lên mạnh là vì trong năm này Khách sạn bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn do thu hút được lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống lớn hơn 17.435 khách so với năm 2006, đồng thời do giá cả của nhiều yếu tố đầu vào trên thị trường đã tăng nhiều so với năm 2006. Trong các yếu tố chi phí gián tiếp trong năm 2010, thì chi phí bảo hiểm là chi phí duy nhất giảm xuống so với năm trước đó, tuy nhiên do sự giảm xuống là khá nhỏ đồng thời phí bảo hiểm có giá trị và chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng chi phí gián tiếp nên sự giảm xuống của nó gần có tác động làm tăng lợi nhuận sau thuế không đáng kể. - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần bao gồm phí dịch vụ: So với năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bao gồm phí dịch vụ trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng lại không ổn định.Năm 2006, nếu Khách sạn thu được 0,14 USD lợi nhuận trên 1 USD doanh thu thuần gồm phí dịch vụ thì tỷ lệ này đã đạt mức cao nhất trong năm 2008 với tỷ lệ là 0,26, tuy nhiên tỷ lệ này sau đó lại giảm dần nhưng vẫn ở mức cao hơn 2006, năm 2010 Khách sạn đã thu được 0,18 USD lợi nhuận trên mỗi USD doanh thu thuần gồm phí dịch vụ thu về.

Bảng 2.8. Tình hình lợi nhuận gộp của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội từ năm 2006 đến 2010.
Bảng 2.8. Tình hình lợi nhuận gộp của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội từ năm 2006 đến 2010.

Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010

Tuy nhiên sự khủng hoảng kinh tế cuối 2008 và trong năm 2009 đã ảnh hưởng đến đà tăng trưởng này, sự giảm xuống về doanh thu, trong khi chi phí chỉ giảm rất ít, khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, trong khi đó tổng vốn gần như chỉ giảm rất ít, điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời giảm mạnh xuống chỉ còn 0,04USD. Trong khi tổng chi phí có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thì chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm nhìn chung đang tăng với 1 tốc độ lớn hơn với tốc độ tăng của doanh thu thuần, còn khi doanh thu thuần giảm thì tốc độ giảm của chi phí lại chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Nếu trong những năm doanh thu thuần tăng, chi phí trực tiếp cũng tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn doanh thu thuần nên sự tác động của chi phí lên doanh thu thuần là thấp thì trong năm 2009, khi doanh thu thuần giảm tương đối so với năm 2008 thì chi phí lại giảm rất ít, điều này đã tác động mạnh tới lợi nhuận gộp làm lợi nhuận gộp giảm mạnh hơn.

Tuy tiền lương bình quân trên mỗi người lao động tăng lên, nhưng lại có sự phân bổ không đều giữa các nhân viên, trong đó có một nhóm bộ phận được hưởng mức lương rất cao trên 1000 USD, trong khi một nhóm khác lại có mức lương rất thấp chỉ dưới 200 USD, điều này gây ra sự mất cân đối, bất bình đẳng về thu nhập, không khuyến khích được tối đa năng lực làm việc của người lao động, mặc dù mức lương có được tăng hàng năm. + Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, đầu 2009, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, và ảnh hưởng đến cả ngành du lịch, khiến cho lượng khách du lịch ở Việt Nam giảm mạnh, số lượng khách đến với Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội giảm mạnh trong năm 2009, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh. + Từ năm 2008, nhiều Khách sạn cao cấp đã đồng loạt đi vào hoạt động, tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường, với chiến lược cạnh tranh bằng giá cả và cơ sở vật chất, kỹ thuật mới hiện đại các Khách sạn này đã thu hút đi một lượng khách lớn từ Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, gây khó khăn đến tình hình kinh doanh của Khách sạn.

+ Ở một số hoạt động kinh doanh do doanh thu thuần từ bộ phận này thấp trong khi chi phí để vận hành và duy trì hoạt động kinh doanh của bộ phận này là khá cao, vì là hoạt động kinh doanh hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chính, nên dù là hoạt động kinh doanh nhỏ, hay bị lỗ nhưng khách sạn vẫn không thể bỏ hoạt động kinh doanh này.