MỤC LỤC
Receptor tiếp nhận và cơ chế xâm nhập của vi rút vào tế bào gan cũn chưa được hiểu biết rừ ràng nhưng nhiều tỏc giả cho rằng HBV đột nhập vào trong tế bào gan là nhờ tác động tương hỗ giữa khu vực tiền s 1 của chuỗi polypeptit lớn với một thụ thể bề mặt tế bào gan. Tuy nhiên ở những bệnh nhân mang HBV mạn tính, trong các đợt kịch phát cấp tính Anti-HBc-IgM cũng có thể xuất hiện, Anti-HBc-IgG tăng cao và kéo dài ở những bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoặc những người mang HBV mạn tính [5;.
- Lây truyền qua đường ngoài tiêu hóa do tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu hoặc các dịch tiết của cơ thể : Cách lây nhiễm này thường gặp ở nhân viên y tể, người được truyền máu nhiều lần, người cho máu nhiều lần và người thường xuyên phải chạy thận nhân tạo. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây qua đường tiêm chích hoặc khi thực hiện các thủ thuật gây sang chấn da mà các dụng cụ không được đảm bảo vô khuẩn như phẫu thuật, nội soi đường tiêu hóa, châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình, giác hút, chữa răng và nhất là những người nghiện chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm.
Tỷ lệ lây nhiễm cũng liên quan mật thiết với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai..Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm giữa vợ chồng vào khoảng 15-30%. HBsAg có thể là dấu hiệu duy nhất của một nhiễm trùng viêm gan B cấp tính trong một vài ngày đến một vài tuần trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng hay các chỉ điểm khác của sự nhiễm trùng (khỏng thể khỏng khỏng nguyờn lừi của viờm gan B - anti HBc xuất hiện).
HBIG được chi định dự phòng cho con của những bà mẹ HBsAg (+), những người bị tai nạn phải truyền máu, những người thường xuyên tiếp xúc với máu và chất tiết của những người có HBsAg (+), người có quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan hoặc người mang vỉut mạn tính. Không có điều trị đặc hiệu cho nhiễm virut viêm gan B mặc dù một số nghiên cứu cho rang interferon, arabinoside, corticosteroids, adenine và azathioprine dùng đơn độc hoặc kết hợp với hiệu quả nhất định với các thể khác nhau của viêm gan mạn tính tiến triển.
Theo báo cáo nghiên cứu đánh giá chính sách di dân tới đô thị của ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, các tỉnh có số lượng người di dân đen Hà Nội nhiều nhất là: Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Binh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bẳc Giang..Có mối liên hệ giữa di cư và nghèo đói, chính nghèo đói có thể là tiền đề cho quyết định di cư ra Hà Nội. Những nghiên cứu về di dân và sức khỏe cũng cho thấy đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động rất nghèo nàn, đặc biệt là điều kiện sống và làm việc đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động, người lao động di cư thường tự chữa bệnh cho mình, kiến thức phòng bệnh rất hạn chế và ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh [21].
Tác giả Chu Thị Thu Hà khi tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về phòng chống VGB với tình trạng mang HBsAg ở phụ nữ có thai đã chỉ ra rằng kiến thức phòng chống bệnh chưa tốt thì nguy cơ mang HBsAg (+) cao hơn nhóm có kiến thức tốt tới 2,75 lần (p<0,05).
+ Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu có tham khảo các tài liệu về bệnh viêm gan B của một số tác giả như: Bùi Đại (2002), Nguyễn Văn Mùi (2002), Phạm Song (2003), một số nghiên cứu của tác giả Taylor VM khi nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống lây nhiễm VGB trong các cộng đồng nhập cư tại Mỹ, đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu về phòng chống lây nhiễm viêm gan B trước đây. Trong nghiên cứu này, có 8 quan điểm được sử dụng để đo lường thái độ của ĐTNC về phòng chống lây nhiễm bệnh VGB (từ câu D1-D8), trong đó có 4 quan điểm thể hiện thái độ không ủng hộ với một sổ quan điểm sai lầm (quan điểm thể hiện thái độ kỳ thị đối với người mắc bệnh) (từ D1-D4), 4 quan điểm thể hiện thể hiện thái độ tích cực đối với bệnh và các biện pháp phòng bệnh (từ D5-D8).
Những ĐTNC biết bệnh có thể lây truyền được phỏng vấn về con đường lây truyền, kết quả cho thấy đa số đều không biết về đường lây truyền bệnh VGB, 3 đường lầy truyền được ĐTNC biết nhiều nhất là mẹ truyền sang con, qua truyền máu và quan hệ tình dục không an toàn (chiếm tỷ lệ lần lựợt là: 24,8%; 31,5% và 20,6%). Cũng giống như biết về nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ biết cách phòng chống bệnh bằng việc sử dụng bàn chải đánh răng và dao cạo râu riêng là rất thấp (5,2% và 3,7%).
Biểu đồ 3.4 cho thấy trong 4 quan điểm thể hiện thái độ kỳ thị đối với người mac bệnh VGB, ĐTNC có quan điểm không đồng tình chiếm xấp xỉ trên dưới 50%, có tới 60,5% ĐTNC không đồng tình với quan điểm khi biết người thân hoặc bạn bè mắc bệnh VGB chúng ta nên xa lánh. Tỷ lệ không đồng tình với quan điểm người bị bệnh VGB phải chịu hậu quả xã hội và không nên tiếp xúc với người bị bệnh lần lượt là: 51,9% và 42,9%.
Những đối tượng đã từng làm các thủ thuật khi được hỏi có yêu cầu sử dụng dụng cụ riêng khi tiến hành các thủ thuật này hay không, chỉ có 42/109 ĐTNC (38,5%) trả lời có yêu cầu dùng riêng dụng cụ, có tới 61,5% không yêu cầu nhân viên y tế cho sử dụng dụng cụ riêng. Cũng giống như phần kiến thức và thái độ, phần thực hành trong nghiên cứu này được đánh giá dựa vào những câu trả lời đúng của ĐTNC về việc có yêu cầu sử dụng dụng cụ riêng khi tiến hành các thủ thuật hay không, có dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu không?.
Neu chia tổng số ĐTNC ra thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là có tổng điểm thực hành > giá trị trung bình được gọi là nhóm có thực hành đạt. Gần 50% ĐTNC mong muốn nhận được thông tin về bệnh từ ti vi, ngoài ra cán bộ y tế cũng là một trong những nguồn mà ĐTNC mong muốn nhận được tư vẩn (41,4%).
Tuy nhiên nguồn thông tin mà ĐTNC mong muốn được tiếp nhận có khác so với những gì mà họ đã nhận được. Yeu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm.
Yếu tố liên quan đến thái độ phòng chống lây nhiễm bệnh VGB của DTNC.
Những người có kiến thức chưa đạt có thái độ chưa đạt cao gấp gần 5 lần so với những người có kiến thức đạt (p<0,001). Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố như: thu nhập bình quân, thời gian làm việc và tư vấn với điểm thái độ của ĐTNC về bệnh VGB.
Giữa kiến thức và thái độ cũng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Mức độ liên quan giữa yếu tố giữa trình độ học vấn, kiến thức của ĐTNC và điểm thái độ giảm đi khá nhiều (OR hiệu chỉnh lần lượt là là: 2,7 và 3,3) sau khi đã xét đến tác động của các yếu tố còn lại trong mô hình hồi quy logictic. Như vậy trong số những yếu tố được xét trong mô hình hồi quy đã xuất hiện yếu tố nhiễu làm ảnh hưởng đen mối liên quan giữa yểu tổ tuổi, tình trạng hôn nhân với thái độ của ĐTNC về bệnh VGB.
Kết quả trong bảng cho thấy chỉ có trình độ học vấn và kiến thức có mối liên quan với thái độ. Không còn thây môi liên quan giữa tuổi, tình trạng hôn nhân với thái độ của ĐTNC.
Qua bảng phân tích hai biến (Bảng 3.17) các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chổng lây nhiễm bệnh VGB, kết quả cho thấy: không có mối liên quan giữa tuổi, tình trạng hôn nhân và so giờ làm việc trong ngày của ĐTNC. Kiến thức, thái độ của ĐTNC về bệnh và thực hành cũng có mối liên quan với p đều <0,001 và có sự chênh lệch lớn giữa những người có kiến thức, thái độ đạt với những người có kiến thức, thái độ chưa đạt.
Những người có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/tháng có thực hành chưa đạt cao gấp xấp xỉ 2 lần so với những người có thu nhập bình quan từ 2 triệu đồng trở lên (p<0,05). Những người có điếm kiến thức và thái độ chưa đạt có khả năng có thực hành chưa đạt cao gấp 7 và 3,5 lần so với những người có điểm kiến thức và thái độ đạt.
Qua phân tích kết quả cho thấy, trong tổng số 210 ĐTNC có 91% ĐTNC trả lời đã từng nghe nói đến bệnh VGB, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Taylor khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh VGB ở người Việt Nam và người Campuchia di cư tại Mỹ, theo kết quả nghiên cứu của ông, tỷ lệ đã từng nghe về bệnh VGB lần lượt là 81% và 56% [35;36], một nghiên cứu khác của tác giả Ma GX và cs khi nghiên cứu trên 256 đối. Điều này cũng khá dễ hiểu do đối tượng nghiên cứu của tác giả là những phụ nữ mang thai sinh sống tại Hà Nội, ý thức về việc phòng bệnh cho con cũng như cơ hội được tư vấn và khả năng tiếp cận các thông tin của đổi tượng này là cao hơn trong khi đó đối với những người di dân lao động phần lớn xuất thân là những người nông dân, trình độ học vấn còn hạn chế, khả năng tiếp cận cũng như được tư vấn về bệnh hầu như không có.