Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Hà Nam

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về thực tiễn: Việc quản lý hoạt động kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Hà Nam sẽ góp phần định hướng cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả, phù hợp với thực tế và cung cấp cho các nhà quản lý tại các doanh nghiệp điện lực Điện lực Việt Nam một tầm nhìn vĩ mô cho hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện. Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến quản lý kinh doanh hoạt động kinh doanh điện cho các doanh nghiệp điện lực, đề tài về quản lý kinh tế.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Kinh doanh điện

- Chăm sóc khách hàng, công khai chính sách giá bán điện của chính phủ, tuyên truyền chương trình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của chính phủ theo từng thời kỳ; là mặt hàng năng lượng thiết yếu của mọi nhà và độc quyền nhà nước, nên ngoài việc bên cung cấp dịch vụ phải có tinh thần phục vụ cộng đồng rất cao, bên bán còn phải có các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về giá bán điện tuyên truyền và hướng dẫn tiết kiệm điện, tư vấn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng cho các hộ sử dụng điện theo quy định của pháp luật về điện lực. Dựa trên khái niệm về kinh doanh điện, tác giả luận văn có thể tổng hợp khái niệm kinh doanh điện được hiểu như sau: Kinh doanh điện là hoạt động của công ty Điện lực nhằm kinh doanh và bán điện theo quy định, đây là giai đoạn cuối cùng trong việc cung cấp năng lượng điện; nó mang điện từ hệ thống truyền tải điện đến người tiêu dùng cá nhân.…nhằm phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân và mọi hoạt động an ninh, quốc phòng, kiến thiết đất nước và thu lại bằng tài chính.

Quản lý hoạt động kinh doanh điện

Ngành điện sử dụng chính sách đánh giả và đãi ngộ (khen thưởng, xử phạt) như một công cụ để quản lý nguồn nhân lực, thông qua đó gián tiếp quản lý hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện theo đúng pháp chế, đúng quy định. Thứ tư, công cụ về hành chính, pháp chế:. Căn cứ vào quy định pháp luật, ngành điện địa phương lập ra các quy định hành chính mang tính pháp chế bắt buột để quản lý nội bộ để thực hiện công tác quản lý, vừa là quy định, hướng dẫn cụ thể rừ ràng để cỏc cỏ nhõn, tập thể thực hiện theo. Ngoài ra truyền thông cũng là công cụ quản lý hoạt động kinh doanh điện. Dựa vào truyền thông, cơ quan có thể tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân tập thể về tiêu chuẩn quản lý hoạt động kinh doanh điện, tầm quan trọng của việc đảm bảo kinh doanh điện trên thị trường, thông qua đó có thể kiểm soát nhận thức của chủ thể và đối tượng quản lý. Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh điện. Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh điện không phải do nhà nước hay một cơ quan nào đặt ra mà được hình thành trên cơ sở đòi hỏi của tình hình thực tế. khách quan, bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh điện. Theo quan điểm hiện nay của Đảng ta, quản lý hoạt động kinh doanh điện có các nguyên tắc:. a) Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế. Theo nguyên tắc này, các đơn vị kinh doanh cung cấp điện chịu sự quản lý đồng thời của ngành điện (Bộ), đồng thời cũng phải cịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương (Tỉnh, Thành phố) trong một số nội dung theo chế độ quy định. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý hoạt động kinh doanh điện theo ngành và theo lãnh thổ phải được phối hợp, gắn bó với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực, có trách nhiệm chung trong việc hoàn thành kế hoạch của ngành cũng như của lãnh thổ, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên theo quy định của pháp luật. Phải có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng lặp và bỏ sót chức năng nhiệm vụ, quyền hạn. Các cơ quan QLNN theo mỗi chiều đều phải thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định cụ thể và phải có sự trao đổi, tiếp thu góp ý của bên kia. c) Nguyên tắc công khai, minh bạch. Tổ chức hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện phải được công khai, minh bạch cho nhân dân biết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các văn bản quản lý hoạt động kinh doanh điện sau khi được xây dựng và ban hành đều phải được phổ biến, cụng bỏo rộng rói đến cỏc đối tượng liờn qaun để nắm rừ và tuõn thủ nghiêm minh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng phải nhạy cảm, chú ý đến dư luận xã hội để từ đó điều chỉnh kịp thời các quyết định QLNN về hoạt động hoạt động kinh doanh điện, đảm bảo phù hợp với thực tế, hài hòa lợi ích giữa 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. d) Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện

Vì vậy, nếu không đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý (điện rất khó dự trữ) cho nhu cầu tiêu thụ, tiêu dùng sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến xã hôi. Nhu cầu tiêu dùng điện ở Việt Nam có xu hướng tăng cao và tăng nhanh do dụng cụ, thiết bị, .. sử dụng nguồn năng lượng điện hiện rất phổ biến, giá thành hợp lý, sử dụng được cho hầu hết rất nhiều dụng cụ gia dụng cũng như trong sản xuất công, nông nghiệp, .. Nhu cầu về điện ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý hoạt động kinh doanh điện của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đây là một động lực thúc đẩy các cơ quan QLNN hoàn thiện các văn bản, chính sách về hoạt động kinh doanh điện. Nhu cầu sử dụng điện càng cao, lượng hàng hóa, nhân lực tham gia vào ngành điện ngày càng nhiều, các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng, số lượng, quản lý các hành vi vi phạm pháp luật, phòng cháy, bảo vệ môi trường.. càng cần phải được chú tâm hơn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng. quyết định đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Họ có thể lựa chọn mua bất kỳ sản phẩm nào mà họ thích, họ không bị phụ thuộc vào sự hạn chế của các chủng loại mặt hàng như trước đây. Do vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách và nhu cầu của họ. c) Yếu tố về nguồn cung về điện. Ở Việt Nam hiện nay, điện được cung cấp từ cả nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu, trong đó nguồn trong nước là chủ yếu. Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung cấp điện là tương đối lớn, phân bố ở nhiều địa bàn, sản xuất theo nhiều phương thức: thủy điện, điện gió, nhiệt điện.. Vì thế, việc quản lý các doanh nghiệp này trong hoạt động kinh doanh điện là vấn đề không hề đơn giản. d) Các yếu tố thuộc khâu tổ chức tiêu thụ, giá bán điện. Nếu người tổ chức thực hiện nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh điện và triển khai nó một cách chính xác, đúng quy trình thì sẽ giúp mang lại hiệu quả như mong đợi, còn ngược lại sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng đầu tư dàn trải, phân bổ máy móc, trang thiết bị hoạt động kinh doanh điện không hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư cho hoạt động kinh doanh điện.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NAM

Phân tích thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam

Chủ yếu phân phối cho sản xuất công nghiệp (điện công nghiệp) với ba ngành chính là công nghiệp khoáng sản, công nghiệp chế biến và công nghiệp khác. Đối tượng phân phối khác là điện cho sinh hoạt dân dung với hai đối tượng là quản lý tiêu dùng và dân dụng khác. Qua số liệu bảng 2.4, có thể thấy kế hoạch hoạt động kinh doanh điện theo địa bàn của ngành điện lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2019 dựa trên điện tích các huyện, thành phố, số hộ dân và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện nên điện năng phân phối khác nhau và hầu hết tăng theo từng năm. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam. a) Tổ chức quản lý cung cấp điện. Đầu năm 2017, Điện lực tỉnh Hà Nam tiếp tục đầu tư xây dựng thêm lộ (tạo mạch kép) cấp điện cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Văn, bảo đảm không còn. xảy ra tình trạng quá tải đường dây, gây mất điện cho doanh nghiệp. Tại nhiều khu công nghiệp khác như: Châu Sơn, Cụm công nghiệp Kiện Khê… Điện lực tỉnh Hà Nam cũng triển khai nhiều chương trình cải tạo, nâng cấp đường dây, TBA nhằm cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng. Để hoạt động cung cấp điện diễn ra thường xuyên, liên tục, bền vững và an toàn, Điện lực tỉnh Hà Nam còn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện. Đơn cử, trước đây, doanh nghiệp thường có thói quen sử dụng các thiết bị điện đến khi hỏng hoặc có sự cố mới gọi điện lực đến sửa chữa, thì nay, Điện lực tỉnh Hà Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác thí nghiệm định kì, giảm thiểu các sự cố về điện. Đồng thời, tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tất cả khách hàng trong các khu công nghiệp khi đầu tư mới đều phải lắp đặt máy cắt đầu nguồn, phòng khi xảy ra sự cố ở một doanh nghiệp, sẽ không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, từ đó góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, … Nhờ các nỗ lực của mình, năm 2016, điểm hài lòng mà khách hàng dành cho Điện lực tỉnh Hà Nam là 7,72/10 điểm, đứng thứ 8 trong số 27 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc. b) Về công tác tổ chức dịch vụ khách hàng.

Hình 21: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam
Hình 21: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam

Điện lực Hà Nam còn có những hạn chế do một số văn bản chính sách hiện vẫn còn hiệu lực nhưng không có tính khả thi cao, chính sách thực quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam được quy định tại nhiều văn bản khác, khó theo dừi và tổng hợp, trong khi trỡnh độ khả năng tiếp cận thụng tin, hiểu biết phỏp luật của cán bộ và thành viên làm công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý tại công ty Điện lực Hà Nam tuy được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của các cấp, các ngành, đồng thời bản thân các đơn vị trực thuộc ngành điện tại công ty Điện lực Hà Nam cũng đã nghiêm tức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện tại đơn vị tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát còn hình thức, cứng nhắc và nội dung thanh tra chưa đầy đủ sát với thực tế để bao quát các vi phạm và nội dung thực hiện quy trình quản lý hoạt động kinh doanh điện.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NAM

    Cần xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động của Công ty; tiếp nhận và tổ chức xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác kiểm tra chống lấy cắp điện; tham mưu giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác kiểm tra điện trong toàn Công ty; tham gia trực tiếp kiểm tra và tính toán những vụ vi phạm sử dụng điện theo yêu cầu của Giám đốc; phối hợp với các cơ quan pháp luật, các đoàn thanh tra, kiểm tra của các cấp theo yêu cầu của Giám đốc; tham gia, phối hợp với Hội đồng xử lý vi phạm sử dụng điện của Tỉnh khi có yêu cầu. Điện lực Hà Nam đã có kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc Tỉnh trong khi lập quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị, … cần lưu ý đảm bảo tương ứng với quy hoạch hành lang lưới điện cung cấp; đảm bảo an toàn; tạo điều kiện có mặt bằng sạch để xây dựng mới và cải tạo lưới điện trên địa bàn; đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh tạo điều kiện cho các dự án, các công trình của ngành Điện tại công ty Điện lực Hà Nam được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra.