Thực trạng và mô hình chuỗi cung ứng lạnh nông sản mặt hàng rau củ quả tại thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung

- Khảo sát được thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ. - Đề xuất được mô hình chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản, dựa trên các thông tin tham khảo được từ các bài báo khoa học, các tạp chí quốc tế, v.v.

Phạm vi đề tài

- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ, tiếp đến đề tài sẽ đề xuất mô hình chuỗi cung ứng lạnh cho sản phẩm này. - Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát các nhà cung cấp, các tiểu thương tại chợ đầu mối, các nhà tiêu dùng và các đại lý bán sỉ và lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Hoạt động của chuỗi cung ứng lạnh

Theo các chức năng cơ bản của hậu cần, hoạt động chuỗi cung ứng lạnh có thể được chia thành bốn lĩnh vực sau: sản xuất (sản xuất, xử lý, mua, kiểm tra và tiếp nhận), lưu trữ (lưu trữ, xử lý và phân loại), vận chuyển (vận chuyển, xử lý và phân phối) và cuối cùng là tiêu thụ (vận chuyển, lưu trữ, phân loại) (Zhao và Zhang, 2009). - Thủ tục thuế quan: Nếu vận chuyển hàng hóa vượt qua ranh giới, các thủ tục thuế quan có thể trở nên rất quan trọng, vì các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có xu hướng nhạy cảm về thời gian và phải chịu sự kiểm tra nhiều hơn so với vận chuyển hàng hóa thông thường (ví dụ: nông sản, dược phẩm và mẫu sinh học).

Hình 2.3. Các liên kết cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh
Hình 2.3. Các liên kết cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh

Các nghiên cứu về khảo sát thực trạng chuỗi cung ứng

 Thực trạng phát triển về chất lượng dịch vụ Logistics: Phần lớn khách hàng đều cảm thấy các dịch vụ logistics tại VOSA Đà Nẵng ở mức bình thường và hài lòng, còn lại cảm thấy không hài lòng với 9 tiêu chí cơ bản: sự nhanh chóng trong phản hồi và xử lý công việc, thông tin liên lạc, chất lượng chứng từ, tính an toàn trong thực hiện lô hàng, tính chính xác về thời gian – địa điểm, tính đúng hẹn trong việc lập hóa đơn và chứng từ, việc lưu tâm đến các chỉ thị, tính chuyên nghiệp của nhân viên và cuối cùng là trang bị cơ sở vật chất. Quy trình hoạt động của một mạng lưới nông nghiệp hữu cơ bền vững liên quan đến việc thu thập thông tin sản xuất, phân phối đầu vào cho các thành viên, phổ biến nhu cầu và thông tin giá cả thị trường, thông tin dịch bệnh và quản lý rủi ro, đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận, thu thập dữ liệu quản lý từ cánh đồng và đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành rau ở ĐBSCL
Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành rau ở ĐBSCL

Khảo sát thực trạng

Xác định phạm vi và đối tượng khảo sát

Mục đích nhằm xác định nông sản ngoài tiêu thụ tươi sống thì có được chế biến thành những sản phẩm nào khác hay không. Nghiên cứu đồng thời khảo sát các vấn đề liên quan khác như: các công ty sẽ thu mua nông sản từ các nguồn cung cấp nào, sản lượng thu mua khoảng bao nhiêu, v.v cũng như tìm hiểu xem quá trình bảo quản nông sản sau chế biến sẽ diễn ra như thế nào.

Phương pháp chọn mẫu

- Xác định quy mô mẫu: Dựa vào đặc tính của nghiên cứu về chuỗi cung ứng, nghiên cứu tiến hành thực hiện khảo sát theo thành phần của chuỗi cung ứng, bao gồm 5 thành phần chính (nhà cung cấp nông sản, nhà phân phối, nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến, công ty cung cấp dịch vụ logistics) với kỳ vọng cỡ mẫu là 200. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện chính là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng.

Xây dựng bảng khảo sát

- Việc bảo quản nông sản sau khi nhận từ nhà phân phối và trong quá trình bán sẽ mang đến những lợi ích nào?. - Việc bảo quản nông sản sau khi nhận từ nhà cung cấp và trong quá trình chế biến sẽ mang đến những lợi ích nào?.

Bảng 3.2. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng
Bảng 3.2. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng

Phương pháp thực hiện khảo sát

- Việc bảo quản nông sản sau khi nhận từ nhà cung cấp và phân phối sẽ mang đến những lợi ích nào?. - Các Cơ quan chức năng ban ngành nên có những hỗ trợ nào nhằm đẩy mạnh bảo quản nông sản?.

Kết quả phân tích

Thành phần nhà cung cấp nông sản

Thực tế là phần lớn các nhà cung cấp nông sản là các hộ dân có mô hình kinh tế hộ gia đình nên vẫn chưa có hiểu biết về chuỗi cung ứng lạnh chiếm 78.5%, 10.8% nhà cung cấp có biết về chuỗi cung ứng lạnh nhưng chưa áp dụng, 10.7% nhà cung cấp đã áp dụng chuỗi cung ứng lạnh (đều là các nhà cung cấp tại Lâm Đồng với mô hình trang trại nông nghiệp lớn, chuyên cung ứng nông sản cho Bách Hóa Xanh, các siêu thị BigC, Metro và cửa hàng tiện lợi như Vinmart+). Đặc biệt, đối với bảo quản trong kho lạnh, nhà cung cấp cho biết đối với những đơn đặt hàng lớn và phải vận chuyển xa, cần thời gian để thu hoạch và đóng gói kỹ lưỡng nên sẽ bảo quản trong nhiệt độ từ 5ºC đến 15ºC tùy vào loại nông sản.

Hình 4.8. Sơ đồ biểu thị hình thức bảo quản sau thu hoạch của nhà cung cấp Các nhà cung cấp sẽ không tiến hành bảo quản sau thu hoạch, nguyên nhân chủ yếu là vì sau khi thu hoạch không lâu, các thương lái sẽ đến thu mua và mang đi
Hình 4.8. Sơ đồ biểu thị hình thức bảo quản sau thu hoạch của nhà cung cấp Các nhà cung cấp sẽ không tiến hành bảo quản sau thu hoạch, nguyên nhân chủ yếu là vì sau khi thu hoạch không lâu, các thương lái sẽ đến thu mua và mang đi

Thành phần nhà phân phối nông sản

Giống như các nhà cung cấp nông sản, phần lớn các nhà phân phối nông sản vẫn chưa có kiền thức về chuỗi cung ứng lạnh (chiếm 73.8% - đa số là các tiểu thương tại các chợ đầu mối); một số ít có hiểu biết nhưng chưa áp dụng (chiếm 18.5% ); chỉ có một phần nhỏ nhà phân phối có áp dụng chuỗi cung ứng lạnh vào quá trình cung ứng (chiếm 7.7% - chủ yếu là các công ty phân phối nông sản cho siêu thị).  Hình thức tiếp nhận nông sản từ nhà cung cấp: Tại mắt xích nhà phân phối, nông sản được tiếp nhận qua các hình thức: nông sản được nhà cung cấp thu hoạch và vận chuyển đến cho nhà phân phối (chiếm 50.8%); nhà phân phối sẽ trực tiếp đến nhà cung cấp để nhận nông sản bằng xe tải, xe gắn máy, xe cơ giới (chiếm 49.2%); không có nhà phân phối nào áp dụng hình thức tiếp nhận nông sản bằng xe tải đông lạnh, ngay cả khi họ nhận nông sản từ các tỉnh xa như Lâm Đồng.

Hình 4.10. Sơ đồ biểu thị nguồn cung cấp nông sản của nhà phân phối Trong đó:
Hình 4.10. Sơ đồ biểu thị nguồn cung cấp nông sản của nhà phân phối Trong đó:

Thành phần nhà bán lẻ nông sản

Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết chuỗi cung ứng lạnh của các nhà bán lẻ cho thấy: Có đến 53.3% các nhà bán lẻ chưa biết gì về chuỗi cung ứng lạnh (chủ yếu là các tiểu thương tại các chợ); 16.0% có biết về chuỗi cung ứng nhưng chưa áp dụng (Bách Hóa Xanh); còn lại 30.7% đã áp dụng chuỗi cung ứng lạnh (các siêu thị, cửa hàng Vinmart+ và Satra Food). Khảo sát về vấn đề phát triển chuỗi cung ứng lạnh trong tương lai, nghiên cứu nhận được kết quả như sau: 80% các nhà bán lẻ đồng ý cần phải thực hiện bảo quản, phân phối nông sản trong điều kiện nhiệt độ, có 20% các nhà bán lẻ cho rằng không cần thiết, chủ yếu là các tiểu thương tại các chợ, nguyên nhân là do chi phí cao và quy trình phức tạp.

Bảng 4.9. Bảng tổng hợp các đối tượng nhà bán lẻ tham gia khảo sát
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp các đối tượng nhà bán lẻ tham gia khảo sát

Thành phần doanh nghiệp chế biến nông sản

 Hình thức bảo quản nông sản: Tại các doanh nghiệp chế biến, nông sản sau khi tiếp nhận sẽ bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thông thường và được đưa vào chế biến trong ngày, không áp dụng bảo quản lạnh nông sản.  Thất thoát quá trình và cách hạn chế: Các doanh nghiệp đều cho biết có thất thoát xảy ra từ khi tiếp nhận nông sản (do luôn có hư hỏng xảy ra) đến trong quá trình chế biến sản phẩm (có những nông sản không đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng để chế biến nên loại bỏ, hư hỏng trong quá trình cắt).

Thành phần công ty cung cấp dịch vụ logistics

 Thất thoát quá trình: Mặc dù các công ty cung cấp dịch vụ logistics cho đội ngũ chuyên hóa về quản lí hoạt động và vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên tất cả đều cho rằng vẫn sẽ xảy ra thất thoát trong suốt quá trình. Trong tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng thì công ty cung cấp dịch vụ logistics có mức độ hiểu biết về chuỗi cung ứng lạnh, mức độ chuyên môn hóa về lĩnh vực cung ứng cũng như giao nhận hàng hóa tốt hơn so với các thành phần khác.

Bảng 4.12. Dịch vụ logistics các công ty cung cấp
Bảng 4.12. Dịch vụ logistics các công ty cung cấp

Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển 1. Mô tả chuỗi cung ứng lạnh nông sản

Thảo luận về thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản

Nhưng các đại diện cửa hàng cho hay hiện tại nông sản từ nhà phân phối sẽ được vận chuyển đến hai kho của Bách Hóa Xanh (Thốt Nốt và Hậu Giang) trước, sau đó mới phân phối đến các cửa hàng trong địa bàn. - Vận chuyển: Mặc dù ĐBSCL là vùng sông nước với mạng lưới đường thủy rộng khắp và có cảng lớn Cái Cui nhưng tuyến đường vận chuyển được khai thác chính lại là đường bộ (duy nhất một đường thông đạo về thành phố Hồ Chí Minh).

Phân tích SWOT đối với thực trạng chuỗi cung ứng lạnh

Do đó, phải chấp nhận việc xây dựng kho tại thành phố Hồ Chí Minh để tập trung hàng hóa và vận chuyển đến Tân Cảng và việc lưu kho này đòi hỏi chi phí cao và phải trải qua nhiều giai đoạn. - Cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vận tải cũng như hạ tầng về công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức gặp nhiều khó khăn.

Thảo luận về xu hướng phát triển chuỗi cung ứng lạnh

- Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi lạnh là vấn đề cần nhận được nhiều quan tâm hơn.

Mô hình đề xuất cho Bách Hóa Xanh 1. Cơ sở của đề xuất

Đề xuất mô hình

- Kho sơ chế Bách Hóa Xanh – Thốt Nốt sẽ nhận hàng nông sản từ các nhà cung cấp như: Các công ty phân phối tại Lâm Đồng, Nông sản xanh – Cần Thơ và Công ty TNHH MTV Hữu Huấn – Vĩnh Long để tiến hành sơ chế, bảo quản lạnh và. Nhưng điều phải đánh đổi khi áp dụng chuỗi cung ứng lạnh thì cần khoản chi phí đầu tư vô cùng lớn cho thiết lập kho lạnh, các thiết bị bảo quản và phương tiện vận chuyển lạnh.

Kiến nghị

- Đề tài đưa ra các mô hình đề xuất dựa vào thực trạng và điều kiện của từng đối tượng mà chưa đề xuất được các kỹ thuật lạnh và xét đến các chi phí.