MỤC LỤC
Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những tư tưởng chỉ đạo việc ban hành quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được nhanh chóng, đúng pháp luật góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có mục đích trừng phạt, song đó là sự trừng phạt mang tính nhân đạo sâu sắc nếu xét đến lới ích chung của cộng đồng xã hội (nhằm bảo vệ môi trường), xét nó như một phương tiện tác động của Nhà nước làm cho người vi phạm và những người khác nhận thức đúng đắn giá trị của của pháp luật trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Tại phiên xem xét công khai, người tiến hành xác minh và các bên tiến hành tranh luận về các tình tiết liên quan đến vụ vi phạm…[41] Theo tôi nên áp dụng phương án thứ 2 là hợp lý, vì theo phương án thứ nhất việc trao đổi chỉ là một chiều khó có thể thể hạn chế được khuyết điểm trên. Hơn nữa “không có luật không có tội; không có luật định không có hình phạt” là một trong những tư tưởng chỉ đạo quan trọng bậc nhất khi xây dựng Nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền con người đối với mỗi công dân trong xã hội; việc quy định các biện pháp xử phạt, thẩm quyền xử phạt, hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt.
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ đặc biệt – quan hệ trách nhiệm hành chính giữa một bên là Nhà nước (thông qua các cơ quan và cán bộ Nhà nước có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) và một bên là cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hành vi xâm hại QHPL do cá nhân, tổ chức thực hiện phải có lỗi, hành vi đó phải là kết quả của sự lựa chọn, tự quyết định của đối tượng trong khi có đầy đủ điều kiện để quyết định cách xử sự theo đúng quy định của pháp luật nhưng thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ đó.
Thực tế đã chứng minh các quy định về mức phạt tiền trong Nghị định 81 (Mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đồng) cũng đã có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tuy nhiên để góp phần đảm bảo tính hợp lý về đấu tranh chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong điều kiện kinh tế hiện tại và để phù hợp với Pháp lệnh; Nghị định 177 đã có những sửa đổi đáng kể về mức phạt tiền (nâng mức phạt cao nhất lên tới 500.000.000 đồng - Điểm b Khoản 1 Điều 3) – Đây là một điểm thay đổi cơ bản trong quy định về biện pháp phạt tiền tại Nghị định 177 so. Ngoài ra Nghị định 177 còn một điểm mới nữa; đó là việc không quy định các trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép như trong Nghị định 81 – một quy định đã gây nhiều tranh luận (Theo Nghị định 81 thì Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền và Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường cũng là trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép - Tước quyền sử dụng giấy phép là chế tài phạt do vậy ở đây đã có sự nhầm lẫn vì với các trường hợp Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hay giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường thì người sử dụng giấy phép không có lỗi, tức là họ không có hành vi vi phạm pháp luật môi trường nên không có cơ sở để xử phạt họ).
Trường hợp VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của nhiêu cơ quan thì việc xử phạt - áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - do cơ quan thụ lí đầu tiên thực hiện, mọi phát hiện liên quan đến việc vi phạm, các cơ quan khác đều phải chuyển cho cơ quan này xem xét, xử lý.Quy định này vừa tránh được hiện tượng tranh chấp thẩm quyền vừa bảo đảm nguyên tắc: Mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường chỉ bị xử phạt một lần. Xin dẫn ra một ví dụ: trong quá trình sử lý vi phạm của công ti Vedan, Bộ TNMT thì trích dẫn Điều 49 Điểm b Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “UBND tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính Phủ” – Tức là vi phạm của Vedan do UBND Tỉnh Đồng Nai giải quyết; trong khi đó theo UBND Tỉnh Đồng nai thì Thẩm quyền này thuộc về Bộ TNMT bởi vì: “Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”.
Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án,mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính - Đây là quy định tiến bộ của Pháp lệnh 2002, tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý VPHC.
- Quản lý khai thác tài nguyên : Tài nguyên môi trường đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, bị hủy diệt ( Vụ khai thác trái phép vàng sa khoáng trên địa bàn các xã Sa Lý, Phong Minh, Kim Sơn và khu vực trường bắn Quốc gia KVI; có thời điểm có khoảng trên 15-17 tàu cuốc và hàng chục máy xúc vào khai thác trái phép…) ;. - Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường cũng đang có chiều hướng gia tăng, tình trạng nhập khẩu máy móc, thiết bị chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học,các chất độc hại, phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã và đang xảy ra nghiêm trọng ( Vụ nhập khẩu áp quy chì phế thải từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng năm 2007, Vụ tạm nhập tái suất một tàu rác thải về cảng Hải Phong năm 2008…) Việt Nam đang có nguy cơ trở thành “Bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển nếu không có biện pháp kịp thời.
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường cũng đang có chiều hướng gia tăng, tình trạng nhập khẩu máy móc, thiết bị chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học,các chất độc hại, phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã và đang xảy ra nghiêm trọng ( Vụ nhập khẩu áp quy chì phế thải từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng năm 2007, Vụ tạm nhập tái suất một tàu rác thải về cảng Hải Phong năm 2008…) Việt Nam đang có nguy cơ trở thành “Bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển nếu không có biện pháp kịp thời. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong. VEDAN); đã làm cho nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường tăng lên đáng kể, các cơ quan chức năng cũng tích cực hơn trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm mới. Xin dẫn một vụ việc điển hình của tình trạng này, đó là sự vi phạm của công ti Vedan: Nhà máy Vedan đi vào hoạt động từ năm 1993 và từ năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động công ti này đã thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn phát hiện, và đã xử lý nhiều lần (4 lần với tổng số tiền phạt là 23 triệu) nhưng chưa cương quyết nên Vedan vẫn âm thầm “giết chết” sông Thị Vải trong 14 năm.
Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật trội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Về thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nên nghiên cứu đưa ra một thủ tục riêng (hiện nay áp dụng theo thủ tục chung tại Pháp lệnh), bởi lẽ VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường phức tạp, để xác định được các cơ sở áp dụng biện pháp xử phạt thường mất nhiều thời gian hơn các vi phạm trong lĩnh vực khác. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.