Cân bằng giữa quyền riêng tư và lợi ích công trong đại dịch COVID-19: Giải pháp và Đề xuất hoàn thiện pháp luật

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, qua đó xem xét tính phù hợp của các quy định, đánh giá sự tương thích đối với pháp luật Việt Nam, đồng thời đánh giá những quy định phù hợp có thể tiếp thu, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập, nghiên cứu tổng hợp các tài liệu phản ánh thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền riêng tư và lợi ích công.

QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ LỢI ÍCH CÔNG

Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền riêng tư 1. Khái niệm quyền riêng tư

Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước quốc tế khu vực như Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights 1950) xác định: “(1) Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ; (2) Sẽ không có sự can thiệp của một cơ quan công quyền với việc thực hiện quyền này, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác”. Đạo luật buộc các cơ quan: (i) Chỉ lưu trữ trong hồ sơ của một cá nhân khi có liên quan và cần thiết để hoàn thành mục đích của cơ quan; (ii) Thu thập thông tin ở mức độ cao nhất có thể thực hiện được trực tiếp từ cá nhân khi thông tin đó có thể dẫn đến các quyết định bất lợi về quyền, lợi ích và đặc quyền của một cá nhân; (iii) Thông báo cho từng cá nhân mà họ yêu cầu cung cấp thông tin; (iv) Duy trì tất cả các hồ sơ được sử dụng bởi cơ quan; (v) Nỗ lực hợp lý để gửi thông báo về một cá nhân khi bất kỳ hồ sơ nào về cá nhân đó được cung cấp cho bất kỳ người nào theo quy trình pháp lý bắt buộc khi quy trình đó trở thành vấn đề được công khai; (vi) Thiết lập các quy tắc ứng xử cho những người liên quan đến thiết kế, phát triển, vận hành hoặc duy trì bất kỳ hệ thống hồ sơ nào hoặc trong việc duy trì bất kỳ hồ sơ nào; (vii) Thiết lập các biện pháp bảo vệ, kỹ thuật và vật lý thích hợp để đảm bảo an ninh và bí mật trong số các bản ghi.

Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ lợi ích công 1. Khái niệm lợi ích công

Tuy vậy, cũng như theo các nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật quốc tế, việc thực thi các quyền con người cũng có thể bị giới hạn (hạn chế) trong những trường hợp và mục tiêu xác định. Khoản 3, Điều 55 Hiến pháp Liên bang Nga đã qui định các điều kiện mang tính chất nền tảng hiến định, theo đó quyền con người có thể bị giới hạn: “Các quyền và tự do của con người và của công dân có thể bị giới hạn bởi luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm phòng thủ đất nước và an ninh quốc gia”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp Liên bang, quyền và tự do của con người có thể bị giới hạn ở mức độ cần thiết bởi các điều kiện, mục đích cơ bản sau:. - Về điều kiện: 1) chỉ có thể bị hạn chế bởi luật Liên bang; 2) Chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ các mục tiêu được qui định ngay trong Hiến pháp. Hầu hết luật pháp các nước trên thế giới đều cho rằng bảo vệ lợi ích công, lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia - dân tộc có chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia, dân tộc.

Ở VIỆT NAM

Quy định pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư trong trong đại dịch covid 19

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ. tin về bệnh tật ảnh hưởng tới công việc, học tập, bị bạn bè người xung quanh xa lánh. Do vậy bảo vệ thông tin về sức khoẻ là cần thiết. Với những lý do trên, có thể thấy việc bảo vệ thông tin về sức khoẻ của một cá nhân có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là trong bối cảnh khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều nguy cơ về rò rỉ thông tin xuất hiện. Trong những năm qua, Quốc hội đã rất tích cực ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng tới bảo vệ sức khoẻ cho người dân, trong nội dung của các văn bản này cũng bao hàm các quy định về bảo vệ thông tin người bệnh, nghiêm cấm các hành vì phát tán tiết lộ các thông tin người bệnh. Có thể liệt kê ra như:. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư trong Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác năm 2006. Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác quy định nghiêm cấm hành vi: “Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật”. Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định: “Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về nhưng điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh…”. “trách nhiệm của thày thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh:. Giữ bí mật thông tin liên quan tới người bệnh.”. Điều 8 Luật này quy định quyền của người bệnh: “1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”. Điều 11 quy định Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh như sau:. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.”. Khoản 4 điều 59 quy định rằng: “Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:. a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;. b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;. c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt. Sáu là, quyền được đại diện đối với người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.Theo đó,người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổithì sẽ đượcngười đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.

Quy định pháp luật về bảo vệ lợi ích công trong đại dịch Covid – 19 ở Việt Nam

BLTTHS quy định rừ nhiệm vụ của BLTTHS là bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Được chia sẻ dữ liệu cá nhân hoặc cấp quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp: theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo vệ tính mạng, sức khỏe hoặc tự do của chủ thể dữ liệu; không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu và việc có được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là bất khả thi; xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê….

Thực tiễn thực hiện việc bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích công của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid – 19

Một số vụ việc nổi cộm đã được cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, xử lý kịp thời như: ngày 21/7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an quận Bình Thạnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai tháng đối tượng Phan Hữu Điệp Anh về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) do có hành vi cắt ghép hình ảnh một vụ tự thiêu rồi lan truyền trên mạng xã hội, xuyên tạc thành việc “bức xúc về cách chống dịch Covid-19 của thành phố” nên người dân phẫn uất, tự thiêu giữa đường. (2) Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự: (a) Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; (b) không tuân thủ quy định cách ly; (c) từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; (d) không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối(điểm 1.2 khoản 1 Công văn số 45/TANDTC-PC).

Đánh giá những tồn tại, hạn chế

Qua rà soát, nghiên cứu những biểu hiện sau đây là hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư : (1) Hành vi thu thập, công bố các thông tin, tư liệu liên quan đến cá nhân không được sự đồng ý của người đó hoặc của nhân thân cá nhân trong trường hợp cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ; (2) Hành vi xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của cá nhân ; (3) Hành vi xâm phạm bí mật đời tư liên quan đến thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân. Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật… Tuy nhiên, sự giám sát của Quốc hội nói chung và giám sát thực hiện nguyên tắc giới hạn quyền lại rất hình thức, bởi khi có quá nhiều chủ thể, nội dung bị Quốc hội giám sát thì sẽ thiếu đi một trọng tâm cần phải giám sát là hoạt động của Chính phủ - thi hành nguyên tắc giới hạn quyền.

TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh diễn ra đại dịch

Có thể thấy hệ thống án lệ của Hoa Kỳ về quyền riêng tư đã có đóng góp to lớn vào sự ra đời và phát triển của Quyền riêng tư, Bắt nguồn từ những tranh luận pháp lý, những đạo luật và án lệ về riêng tư ra đời và ngược lại tiếp tục thụng qua thực tiễn xột xử những vẫn đề cũn chưa rừ lại được đưa ra bàn thảo tranh luận rồi lại quay lại góp phần làm thay đổi hệ thống quy định, án lệ theo chiều hướng tích cực hơn. Số lượng các vụ việc xâm phạm về quyền riêng tư giải quyết ít như vậy là do nhận thức của người dân về tác hại, hậu quả của sự vi phạm quyền riêng tư là chưa cao từ đó dẫn đến dễ dàng thoả hiệp dàn xếp để rút đơn tố cáo, một phần là do đôi khi hành vi xâm phạm có sự ly lai giữa các tội danh, xâm phạm tới nhiều quyền lợi, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong quá trình xử lý (hành vi thu thập thông tin có thể phục vụ nhiều mục đích có thể là chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác do đó có sự chuyển hoá sang các tội danh khác; thu thập, đánh cắp thông tin chỉ là thủ đoạn).

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lợi ích công trong bối cảnh diễn ra đại dịch

Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và các quy định của pháp luật liên quan về phòng, chống dịch bệnh: Ngay từ ban đầu, việc tuyên truyền về virus SARS-CoV-2 và chiến lược ứng phó với dịch bệnh cần được Chính phủ, các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện minh bạch; chi tiết về các triệu chứng, các biện pháp phòng bệnh và các địa điểm xét nghiệm đều được công bố, cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang web của Chính phủ, các mạng xã hội, Website của Bộ Y tế và các bộ, ban ngành, các cơ quan nhà nước; treo áp-phích tại các bệnh viện, công sở, các khu dân cư, các khu chợ. Tại Công văn này, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo có liên quan nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, thực hiện quyết liệt các biện pháp do Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đề ra, trong đó chú trọng việc quán triệt, phổ biến, vận động cán bộ, Nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh.

Giải pháp cân bằng quyền riêng tư và lợi ích công ở việt nam trong bối cảnh đại dịch Covid - 19

Có nghĩa là, trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế cần ưu tiên thực hiện quyền nào trước, cần cân nhắc, đặt lên bàn cân để xác định có đáng để đánh đổi lợi ích này vì lợi ích kia không, ví dụ đánh đổi lợi ích cá nhân vì lợi ích công: khi dịch bệnh covid bùng phát, quy định phải khai báo thông tin, như vậy quyền riêng tư bị giới hạn, hoặc thậm chí là vi phạm quyền riêng tư (đi đâu, gặp ai, làm gì…) nhưng việc hạn chế quyền riêng tư đó là vì sức khỏe cộng đồng, vì kinh tế quốc gia, vì lợi ích xã hội hay chỉ là vì một trong các mục đích trên. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng được áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm kịp thời ngăn chặn bệnh dịch, cho nên mọi thông tin về dịch bệnh, kể cả thông tin về người nhiễm virus corona trong trường hợp này cần được công khai minh bạch, đầy đủ và chính xác; tức là được phép công khai các thông tin cá nhân như tên, tuổi, hình ảnh, địa chỉ nơi sống của người bệnh sẽ giỳp cho những người sống xung quanh dễ theo dừi và chủ động phòng tránh theo đúng quy định.