MỤC LỤC
Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì Ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty đó phát hành, điều này dẫn đến bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sản nội bảng, nghĩa là Ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trải những gì cam kết trong thư bảo lãnh. Nếu vì một lý do nào đó, Ngân hàng không cho vay ta được nguồn vốn này hoặc không sử dụng hết nghĩa là tồn tại tiền dự trữ quá mức không sinh lãi, trong khi đến hàng ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số tiền huy động và các chi phí nghiệp vụ khác có liên quan, như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.
Như vậy, các kế hoạch chi trả của Ngân hàng đều bị đảo lộn.Trong trường hợp đến hạn trả tiền mà Ngân hàng chưa có đủ tiền trả cho người gửi thì Ngân hàng còn phải mất các chi phí cho việc bán chứng khoán, vay Ngân hàng trung ương hay vay các Ngân hàng thương mại khác… Ngoài ra, rủi ro còn làm giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến việc huy động vốn cũng như tác động xấu đến quan hệ với các Ngân hàng khác. Qua đánh giá hoạt động của Ngân hàng, người ta có thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình thu nhập của dân cư… Khi Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đến một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội.
Cụ thể, nợ khó đòi của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc lên tới 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 300 tỷ USD, Nhật Bản là 250 tỷ USD, Hàn Quốc 100 tỷ USD, Thán Lan 70 tỷ USD, Malaisia 10 tỷ USD… Số nợ khó đòi này nếu không được nhanh chóng tháo gỡ, hệ thống Ngân hàng sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sự sụp đổ hệ thống là khó tránh khỏi. - Chức năng: AMC mua lại các khoản nợ của Ngân hàng, sau đó tìm mọi cách để tối đa hoá khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác nhau như: sử dụng tài sản thế chấp để góp vốn liên doanh, liên kết; cho thuê; sửa chữa, đầu tư làm tăng giá trị tài sản trước khi bán;.
Theo quyết định số 458/QĐ – NHNo ngày 1/9/1995 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lý theo mô hình hai cấp tại Thành phố HCM và Hà Nội, thì Hà Nội chỉ còn làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong nội thành Hà Nội và chịu sự chỉ đạo điều hành của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development-HaNoi Branch. Khi mới thành lập, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội chỉ có 16,5 tỷ đồng, trong đó 53,3% là tiền gửi của Ngân sách Nhà nước và đơn vị dự toán, vốn huy động của dân chỉ có 1,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 11% nguồn vốn, vì lúc này nền kinh tế đang nằm trong cơ chế bao cấp nặng nề, tốc độ trượt giá lớn vả lại Ngân hàng không có chính sách phù lợp để huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng nội tệ. Khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất thì quan hệ kinh tế với nước ngoài ngày càng tăng lên và nhu cầu vay ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu tăng dần, NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoại tệ nên mặc dù mới mở ra cho vay ngoại tệ nhưng dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng dư nợ.
NHNo & PTNT Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt, cán bộ công nhân viên được tập trung từ nhiều nơ khác nhau, trình độ còn yếu kém và không đồng đều, Ngân hàng phải vừa vận hành, vừa rút kinh nghiệm để định hình,cộng với tình hình kinh tế biến động trong nhiều năm, do đó không tránh khỏi những hạn chế dẫn đến tín dụng. Việc xemxét và quản lý tài sản thế chấp cũng có nhiều sơ hở, không kiểm soát nổi dẫn đến việc khách hàng làm nhiều bộ hồ sơ thế chấp cho cùng một tài sản để thế chấp ở nhiều Ngân hàng khác nhau mà các Ngân hàng không biết hoặc tài sản đã thế chấp để vay vốn nhưng khi người vay vốn bán được tài sản lại không nộp tiền giải chấp, không thông báo cho Ngân hàng. Một số doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ, liên quan đến gỗ và những sản phẩm liên quan đến gỗ dẫn đến tồn kho không bán được, không tiêu thụ trong nước được, hơn nữa một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như tinh dầu… thì bị nước ngoài ép giá do không đạt chất lượng cao, nếu để tồn kho thì lại càng mất giá hơn nữa.
Ngân hàng cần phải tiếp tục hoàn thiện các biện pháp cũ, tìm ra các giải pháp mới cho phù hợp với thực trạng của mình hiện nay.
- Động viên và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chuyên môn, Đảng và Đoàn thể… trong việc giáo dục, bồi dưỡng và quan tâm đến cán bộ công nhân viên về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời đòi hỏ mọi người phải có nghĩe vụ và trách nhiệm làm tốt công việc được giao và trách nhiệm bảo vệ, nâng cao uy tính của NHNo & PTNT Hà Nội. Ngân hàng cần phải thăm dò, tìm hiểu thêm qua các tổ chức kinh tế mà khách hàng có quan hệ như các đơn vị cung cấp vật tư, tiêu thụ hàng hoá, tìm hiểu quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các Ngân hàng khác thể hiện ở các mức dư nợ thông thường, dư nợ quá hạn, dư nợ khó đòi…. Bằng cách đó, Ngân hàng cũng sẽ tự phân tán rủi ro với các Ngân hàng khác, trong liên kết đầu tư, các Ngân hàng cũnh cần xem xét, đánh giá khách hàng cũng như phương án sản xuất hay dự án đầu tư của khách hàng một cách kỹ lưỡng nhằm tối thiểu hoá rủi ro trước khi tiến hàng tài trợ.
- Các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh cần tăng cường kiểm tra kiểm soát với các đơn vị được cấp giấy phép, tránh tình trạng như hiện nay các doanh nghiệp được thành lập xong, hoạt động như thế nào hầu hết các cơ quan này ít biết được các thông tin về họ. - Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin bằng cách đưa ra các quy chế bắt buộc đối với Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác về việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng, tăng cường trao đổi thông tin giữa CiC và các bộ phận nghiên cứu rủi ro ở các Ngân hàng nhằn ngăn chặn những rủi ro như thông tin không cân xứng, khách hàng đem tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi…. - Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính quốc gia (đặc biệt là thủ tục công chứng, thủ tục đăng ký tài sản thế chấp, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà và đất…), giáo dục về pháp luật cho cán bộ các ngành, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, coi đây là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế rủi ro trong kinh doanh.