Phân tích và định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường mỹ

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ

Các nhân tố bên ngoài công ty Artexport

WTO là tổ chức kinh tế đa phương, nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu dựa trên năm nguyên tắc đó là thương mại không phân biệt đối xử, tạo dựng một nền tảng ổn định cho phát triển thương mại, đảm bảo thương mại tự do thông qua đàm phán, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và dành điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển. Có nhiều quốc gia đã đưa những sản phẩm thêu sang Mỹ trước và có được chỗ đứng trên thị trường này lâu hơn Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Inđônêxia… Sản phẩm của mỗi quốc gia đều mang nét văn hoá độc đáo riêng biệt để đáp ứng sở thích tiêu dùng của người dân trên đất nước hợp chủng quốc, đa dạng về văn hoá và sắc tộc.

Nhân tố bên trong công ty Artexport

Mặc dù số lượng lao động trong các làng nghề thêu hiện nay ngày càng nhiều nhưng họ thiếu kỹ năng lao động và trình độ dân trí ở một số nơi chưa cao nên người thợ thủ công cũng gặp trở ngại khi phải đối mặt với những thay đổi về mẫu mã, công nghệ và các phương pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Những nỗ lực trên của Artexport được ghi nhận bằng những giải thưởng sáng giá như giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các nước bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và một số bằng khen của Chính Phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam.

Sơ đồ 1.2:  Cơ cấu tổ chức sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ

Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thêu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Mỹ trong

+ Phòng thêu, phòng mỹ nghệ, phòng gốm: là ba bộ phận trong công ty có chức năng chính là tổ chức quản lý và giám sát quá trình sản xuất tại các xưởng, ngoài ra ba phòng trên còn thực hiện chức năng thiết kế mẫu sản phẩm, tiếp nhận những đơn đặt hàng về sản phẩm, tính toán định mức nguyên vật liệu cho từng mẫu sản phẩm và từng đơn hàng cụ thể, xác định giá bán của sản phẩm giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài và thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Nhờ có sự thay đổi này mà Công ty đã chủ động hơn trong việc nắm bắt những thông tin về thị trường, xu thế tiêu dùng của người dân Mỹ và đang từng bước xây dựng thương hiệu của Công ty trên thị truờng Mỹ.Hơn nữa việc Công ty đã xuất khẩu được chính những sản phẩm mà Công ty thiết kế và sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước dưới hình thức hợp đồng mua bán còn là động lực để hoạt động sản xuất xuất khẩu của Công ty phát triển và giúp Công ty giảm chi phí, hạ giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường Mỹ. Qua bảng 2.8 cho thấy khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung nhiều nhất ở bang San-Francisco và New Jersy, đây cũng là hai bang đầu tiên mà hàng thêu của Công ty Artexport có mặt trên thị trường Mỹ và khách hàng ở bang này là những khách hàng mà Công ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng thêu mỗi năm.Cùng với sự phát triển theo thời gian khách hàng của Công ty cũng được mở rộng ra các bang khác trên nước Mỹ như Chicago, Florida, Boston, Las Vegas và đặc biệt là New York một bang đông dân nhất nước Mỹ và du lịch ở bang này cũng rất phát triển.

Bảng  2.4 Giá trị xuất khẩu hàng thêu theo thị trường xuất khẩu
Bảng 2.4 Giá trị xuất khẩu hàng thêu theo thị trường xuất khẩu

Đánh giá thực trạng phát triển hàng thêu của Công Artexport sang thị trường Mỹ

Những ưu điểm

Mặt hàng thêu luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty trong những năm qua, hàng năm doanh thu từ việc xuất khẩu mặt hàng thêu luôn chiếm tỷ trọng trên 30% giá trị xuất khẩu của tổng số 12 mặt hàng xuất khẩu mà Công ty thực hiện trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010. - Thị trường xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ ngày càng mở rộng: Việc xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng về số lượng khách hàng, khu vực xuất khẩu và về các hình thức xuất khẩu. Có được điều đó phải kể tới sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo Công ty trong việc đầu tư chi phí để thực hiện các bịên pháp, chiến lược tiếp thị quảng báo sản phẩm và xúc tiến bán hàng trên thị trường Mỹ, một thì trường được xem là có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức và khó khăn.

Những hạn chế

- Cơ cấu mặt hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn chưa hợp lý, các mặt hàng thêu xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ chủ yếu vẫn tập trung vào nhòm hàng thêu tiêu dùng và Công ty mới chỉ phát triển được số lượng rất nhỏ về chủng loại hàng thêu thuộc nhóm hàng lưu niệm. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ còn tồn tại vấn đề là những mặt hàng có số lượng xuất khẩu lớn thì giá trị của mặt hàng đó lại nhỏ trong khi những mặt hàng có giá trị cao thì số lượng xuất khẩu lại ít. Chính vì vậy mà những khách hàng Công ty có thể xuất khẩu với số lượng lớn và có quan hệ làm ăn lâu dài lại là những Công ty thương mại giao gia công của Mỹ, còn những khách hàng mà Công ty xuất khẩu những mặt hàng chính thức mang thương hiệu của Công ty lại nhỏ và không ổn định.

Nguyên nhân hạn chế

Mặc dù Công ty rất quan tâm đến việc lựa chọn và tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Mỹ nhưng số hội chợ mà Công ty tham gia còn ít và nếu tham gia thì ban lãnh đạo Công ty không có kế hoạch đặt chỗ từ trước hoặc các quyết định tham gia muộn dẫn đến gian hàng của Công ty tại hầu hết các hội chợ mà Công ty tham gia thường không nằm ở những vị trí trung tâm dễ thu hút sự chú ý của những doanh nghiệp đến tham gia hội chợ. - Lực lượng sản xuất của Công ty còn ít nên công tác tổ chức sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị phân tán ở nhiều địa điểm gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ của Công ty trong việc giám sát sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài đội ngũ thợ thêu của Công ty thì Công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng thợ thêu ở các làng nghề, họ chủ yếu là nông dân, tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất nên thời gian sản xuất bị hạn chế và việc giữ vệ sinh cho các sản phẩm thêu là rất kém.

Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011_2015 của Công ty Artexport ARTEXPORT

Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Công ty trong giai đoạn 2011_2015

- Mở rộng quan hệ với các đối tác tại nhiều thị trường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, lựa chọn các đối tác tin cậy và có tiềm năng lớn để thiết lập quan hệ nhằm mở ra những phương thức làm ăn mới, tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được nhu cầu về giá cả, chất lượng và thời gian. - Thông qua những nỗ lực tiếp thị để thu hút thêm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá tên tuổi, các mặt hàng của Công ty thông qua Website và tham gia các hội chợ quốc tế… đặc biệt chú ý đến khách hàng tiêu thụ lớn. - Sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh, mỗi năm chi 100 triệu cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để ngày càng nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo năng suất lao động và lợi nhuận đạt được ngày càng cao.

Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2011_2015

- Thực hiện xúc tiến bán hàng, tăng cường tham gia các hội chợ chuyên ngành và mở rộng chiến dịch quảng cáo hàng năm vào đầu các mùa lễ hội của Mỹ để tạo nên hiệu quả cao hơn cho hoạt động phát triển hàng thêu trên thị trường Mỹ. - Mở rộng và phát triển các quan hệ tốt đẹp đã có với các khách hàng lâu dài và thiết lập các quan hệ với các đối tác mới để càng ngày càng phát triển thêm về số lượng khách hàng và mở rộng quan hệ với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau trên thị trường Mỹ. - Tiếp tục khai thác các hợp đồng gia công nhưng bên cạnh đó Công ty sẽ hoàn thiện và nâng cao qui trình sản xuất để dần xây dựng thượng hiệu cho các sản phẩm thêu của Công ty, thuyết phục các khách hàng giao gia công chuyên sang nhập khẩu hàng thêu của Công ty dười hình thức hợp đồng mua bán hoặc sản xuất xuất khẩu.