MỤC LỤC
Đó là những rủi ro khi chi phí mà ngân hàng phải trả lãi tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi khiến cho thu nhập từ lãi của ngân hàng bị thu hẹp lại, thậm chí có thể âm. Hoặc khi nhiều người gửi tiền rút tiền đột ngột mà ngân hàng lại không đủ khả năng chi trả.
- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do chưa có nhu cầu sử dụng ngay, gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai, hoặc vì lí do an toàn bí mật…Ngân hàng thường trả lãi cho tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi của tài khoản tiền gửi, người gửi tiền sẽ được ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm phục vụ cho việc ghi chép gửi và rút tiền. Tuy nhiên vẫn phải nói rằng các NHTM tạo lập nguồn vốn chủ yếu là bằng phương pháp huy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoặc dưới hình thức chiết khấu của NHTU và có thể nhận vốn ủy thác đầu tư cùng với số vốn chủ sở hữu để có nguồn vốn với quy mô nhất định đủ tài trợ cho danh mục tài sản.
Chẳng hạn các tổ chức quốc tế: Ngân hàng thế giới (World bank), Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia development), quỹ tài chính của Chính phủ Pháp (CFD) đã từng ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay theo các dự án thuộc kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: Dự án phục hồi và phát triển nông thôn, tín dụng nông thôn,. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà áp dụng các hình thức huy động khác nhau, hoặc các ngân hàng có thể đa dạng hóa các hình thức huy động qua việc tạo ra các sản phẩm huy động mới, cung cấp nhiều tiện ích, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng hoặc một nhóm khách hàng nhằm tối đa hóa nguồn vốn huy động.
Lớp hàm phi tuyến này đơn giản về cấu trúc do có thể “tuyến tính hóa” bằng cách chuyển dạng loga và nó khá phù hợp với nhiều mối quan hệ trong thực tiễn thông qua các giả thiết nhất định đối với các tham số của hàm. Với yi (i = 1 ÷ m ) là các biên nội sinh mà ta không thể (hoặc không cần) biểu diễn dạng hàm tường minh; khi này ta coi quan hệ giữa biến nội sinh với các biến khác là quan hệ hàm nhưng dưới dạng ẩn và gọi là hàm ẩn.
Vì vậy, ta cần phân tích chuỗi thời gian để xem xét chuỗi nguồn vốn huy động có yếu tố xu thế và yếu tố mùa vụ hay không để phân tích chuỗi số liệu được chuẩn xác và không gặp phải những sai lầm không đáng có. Việc xem xét chuỗi nguồn vốn huy động đặt ra một vấn đề là nếu chuỗi nguồn vốn huy động có tính xu thế và tính mùa vụ thì làm thế nào để có thể phân tích được tác động của những yếu tố khác đến chuỗi nguồn vốn huy động được chính xác?. Điều này làm cho ta phải đặt ra phương hướng giải quyết là phải loại bỏ tính xu thế và tính mùa vụ ra khỏi chuỗi vì khi có các yếu tố này trong chuỗi thì có thể các yếu tố này sẽ làm lu mờ đi tác động của các yếu tố mà ta cần phân tích tác động của chúng đến nguồn vốn huy động.
Nếu chúng ta ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian trong đó có biến độc lập không dừng, khi đó giả thiết của OLS bị vi phạm và phân tích sẽ gặp phải những sai sót.
+ Nếu các phương trình đều chứa cùng một số biến, tức là độ dài trễ của các biến trong các phương trình đều giống nhau, thì dùng OLS để ước lượng, không cần dùng tới các phương pháp ước lượng hệ phương trình. Việc chọn phương pháp này hay phương pháp khác hoàn toàn tùy thuộc vào nó có phù hợp hay kết quả có tin cậy được không. Không những thế nguồn vốn huy động còn thể hiện khả năng tài chính, tính thanh khoản, khả năng cho vay và huy động của một ngân hàng.
Chính vì thế mà việc phân tích sự biến động của chuỗi nguồn vốn huy động, đánh giá dự đoán trong các giai đoạn tiếp theo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn là việc làm cần thiết đối với tất cả các ngân hàng thương mại.
Dựa vào bảng 3.2 ta thấy chuỗi nguồn vốn huy động có tính chất mùa vụ vì các hệ số mựa vụ khỏc nhau rừ rệt giữa cỏc thỏng, chỉ số mựa vụ ở thỏng 3 đến thỏng 7 là tương đối cao so với các tháng khác và chỉ số mùa vụ tháng 3 là lớn nhất bằng 1.183580. Ta cần phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác tới nguồn vốn huy động như thế nào để có thể đưa ra dự báo chính xác về nguồn vốn huy động của ngân hàng trong thời kỳ tới và có những biện pháp thu hút, nâng cao nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất. Có nhiều loại kỳ hạn khác nhau như: không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng, kỳ hạn 2 tháng, kỳ hạn 6 tháng,… Ở đây em sẽ phân tích nguồn vốn huy động thành nguồn vốn huy động ngắn hạn (bao gồm các nguồn vốn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 năm) và nguồn vốn huy động trung,dài hạn là những khoản tiền có kỳ hạn từ 1 năm trở nên.
Xuất phát điểm ban đầu của NV1 tương đối cao và tăng lên đến tháng 3 năm 2007 thì lên mức cao nhất, sau đó thì biến động mạnh theo xu hướng giảm đến tháng 11 năm 2008 thì xuống mức thấp nhất sau đó tăng trở lại, vào cuối kỳ phân tích thì luôn có những biến động nhỏ làm NV1 giảm ở cuối thời kỳ phân tích.
Điều này có thể nhận định theo chủ quan là do ảnh hưởng của lãi suất huy động giữa các kỳ hạn là khác nhau và có sự thay đổi là tăng lãi suất huy động vốn dài hạn lên nhiều hơn là tăng lãi suất huy động vốn ngắn hạn. Vì vậy, mức lợi suất cao cũng sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý gửi vốn của khách hàng tại ngân hàng. Các ngân hàng đang cạnh tranh nhau mạnh mẽ về lãi suất và uy tín của mình đối với khách hàng để có thể huy động được lượng vốn ngày càng lớn.
Nếu đồng USD có tỷ giá cao thì các nhà đầu tư sẽ mua USD để gửi ngân hàng với hy vọng giá trị đồng tiền này sẽ tăng lên. Nhìn chung tỷ giá USD có xu hướng tăng lên nhưng cũng có nhiều biến động mạnh và liên tục trong giai đoạn phân tích. Tuy không có ảnh hưởng lớn như đồng USD nhưng cũng không thể phủ nhận được ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
Tỷ giá đồng USD thì tăng đều nhưng tỷ giá đồng EUR thì chỉ tăng mạnh trong giai đoạn cuối còn ở giai đoạn đầu thì biến động mạnh.
Lãi suất như đã nêu ở phần trên cũng là một trong những yếu tố tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng nhưng ta cần xem xét là tác động của lãi suất tới nguồn vốn huy động có mạnh hay không?. Ở mô hình trước khi xem xét ảnh hưởng riêng của biến R1 đối với NVSM thì hệ số của biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Vậy nên mô hình này không phù hợp với thực tế nên cũng không sử dụng mô hình này để phân tích tác động của R1 đối với NV1.
Điều này là phù hợp với thực tế vì khi lãi suất ngắn hạn tăng thì lượng vốn ngắn hạn tăng lên và khi lãi suất dài hạn tăng lên thì nguồn vốn huy động dài hạn tăng làm nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm.
Do đó biến R1 không có ý nghĩa trong mô hình và có thể loại khỏi mô hình. Chứng tỏ là nguồn vốn chịu tác động mạnh của tỷ giá USD và là tác động dương. Trong mô hình này hệ số chặn âm chứng tỏ các yếu tố cố định khác có tác động âm đối với nguồn vốn huy động.
Từ mô hình trên ta thấy có nhiều biến có hệ số không có ý nghĩa thống kê. Đây có thể là các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhau hoặc mô hình đa cộng tuyến. Do vậy ta loại dần các biến không ảnh hưởng đến nguồn vốn ra khỏi mô hình (các mô hình loại dần các biến được nêu ra ở phần phụ lục).
Trong các biến của mô hình thì hệ số C là có tác động âm đến nguồn vốn còn các biến khác đều có tác động dương đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Các kiểm định các khuyết tật đều cho thấy mô hình 4 là mô hình tốt và không có khuyết tật. Ta có thể sử dụng mô hình này để dự báo cho nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kết quả dự báo cho thấy giá trị dự báo ở mô hình 4 lớn hơn giá trị dự báo khi chỉ dựa vào tính mùa vụ của bản thân chuỗi nguồn vốn huy động.
Điều này cũng khẳng định chuỗi nguồn vốn huy động cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác chứ không chỉ phụ thuộc vào sự vận động của chính nó.