MỤC LỤC
Trên cơ sở khái niệm tín dụng, ta có khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình…Trong đó, NH đóng vai trò là một trung gian tài chính thực hiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay lại đối với nền kinh tế. Do khả năng quản lý có giới hạn của các chủ DNVVN nên trong quá trình cung ứng tín dụng, ngân hàng còn có thể tư vấn cho các DNVVN về những vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính cũng như cung cấp thêm cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng về thị trường,… Những tư vấn của ngân hàng giúp doanh nghiệp hoàn thiện các phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả hay ngăn chặn việc đầu tư vào những phương án, dự án kém hiệu quả.
Tình hình tài chính của DNVVN là một trong những điều kiện để NHTM quyết định xem có thể cho vay được hay không.NHTM chỉ muốn cho vay đối với những DNVVN có tình hình tài chính lành mạnh.Tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định NHTM cấp/không cấp hạn mức tín dụng và quy mô của hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp đó.Đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Tốc độ tăng doanh số = ((DSCV kỳ này/DSCV kỳ trước)-1)*100 (1.1) Doanh số cho vay thể hiện xu hướng hoạt động cho vay của NH mở rộng hay thu hẹp nhưng chưa đủ điều kiện để khẳng định hiệu quả cho vay của NHTM vì nhiều khi doanh số cho vay tăng quá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của NH, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ phản ánh số vốn mà DN đã hoàn trả cho NH trong từng thời kỳ. Doanh số này phản ánh hai khả năng trái ngược nhau. Một là, DN do đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nên hoàn trả vốn vay NH đúng hạn. Hai là, NH nhận thấy những dấu hiệu không lành mạnh trong việc kinh doanh của DN mà tăng cường việc thu hồi vốn. b, Tốc độ tăng dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh qui mô và sự tăng trưởng hoạt động cho vay đối với DN của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng qua từng thời kì cho thấy NH đã tạo được uy tín với DN. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cho vay của NH phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, công nghệ. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng a, Nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời hạn thanh toán không được NH cho gia hạn nợ, giãn nợ mà người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho NH. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của NH ,nó phản ánh những rủi ro cho vay mà NH phải đối mặt. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại điều 7 của Quyết định nói trên cũng qui định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của KH để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:. +) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS. Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê- Liên hợp quốc “ về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản. lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố:. +) khả năng trả nợ nghi ngờ.
Theo Quyết định số 068/QĐ-CNBĐ-TCHC ngày 30/07/2007 của Giám đốc Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình về việc chuyển đổi, sắp xếp lại mô hình tổ chức Chi nhánh: có Ban giám đốc và 14 phòng ban gồm: Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng khách hàng cá nhân( bao gồm các PGD loại 2,Điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm), Phòng Kế toán Giao dịch, Phòng Tổng hợp, Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu, Phòng Tiền tệ Kho quỹ, Phòng Giao dịch Tây Hồ, Phòng giao dịch Tây Đô, Phòng giao dịch Nguyễn Du,Phòng Thông tin Điện toán, Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng Tổ chức hành chính, Tổ thẻ và Dịch vụ Ngân hàng điện tử. Riêng Phòng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ có chức năng “ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các DNVVN theo phân loại quy mô Khách hàng doanh nghiệp của NHCT và các khách hàng khác, theo sự phân công của Giám đốc Chi nhánh Ba Đình…thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp…”.
Tỷ lệ NQH DNVVN/Tổng dư nợ DNVVN và tỷ trọng NQH DNVVN/ Tổng NQH tăng trong năm 2010 là do tình hình kinh tế khó khăn chung nhưng bước sang năm 2011 NQH đã giảm nhanh chóng điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đã hạn chế cho vay đối vơi các lĩnh vực có rủi ro cao, đây mạnh cho vay DNVVN có đủ năng lực tài chính, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SXKD, tình hình tài chính và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đối với DNVVN; chủ động đàm phán với KH để bổ sung TSĐB; ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối vơi KH tốt, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có dự án khả thi,…. Nguyên nhân của việc không còn nợ xấu đối với DNVVN trong năm 2011, do Chi nhánh luôn quán triệt và thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý, chặt chẽ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu / tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.
Từ đó đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro tại Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương; thẩm định, tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, đánh giá rủi ro, phân tích thực trạng tín dụng chi nhánh từng thời kỳ, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo….”. Vốn góp không chính thức và vốn huy động từ gia đình, bạn bè, người thân thường thể hiện dưới dạng nợ phải trả.Kết quả là, cơ cấu tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính không mấy lành mạnh.Trong trường hợp này ngân hàng khó có thể cho vay nhiều mặc dù doanh nghiệp có thể chứng minh được nhu cầu vốn cũng như nguồn vốn chủ sở hữu tham gia là rất lớn.Ngược lại, có những doanh nghiệp đăng ký vốn kinh doanh cao hơn so với thực tế để gia tăng vị thế của doanh nghiệp.Đối với những trường hợp này, chỉ khi ngân hàng xem xét kỹ, yêu cầu chứng minh bằng tài sản đối ứng và chứng từ liên quan thì mới có thể phát hiện được.Nếu như ngân hàng không nhận biết được thì rủi ro tín dụng sẽ rất cao vì thực tế năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao và tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp không tốt.
Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là cơ hội nhằm phát triển tín dụng đối với các DNVVN trong giai đoạn hiện nay.Khi được Chính phủ hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến với ngân hàng hơn, nhất là các DNVVN.Cũng nhờ việc hỗ trợ này, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm đáng kể, hiệu quả kinh doanh được cải thiện, khả năng trả nợ ngân hàng sẽ được đảm bảo.Từ đó, Chi nhánh có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô tín dụng DNVVN. Công việc của bộ phận tín dụng thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, trong đó có cả khách hàng tốt, khách hàng xấu.Nếu lãnh đạo phòng tín dụng- những người có ý kiến quan trọng đối với việc quyết định một khoản vay- mà không giữ được sự tỉnh táo, đạo đức nghề nghiệp sẽ rất dễ xảy ra tiêu cực.Với một khối lượng công việc khổng lồ của cả Chi nhánh, ban giám đốc không thể kiểm soát một cách tường tận từng khoản vay.