MỤC LỤC
Và hiệu quả kinh tế được Bách khoa toàn thư đưa ra như sau: “là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nới rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư tài chính. Từ hai định nghĩa trên Bách khoa toàn thư đã đưa ra một định nghĩa về hiệu quả kinh tế xã hội: “Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ giữa kết quả của nền sản xuất xã hội (xét trên cả hai mặt kinh tế và xã hội) và các nguồn phương tiện tạo ra nó; được đánh giá thông qua thước đo thực hiện mục tiêu của một phương thức sản xuất nhất định và những nhiệm vụ kinh tế xã hội của từng thời kỳ, từng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm. Tuy nhiên bên cạnh đó CTCK còn là một trung gian tài chính đặc biệt nên ngoài mục tiêu lợi nhuận thì còn có mục tiêu mang tính xã hội như bình ổn thị trường, tạo ra tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp từ đó thúc đẩy thị trường sơ cấp, tạo điều kiện cho dòng vốn được lưu chuyển tới nền kinh tế và từ đó thúc đấy kinh tế giúp cho đời sống được cải thiện, tạo ra việc làm cho nền kinh tế.
Đối với CTCK: Hiệu quả hoạt động được thể hiện ở những chỉ tiêu như doanh thu từ các hoạt động của CTCK, lợi nhuận thu được trong thời gian hoạt động, thị phần khách hàng mà công ty chiếm lĩnh trong tổng số khách hàng mở tài khoản giao dịch, thương hiệu của CTCK trên thị trường được mọi người biết tới như thế nào, và độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty…Ngoài ra trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhân viên mà công ty đào tạo được cũng cho thấy hiệu quả của CTCK trong quá trinh hoạt động. Lợi nhuận được tính toán đúng theo những tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật hợp lý là thước đo quan trọng hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính sau cùng của hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau như: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty, lợi nhuận từ hoạt động liên kết, lợi nhuận từ đầu tư tài chính và lợi nhuận khác.
Khi xem xét lợi nhuận chúng ta cần xem xét cơ cấu và tỷ lệ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh để thấy được hướng kinh doanh cũng như tỷ lệ lợi nhuận thu được từ các hoạt động như vậy đã hợp lý hay chưa qua đó có những chính sách đúng hướng với mục đích hoạt động của công ty. Xem xét từng hoạt động và kết quả của từng hoạt động đạt được so với toàn bộ kết quả hoạt động của công ty xem phù hợp với xu hướng thị trường, định hướng của công ty và mục đích hoạt động hay không để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty.
Những công ty theo mô hình này sẽ có lợi thế rất lớn về quy mô vốn và khách hàng do có ngân hàng mẹ đứng sau hỗ trợ, giúp đỡ đây là một lợi thế rất lớn trong quá trình cạnh tranh giữa các CTCK. Các CTCK có mô hình tổ chức chuyên doanh có lợi thế là chủ động trong việc ra các quyết định đầu tư, giúp cho các thành viên dễ dàng ra quyết định và không chịu sự chi phối quá lớn nên có thể nắm bắt cơ hội đầu tư đúng lúc và mang lại những lợi ích cho công ty. Mạng lưới chi nhánh, đại lý nhận lệnh giao dịch nhiều sẽ giúp CTCK tăng số lượng khách hàng xong cũng cần phải xem xét cân đối xem chi phí việc mở chi nhánh đại lý với doanh thu, lợi nhuận, thị phần mà công ty thu được có hợp lý hay không.
Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại với mức phí phù hợp sẽ thu hút được các nhà đầu tư tham gia mở tài khoản, giao dịch tại công ty nhưng cũng cần phải tính toán xem việc duy trì cơ sở như vậy có phù hợp với số lượng khách hàng của công ty hay không và đối với thị trường phát triển như hiện tại thì việc duy trì cơ sở vật chất quá hiện đại là có cần thiết và phù hợp không. Thị trường chứng khoán lúc ban đầu mới hình thành chịu sự chi phối không nhiều của yếu tố công nghệ, nhưng khi thị trường phát triển thì yếu tố công nghệ đóng vai trò tương đối lớn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng một công ty chứng khoán có cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống công nghệ có nhiều tiện dụng hơn sẽ hoạt động tốt hơn so với những công ty chứng khoán khác.
Các trung gian tài chính phát triển tạo ra nhiều hàng hoá và các hình thức đầu tư đa dạng, và bản thân các trung gian tài chính cũng là một thành phần của thị trường chứng khoán. Hàng hoá trên thị trường mất tính thanh khoản khiến công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn, giao dịch mua bán ít không thu được phí, hoạt động tư vấn niêm yết cũng như hoạt động bảo lãnh, tự doanh của công ty chứng khoán bị ảnh hưởng lớn. Thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong sự quản lý, điều tiết và chi phối của pháp luật nên hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán chịu ảnh hưởng bởi các quy định là điều tất yếu.
Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển hơn so với mấy năm trước khá nhiều nhưng hàng hoá trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi đó số lượng các công ty chứng khoán là quá lớn so với quy mô thị trường. Như vậy có thể thấy sự cạnh tranh chắc chắn các sản phẩm dịch vụ ở công ty chứng khoán ngày càng hoàn thiện và chất lượng hơn, và công ty nào có năng lực cạnh tranh sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Trên thị trường niêm yết các doanh nghiệp có tình hình tài chính, kinh doanh tốt sẽ khiến các nhà đầu tư quan tâm và cổ phiếu đó chắc chắn sẽ được giao dịch nhiều mang lại phí thu nhập cho công ty chứng khoán và ngược lại.
Môi trường kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển, nhu cầu các doanh nghiệp tham gia thị trường cũng tăng tạo điều kiện cho hoạt động của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi thị trường chứng khoán phát triển, muốn thị trường chứng khoán tồn tại và phát triển thì nền kinh tế phải ổn định và tăng trưởng. Đồng thời đi sâu vào hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán được thể hiện ở những chỉ tiêu tài chính nào, qua đó cũng biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán.