Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp phi tài chính niêm yết

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC KTNB TẠI CÁC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .1 Trình bày lý do chọn đề tài

    Theo IIA, (2017) - Viện KTNB Hoa Kỳ, KTNB “được định nghĩa là hoạt động kiểm toán và thực hiện tư vấn mang tính khách quan độc lập nhằm tăng thêm giá trị cũng như cải thiện hoạt động cho tổ chức”. Việc đạt được các mục tiêu từ việc xem xét và cải thiện hiệu quả của quản lý rủi ro, quy trình quản trị và KSNB bằng cách tiếp cận có nguyên tắc, hệ thống thông qua công cụ KTNB”. Như vậy, khái niệm nhấn mạnh chức năng KTNB hỗ trợ đơn vị hoàn thành việc đánh giá và cải thiện hiệu suất của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro và KSNB của mình bằng cách áp dụng kỹ thuật tiếp cận có nguyên tắc, hệ thống. “bảo vệ giá trị cho tổ chức” và KTNB được ví như “quan sát viên độc lập” nhằm mục đích đảm bảo các đơn vị tuân thủ luật định, luật lệ và quy tăc của tổ chức; KTNB là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp KSNB” trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và thiết lập các thủ tục và HĐKS cần thiết theo Gramling, Maletta, Schneider và Church, 2004). Đứng trước đòi hỏi từ lý luận và thực tiễn thấy rằng việc nghiên cứu thiết lập các chỉ số đo lường hiệu lực KTNB cũng như xác định các yếu tố tác động đến KTNB, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của KTNB tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN” phản ánh tính cấp thiết là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung để xây dựng KTNB đạt được hiệu lực trong thời gian tới tại VN.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU LỰC CỦA KTNB TRONG DOANH NGHIỆP

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KTNB .1 Khái niệm KTNB

      Các nội dung về quản trị DN bao gồm việc thiết lập chính chức và vận hành nhất quán các chiến lược; công tác giám sát, quản lý rủi ro có đầy đủ hiệu quả hay không; Các giá trị và đạo đức có được thiết kế và vận hành hiệu quả hay không; quá trình trao đổi, truyền thông thông tin về kiểm soát và rủi ro giữa các bộ phận có kịp thời và đầy đủ hay không và quá trình liên kết với KTĐL, hội đồng quản trị và KTNB có thực sự hiệu quả. KTNB xem xét các quy trình quản trị rủi ro có hiệu quả hay không thông qua việc đánh giá các vấn đề: Các mục tiêu của đơn vị có phù hợp với sứ mệnh hay không?; tổ chức có xác định rủi ro trọng yếu hay không; Cách xây dựng khẩu vị rủi ro và cách đưa các rủi ro về mức chấp nhận được hay không; Việc truyền thông thông tin về các loại rủi ro trong đơn vị có kịp thời, đầy đủ hay không.

      LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC KTNB .1 Khái niệm hiệu lực KTNB

        Mặt khác, kết quả của kiểm toán là lợi ích đáng tin cậy, tức là khách hàng được kiểm toán không thể phân biệt chất lượng của dịch vụ và hàng hóangay cả sau khi mua và tiêu thụ, Do đó, hiệu lực hayhiệu quả của kiểm toán không thể quan sát trực tiếp ngoại trừ trong trường hợp kiểm toán thất bại- sự đánh giá dễ dàng hơn với cuộc kiểm toán không hiệu quả theo (Bender, 2006). KTNB có hiệu lực khi gia tăng giá trị cho đơn vị thông qua cách giúp nhà quản lý và HĐQT xem xét và tăng cương hiệu quả của KSNB, quản lý rủi ro và quản trị DN (Gramling và cộng sự, 2004; Yee và cộng sự, 2008) hoặc tăng thêm giá trị bằng cách thựchiện các đề xuất của KTNB từ nhà quản lýcấp cao (Al-Twaijry và cộng sự, 2003; Spira và Page, 2003) hoặc gia tăng giá trị thông qua việc đảm bảo BCTC đạt chất lượng tốt và cải thiện quy trìnhquản trị(Tamošiūnienė và Savčuk, 2007).

        Hình 2. 1 Tổng hợp đo lường trực tiếp hiệu lực KTNBMức độ hoàn thành kế
        Hình 2. 1 Tổng hợp đo lường trực tiếp hiệu lực KTNBMức độ hoàn thành kế

        LÝ THUYẾT NỀN TẢNG .1 Lý thuyết đại diện

          Mặt khác, lý thuyết cơ quan cũng giải thích cho ta thấy, giám sát là một trong những giải pháp để giảm xung đột giữa cổ đông và nhà quản lý hoặc cổ đông thiểu số và cổ đông đa số; KTNB được coi như một phần của chi phí giám sát mà đơn vị chi ra để đảm bảo KSNB hữu hiệu, hiệu quả và phòng ngừa rủi ro và KTNB đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự bấtcân xứng về thông tin giữacác cổ đông và ban điều hành (Abdolmohammadi và Sarens, 2011). Sự xung đột lợi ích càng gia tăng khi có sự chuyển dịch nhiệm vụ của KTNB từ việc đảm bảo sang hoạt động tự vấn trong định nghĩa về KTNB vào năm 1999 của IIA (IIA, 1999). Nhà quản lýcấp cao kỳ vọng KTNB cung cấp cho họ tư vấn theo yêu cầu còn ban điều hành mong muốn KTNB cung cấp sự đảm bảo và trách nhiệm giải trình với ban điều hành. Sự mâu thuẫn về nhu cầu của các bên liên quan ảnh hưởng dến nhận thức của họ về hiệu lực KTNB. Như vậy lý thuyết này giải thíchmối quan hệ về độc lập khách quan của KTNB trong đơn vị và mối quan hệ giữa KTNB với các bên liên quan: Nhà quản lý, UBKT đối với KTNB cũng như hiệu lực KTNB. 1 Tổng hợp vận dụng lý thuyết nền tảng vào nghiên cứu Lý. thuyết Mối quan hệ Nghiên cứu. Lý thuyết đại. Hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao. Năng lực của KTNB. Tính độc lập của KTNB. Lý thuyết thể. Hệ thống pháp luật. Tính độc lập của KTNB. Năng lực KTNB. Hỗtrợ của nhà quản lý cấp cao. thuyết Mối quan hệ Nghiên cứu. UBKT /Ban kiểm soát. Joseph V Carcello và cộng sự, 2005) Thuê ngoài KTNB.

          CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA KTNB TRONG DOANH NGHIỆP

            Viện KTNB (Auditors, 2015) cũng hướng dẫn các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB phải: Hạn chế tham gia các hoạt động, các mối quanhệ có thể làm giảm khả năng đánh giá của mình;không chấp nhận bất cứ điều gì làm giảm khả năng đánh giá chuyên môn; không tiết lộ tất cả các sự kiện quan trọng mà họ đã biết có thể làm sai lệch các hoạt động báo cáo nếu các thông tin đó không được phép tiết lộ. Các nghiên cứu của (Abbass và Aleqab, 2013) nhấn mạnh UBKT có tác động thuận chiều đến hiệu lực KTNB và được đo lường bằng số lượng tối thiểu trong một UBKT/ Ban kiểm soát nên là ba thành viên, ủy ban càng có nhiều thành viên thì UBKT càng có hiệu quả và làm tăng hiệu lực KTNB, tần suất các cuộc họp của UBKT và tính độc lập của UBKT ảnh hưởng tíchcực đến hiệu lực KTNB.

            TRÌNH BÀY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .1 Xác định mô hình nghiên cứu

              Nghiên cứu của (Schneider, 2003) cho thấy tính khách quan là yếu tố chính của hiệu lực KTNB, và (Mutchler, 2003) cho thấy có bảy mối đe dọa đối với tính khách quan của KTNB bao gồm: Tự kiểm tra, có lợi ích kinh tế, mối quan hệ cá nhân, sự quen thuộc, khuynh hướng văn hóa, chủng tộc và giới tính, thiên kiến nhận thức. Sự tương tác giữa trưởng KTNB và nhà lãnh đạo là tác nhân số một quyết định hiệu lực KTNB thông qua sự giám sát đối với KTNB của nhà quảnlý cấp cao; sự kỳ vọng của nhà lãnh đạo đối với KTNB theo Lenz và cộng sự, (2017); Còn (Onumah và Krap, 2012) cho thấy hiêu lực của KTNB bị ảnh hưởng nếu không có sự trợ giúp của lãnh đạo và khôngđủ nguồn lực cho phòng KTNB.

              Hình 2. 3 Dự kiến mô hìnhnghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tổng  hợptừ các nghiên cứu trước
              Hình 2. 3 Dự kiến mô hìnhnghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tổng hợptừ các nghiên cứu trước

              PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU 3.1. THIẾT KẾ TRONG NGHIÊN CỨU

              Quy trình nghiên cứu Tóm tắt các bước nghiên cứu

              Trước khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thử tới các đơn vị nghiên cứu để đánh giá, phân tích bảng phản hồi của các đối tượng được khảo sát nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo để có điều chỉnh phù hợp phiếu khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu bẳng SPSS 25 để đo lường hiệu lực KTNB, kiểm định các giả thuyết và sự thích hợp của mô hình nghiên cứu.

              Quy trình xây dựng phiếu khảo sát

              Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình dự kiến nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu có liên quan và dự kiến thang đo cho các biên trong môhình. Khảo sát diện rộng được tiến hành dựa thông qua trả lời phiếu trực tiếp hoặc qua GoogleForms.

              Xây dựng mẫu nghiên cứu Đối với phỏng vấn chuyên gia

              Cỡ mẫu trong phân tích hồi quy đa biến khi có áp dụng kỹ thuật phân tích yếu tố khám phá EFA thì kích thước mẫu của phân tích yếu tố khám phá EFA lớn hơn kỹ thuật hồi quy đa biến, do vậy kích thước mẫu cần lớn 270 để đủ điều kiện phân tích. Tronggiai đoạn nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát được 409 đơn vị niêm yết, tuy nhiên số các doanh nghiệp có thực hiện chức năng KTNB là 314 và phiếu khảo sát đạt yêu cầu là 313 phiếu của 313 doanh nghiệp niêm yết.

              Thang đo các biến .1 Đo lường biến phụ thuộc

              Điểm thuận lợi nhất của phỏng vấn sâu được cho là có nhiều lợi ích với nhà nghiên cứu khi họ có kiến thức nhất định về vấn đề nghiên cứu và mong muốn hiểu sâu hơn về chủ đề. Ngoài ra, sự tương tác gặp mặt trực tiếp cho phép nhà nghiên cứu xác định sự hiểu lầm của người tham gia và cũng có thể kiểm soát bối cảnh phỏng vấn dựa trên mục đích mà nghiên cứu đang thực hiện theo (Benz, Ridenour và Newman, 2008).

              Bảng 3. 2 Bảng đo lường các yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB
              Bảng 3. 2 Bảng đo lường các yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB

              Thiết kế hình thức phỏng vấn

              Phỏng vấn qua điện thoại được sử dụng khi thông tin có thể xácđịnh được bằng các câu hỏi yêu cầu các câu trả lời ngắn, Phần lớn các cuộc phỏng vấn được ghi âm. Các cuộc phỏng vấn với giám đốc của bộ phận KTNB không được ghi âm bởi vì cảm thấy rằng việc ghi âm sẽ làm giảm sự sẵn lòng thảo luận về các vấn đề nhạy cảm.

              Quy trình nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính thực hiện qua các bước sau

              Bước 3: Kế thừa các nghiên cứutrước và kết quả phân tích phỏngvấn sâu lần 1, tổng quan tài liệu và lý thuyết nền tảng tác giả dự kiến thang đo cho các biến phụ thuộc và biến độc lập. Phiếu phỏng vấn sâu chuyên gia lần 2 baogồm các nội dung sau: Phần A: Giới thiệu Phần B: Thông tincá nhân của người được phỏngvấn Phần C: Nội dung thảo luận bao gồm 2 phần.

              Kỹ thuật phân tích

              Khi thực hiện mã hóa dữ liệu, tác giả cũng lập nhóm thông tin nếu có sự giống nhau về thông tin thảo luận được và được trình bày tổng hợp theo kết quả trong mỗi lần phỏng vấn. Với lần thực hiện phỏng vấn chuyêngia lần 1, cuộc phỏng vấn thứ 11 tác giả dừng lại quá trình thu thập các thông tin, do cuộc phỏng vấn thứ 9 và 10 không có được thông tin mới về các vấn đề thảo luận.

              Kết quả nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn sâu lần 1

              Dựa trên kếtquả tổng hợp, tác giả nhậnthấy trên 80% các chuyên gia hoàn toàn đồng ý về việc sử dụng ba chỉ số để đo lường hiệu lực KTNB theo định hướng sử dụng lý thuyết các bên liên quan và thực hiện đo lường theo cảm nhậnlà đo lường theo nhận thức KTNB, sự hài lòng về KTNB và gia tăng giá trị của KTNB. Đối với chỉ báo UB5- Các cuộc họp thường xuyên với UBKT giúp giảm thiểu các vấn đề trong báo cáo tài chính, các chuyên gia cho rằng, UBKT hỗ trợ các hoạt động của KTNB, các vấn đề trong BCTC chỉ là một trong số các hoạt động, chức năng của KTNB.

              Hình 3. 3 Thời gian phỏng vấn lần 2
              Hình 3. 3 Thời gian phỏng vấn lần 2

              PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

                Giai đoạn nghiêncứu sơ bộ, tác giả tiếnhành các cuộc phỏng vấn sâu chuyên gia hai lần để khámphá thêm các yếutố cũng như đo lường các biến trong mô hình đồng thời khảo sát thử với quy mô mẫu là 80 doanh nghiệp để thựchiện kiểm địnhchất lượng thang đo trước khi khảo sátchính thức. Giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả thực hiện phân tích 313 phiếu khảo sát của 313 đơn vị phi tài chính niêm yết trên thị t rường chứng khoán thông qua các thủ tục: kiểm định, đánh giá chất lượng thang đo dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và thực hiện phân tích hồi quy đa biến.

                KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                KHÁT QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN

                  Về việc sử dụng thuê ngoài KTNB, các doanh nghiệp khi thuê ngoài KTNB do hạn chế định biên tức là không tuyển dụng được nhân sự phù hợp, mặt khác kỳ vọng thuê ngoài KTNB mang lại tính chuyên nghiệp và tối ưu hóa lợi ích mang lại và chi phí. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuê ngoài KTNB không bổ nhiệm người phụ trách KTNB tại doanh nghiệp, một số nhóm KTNB thuê ngoài gặp khó khăn và hạn chế khi tiếp cận với các hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan đến kiểm toán với lý do bảo mật.

                  Hình 4. 1 Mức vốn hóa thị trường giai đoạn từ năm 2012- 2022 (nghìn tỷ đồng) Nguồn: UBCKNN
                  Hình 4. 1 Mức vốn hóa thị trường giai đoạn từ năm 2012- 2022 (nghìn tỷ đồng) Nguồn: UBCKNN

                  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                    Trước khi thực hiện phân tích hồiquy, tác giả chạy phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ hay không giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình và sớm nhận diện đa cộng tuyến nếu có mối quan hệ tương đương với nhau giữa các biến độc lập. Tác giả sử dụng biểu đồ tần suất của các phần dư để xem xét đánh giá về mức độ phân phối chuẩn của phầndư, dựa vào kết quả cho thấy mô hình các giá trị tập trung từ - 2 đến 2 và có một đường cong dạng hình chuông có phân phối chuẩn được đặt lên biểu đồ tần suất như vậy đồ thị có dạng phù hợp với đồ thi phân phối chuẩn.

                    Bảng 4. 7 Tổng hợp đánhgiá độ tin cậy sau khi loại trừ chỉ tiêu
                    Bảng 4. 7 Tổng hợp đánhgiá độ tin cậy sau khi loại trừ chỉ tiêu

                    THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ

                    TỔNG HỢP VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .1 Tác động nhân tố năng lực KTNB đến hiệu lực KTNB

                      Từ nghiên cứu của Arena và cộng sự, 2006 các công ty lớn tại Ý tuân thủ theo các quy chế, luật định của pháp luật để KTNB hoàn thành nhiệm vụ cũng như mục tiêu của mình; có một vài công ty đang trong quá trình thay đổi: KTNB phát triển hơn, đạt được hiệu lực là một phản ứng đố i với áp lực thể chế thông qua việc tuân thủ pháp luật. Trong kết quả của Nguyễn Thị Hồng Nga, Nguyễn Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Dự và Nguyễn Thị Thanh Loan, (2023) cho thấy các doanh nghiệp quan ngại nhất về “Lộ bí mật thông tin doanh nghiệp” và hạn chế “tính chủ động trong việc tiến hành các công việc kiểm toán” cũng như “KTV được thuê ngoài thiếu kiến thức liên quan đến các đặc điểm cụ thể của đơn vị ”.

                      ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ

                        Về phớa cỏc đơn vị phi tài chớnh niờm yết cần quy định rừ ràng đối với cỏc bộ phận phòng ban không can thiệp vào hoạt đ ộng KTNB, tạo điều kiện cho KTNB được truy cập không giới hạn vào các tài liệu và thông tin của tất cả các bộ phận phòng ban bao gồm cả Ban giám đốc tại doanh nghiệp. Nhân tố thuê ngoài KTNB tác động nghịch tới hiệu lực KTNB, do đó, đối với các doanh nghiệp không thuê ngoài KTNB cần cân nhắc thuê ngoài KTNB nếu doanh nghiệp có ý định thuê ngoài KTNB, đối với các doanh nghiệp đã thuê ngoài KTNB cần xem xét chất lượng việc cung cấp dịch vụ KTNB tại công ty; tiến hành giám sát, đánh giá với dịch vụ KTNB; Tăng cường trao đổi với bên cung cấp dịch vụ KTNB để đạt hiệu lực KTNB.

                        HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Bên cạnh những đóng góp của luận án, nghiên cứu còn một số hạn chế sau

                         Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình mới giải thích được cao nhất là 62,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc, số tỷ 37,3% chưa được giải thích có thể là những rủi ro khảo sát hoặc phân tích hoặc tác giả chưa đo lường được hết các yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB. Đó là cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị, chính sách đối với cơ quan chức năng, đơn vị phi tài chính niêm yết, hiệp hội KTNB và các cơ sở đào tạo về việc cải thiện hiệu lực KTNB trong các đơn vị phi tàichính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN.

                        Thảo luận về thang đo các biến độc lập

                        Câu 4: Theo chuyên gia thang đo nào dưới đây có thể được sử dụng trong việc đo lường khái niệm “Nhận thức, quan điểm của nhà quản lý cấp cao” ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?. Tôi xin cam đoan các thông tin được bảo mật và chỉ sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.Nếu có thêm các ý kiến góp ý, Quý Anh/Chị liên hệ với tác giả theo địa chỉ email: nguyenduhaui@gmail.com hoặc theo số điện thoại di động: 0984.784.924.

                        NỘI DUNG KHẢO SÁT

                        Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách đánh dấu (x) và ô vuông tương ứng với sự lựa chọn của anh/chị

                        Doanh nghiệp của anh/chị có dự định niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài không?. 1 Danh mục các doanh nghiệp khảo sát sơ bộ có thực hiện chức năng KTNB STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ doanh nghiệp- nơi đặt trụ sở chính.