MỤC LỤC
“Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.” Cụ thể là: (i) Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi được coi là vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn; (ii) Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên bị lừa dối, bị cưỡng ép kết hôn thì bị coi là không tự nguyện kết hôn và vi phạm điều kiện về ý chí tự nguyện; (iii) Nếu một người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn được đăng ký kết hôn thì bị coi là vi phạm điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó, các trường hợp như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép, lừa dối kết hôn; kết hôn với người đang có chồng, có vợ; kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;. giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;. giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…. cũng bị coi là kết hôn trái pháp luật.5. Như vậy, hai bên nam nữ muốn xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thông qua việc kết hôn buộc phải đáp ứng các điều kiện do Pháp luật quy định. Khái niệm xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP có đưa ra các hướng xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, cụ thể là: Hủy kết hôn trái pháp luật, công nhận quan hệ vợ chồng và ly hôn. Tuy nhiên, hai văn bản quy phạm pháp luật trên cũng như những văn bản pháp luật có liên quan lại không giải thích thế nào là xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp này, việc kết hôn trái pháp luật là một việc xuất phát từ hành vi kết hôn trái pháp luật, có lỗi và cần phải xử lý. Xử lý yêu cầu hủy việc kết 5 https://www.bachkhoaluat.vn/cam-nang/9950/cac-bien-phap-xu-ly-viec-ket-hon-trai-phap-luat. hôn trái pháp luật có nghĩa là khi có sự việc nam, nữ đăng ký kết hôn không đáp ứng được các điều kiện kết hôn và có yêu cầu, thì Tòa án phải xem xét và đề ra hướng giải quyết phù hợp. Do đó, việc kết hôn giữa nam và nữ buộc phải tuân theo quy định của pháp luật và nếu như có sự vi phạm, thì Tòa án xem xét giải quyết xử lý việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế kết hôn trái pháp luật xảy ra ở khá nhiều nơi với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, nhưng nếu sự vi phạm này không có ai lên tiếng thì cơ quan nhà nước không thể xử lý. Như vậy một trong những điều kiện tiên quyết để những trường hợp kết hôn trái pháp luật bị xử lý là phải có yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền ghi nhận tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.6. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật. Kết hôn trái pháp luât do vi phạm độ tuổi kết hôn. Tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy vợ/chồng cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Khi đạt độ tuổi này, công dân mới có thể đăng ký kết hôn và chỉ khi đó hôn nhân mới có thể được thừa nhận là hợp pháp. Tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hụn nhõn và Gia đỡnh 2014 thể hiện rừ ràng về độ tuổi được phép kết hôn hay xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều kiện về độ tuổi này được hiểu là độ tuổi tối thiểu, bắt buộc đối với nam, nữ khi kết hôn. Vì vậy việc kết hôn của nam, nữ có thể diễn ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phải bảo đảm là không được thấp hơn độ tuổi tối thiểu theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc quy định độ tuổi kết hụn phản ỏnh rừ ràng sự phự hợp dựa trờn cơ sở khoa học và xã hội. Độ tuổi kết hôn quy định căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý, khả năng nhận thức, khả năng lao động của cả hai giới nam, nữ. Chỉ khi con người đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và đưa ra quyết định nghiêm túc trong việc kết hôn của mình và khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập khi mà con người đạt đến độ tuổi nhất định. Việc pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc công dân có thể xây dựng gia đình no ấm, bền vững, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. Sự tự nguyện kết hôn của hai bên nam, nữ là một điều kiện được pháp luật quy định. Kết hôn tự nguyện được hiểu là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của hai bên, không lệ thuộc vào ý chí của người khác. Tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn là mong muốn xuất phát từ nguyện vọng của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn gắn kết lâu dài, muốn trở thành vợ chồng, xuất phát từ tình yêu thương nhau và hướng tới mục đích cùng nhau xây dựng gia đình, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Như vậy, tự nguyện kết hôn được hiểu là việc hai bên nam, nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ, chồng của nhau. Mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi bên kia, của bất kỳ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí. Kết hôn do mất năng lực hành vi dân sự của hai bên. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể;. khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. “Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Không bị mất năng lực hành vi dân sự.”. Đồng thời, cũng quy định rừ về trường hợp người mất năng lực hành vi dõn sự tại Điều 22 Bộ luật Dõn sự 2015. Ta cú thể thấy rừ rằng việc phỏp luật quy định người mất năng lực hành vi dân sự không được phép kết hôn hoàn toàn xuất phát từ tính nhân đạo nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng trong gia đình bao gồm vợ, chồng, con cái và các thành viên khác. Quy định này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, bởi vì, người không nhận thức được hành vi của mình thì không có khả năng nhận thức và thực hiện một cách đúng đắn ý chí của mình trong vấn đề kết hôn, không thể hoàn thành trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống hôn nhân gia đình. Sau khi kết hôn cả nam và nữ đều có quyền và nghĩa vụ cũng như có trách nhiệm phải thực hiện của một người vợ, người chồng. Nếu họ mất năng lực hành vi dân sự mà được phép kết hôn thì họ sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của người vợ hoặc chồng phát sinh sau kết hôn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bên còn lại là ảnh hưởng đến cuộc sống, quyền lợi, sức khỏe của vợ, chồng, con cái họ. Như vậy, theo các quy định trên thì những trường hợp được coi là mất năng lực hành vi dân sự được coi là một trong những trường hợp không đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm thuộc các trường hợp cấm kết hôn. “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”. Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các trường hợp sau sẽ bị cấm trong hôn nhân:. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cấm các hành vi sau đây:. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng. máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;. đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;. g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;. h) Bạo lực gia đình;. i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.". -Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như: “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa Cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính.
Điều này cũng được hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP: "Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau: (a) Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn". Như vậy, để được Tòa án thừa nhận là vợ chồng thì các bên phải đủ điều kiện kết hôn tại thời điểm Tòa án giải quyết, đồng thời, pháp luật đề cao sự công nhận của cả đôi bên, chỉ cần một bên không đồng ý thì coi như quan hệ hôn nhân đó không được Tòa án thừa nhận. Tòa án không xem xét đến quá trình chung sống của các bên trong quá trình kể từ lúc đăng ký kết hôn cho tới lúc giải quyết liệu đều đó có thỏa đáng không? Bởi nguyên nhân dẫn đến cho quan hệ hôn nhân bị hủy có thể xuất phát từ một bên. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đôi bên, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, thiết nghĩ, Tòa án cần phải xem xét dưới nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện, từ đó có quyết định thấu tình đạt lý. Thực tiễn áp dụng về việc hủy kết hôn trái pháp luật và công nhận quan hệ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Do vậy, khi đến UBND xã C làm thủ tục đăng ký kết hôn, vợ chồng anh chị thống nhất tự khai tăng tuổi chị H từ sinh năm 1976 thành sinh năm 1973 để có thể đủ tuổi đăng ký kết hôn và cũng vì nguyện vọng và mong muốn của gia đình để có thể đăng ký kết hôn được hợp pháp. Kể từ thời điểm đăng ký kết hôn cho đến nay, vợ chồng anh chị về tổ chức cuộc sống chung hạnh phúc, không có mâu thuẫn gì và đã sinh được 03 con chung. Vì vậy, vợ chồng anh chị cùng thống nhất đề nghị Tòa án nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương công nhận quan hệ hôn nhân của vợ chồng anh chị kể từ thời điểm vợ chồng anh chị đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Tòa án quyết định: Chấp nhận yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân của anh Đoàn Văn K và chị Nguyễn Thị H. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì độ tuổi kết hôn được quy định như sau:. Nếu tại thời điểm kết hôn mà nam, nữ chưa đủ tuổi quy định thì được xem là kết hôn trái pháp luật. kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Như vậy, việc nam, nữ kết hôn khi chưa đủ các điều kiện về tuổi thì được xác định là kết hôn trái luật và tại thời điểm Tòa án giải quyết việc hủy kết hôn trái luật mà nam, nữ đã đủ tuổi, cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì vẫn được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bất cập trong việc hủy kết hôn trái pháp luật và công nhận quan hệ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành xem xét công nhận quan hệ vợ chồng ngay cả khi đăng ký kết hôn trái pháp luật dựa vào điều kiện kết hôn đã thỏa mãn tại thời điểm Tòa án giải quyết và được sự công nhận của cả hai bên. Khác với các quy định trước đây, pháp luật hiện hành không căn cứ vào quá trình chung sống của các bên như thế nào mà xem xét công nhận nếu đã đủ. điều kiện đăng ký kết hôn và phải có sự đồng ý của cả hai bên. Cụ thể điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP: “Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau: a) Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn". Tuy nhiên, Tòa án xét thấy, chỉ có mình chị H có yêu cầu công nhận (vì hiện nay anh T đã chết) và không thỏa mãn yếu tố “hai bên kết hôn cùng yêu cầu". Do đó, Tòa án không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu công nhận quan hệ vợ chồng và ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Rừ ràng, việc hủy kết hụn trong tỡnh huống này khụng mang lại ý nghĩa gì cả, trong khi cuộc sống giữa anh T và chị H không có biểu hiện bất hòa hay mâu thuẫn trong suốt quãng thời gian họ chung sống với nhau. Tuy nhiên, muốn được công nhận là vợ chồng hợp pháp, thì pháp luật đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai bên, nhưng hiện tại anh T đã không còn và điều đó có nghĩa anh T không thể nào thể hiện được ý chí của mình được. Theo quan điểm của tác giả với những trường hợp này, Tòa án nên thừa nhận quan hệ hôn nhân của chị H và anh T là vợ chồng hợp pháp kể từ thời điểm anh T và chị T ly hôn. Thiết nghĩ, nên tạo cơ chế giải quyết linh hoạt, mềm dẻo cho Tòa án Việt Nam cần nhắc việc công nhận quan hệ vợ chồng khi đăng ký kết hôn trái pháp luật. Kiến nghị hoàn thiện về việc hủy kết hôn trái pháp luật và công nhận quan hệ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trên cơ sở tôn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ để bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người trong lĩnh vực kết hôn; bình đẳng giới; bảo vệ phụ nữ, trẻ em;. quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, Nhà nước và xã hội. Quyền con người là mục tiêu mà bất kỳ một quy định pháp luật. nào cũng cần hướng tới. Trong các quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng phải bảo đảm mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người, mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội. Nhà nước cần đặt ra các chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nângcao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng kýkết hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà. Đồng thời, cần chú trọng, đẩy mạnhcông tác tuyên truyền pháp luật tới các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, để người dâncó thể hiểu pháp luật một cách đúng đắn và chính xác nhất.9. Hủy kết hôn trái pháp luật và giải quyết ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Bên cạnh hướng xử lý hủy bỏ hoặc công nhận là vợ chồng hợp pháp, thì pháp luật hôn nhân còn có quy định cho các bên tiến hành ly hôn. Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chi ghi nhận hai hướng xử lý hủy và công nhận. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP hướng dẫn thêm hướng xử lý ly hôn. Cụ thể, điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này quy định: “Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia định thì Tòa án xử lý như sau: c) Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn, còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Đơn vị thực tập: TềA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Địa chỉ đơn vị thực tập: Đường Lò Lu, Phường Trường Thạnh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 4 Thực tập giao tiếp trong công việc (Có trang phục, tác phong phù hợp với công sở; Biết giao tiếp với khách hàng/đương sự/đối tác; Biết giao tiếp và phối hợp công việc với người quản lý, nhân viên của đơn vị thực tập…) 3 5 Ý thức, thái độ thực tập (Chấp hành nội quy, quy định của.