MỤC LỤC
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị phê duyệt Đề xuất Dự án đầu tư là Công ty TNHH Unika VIE-PAN. Sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng.
- Hợp đồng thuê mặt bằng số 199/TTC-NV.19 giữa Công ty TNHH Tân Thuận và Công ty TNHH Unika VIE-PAN ngày 21 tháng 10 năm 2019 và hợp đồng mua bán nhà xưởng sản xuất- văn phòng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty TNHH Unika Việt Nam và Công ty TNHH Unika VIE-PAN ngày 13 tháng 8 năm 2019. Bước 3: Phân tích, đánh giá các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường vật lý (không khí, nước, đất, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước - nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật - động vật và thực vật), đối với môi trường kinh tế - xã hội (sức khỏe cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt..);.
Tham khảo các phương pháp đánh giá trong ĐTM và kết quả quan trắc môi trường định kỳ của các dự án sản xuất linh kiện điện tử đang hoạt động tại Việt Nam, làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá (sử dụng trong chương 1, 3 của Báo cáo). Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này được thực hiện tại các phòng thí nghiệm vi hoá sinh, phân tích chất lượng môi trường của Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động (COSHET) bởi các cán bộ phân tích có kinh nghiệm.
Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn Do Chủ đầu tư của dự án “Công ty TNHH Unika VIE-PAN” mua lại nhà xưởng từ Công ty TNHH Unika Việt Nam và cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất dự án từ Công ty TNHH Tân Thuận đã xây dựng hoàn thiện. Do Dự án thuê lại cơ sở hạ tầng, nhà xưởng đã được xây dựng hoàn thiện nên không có giai đoạn khởi công xây dựng mà thay vào đó là giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phù hợp với mục tiêu hoạt động sản xuất của Dự án và giai đoạn hoạt động thương mại ổn định.
Căn cứ vào việc dự án nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận nên dự án không tiến hành xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải. Nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của Khu chế xuất Tân Thuận. Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh với trung bình 1h, trung bình 24h và trung bình năm (khu vực dự án hoạt động hàng ngày và quanh năm);.
Đối với khu vực sản xuất (nhà xưởng) các thông số về khí độc hại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bui- Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc và QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hoá học tại nơi làm việc. Chất lượng môi trường không khí đảm bảo điều kiện cho hoạt động sản xuất của công nhân.
Như đã trình bày tại chương I, KCX Tân Thuận thuộc nội thành thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách gần nhất tới khu dân cư là 1km. + Công nhân, cán bộ làm việc trực tiếp tại các chuyền sản xuất, kho chứa,. + Người lao động tại các công ty xung quanh khu nhà xưởng cho thuê của Khu chế xuất Tân Thuận.
- Hệ thống giao thông: Các tuyến đường xunh quanh bao gồm đường Huỳnh Tấn Phát, đường Bùi Văn Ba, Bến Nghé, Nguyễn Văn Quỳ, … đảm bảo giao thông đến khu vực cơ sở thuận tiện, đa dạng, hạn chế ùn tắc giao thông. - Khả năng tiếp nhận chất thải, nước thải từ Dự án: Khu chế xuất Tân Thuận đã xây dựng hệ thống thoát nước thải bằng hệ thống ống PVC với tổng chiều dài 35.000 m nằm dọc trong lòng mương thoát nước mưa. Dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt với lưu lượng tối đa 39,75 m3/ngày, công suất của HTXLNT hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu xử lý lượng nước thải phát sinh tại dự án.
Công nghệ xử lý của KCX được thiết kế theo theo công nghệ bao gồm cả 03 công đoạn xử lý: cơ học, sinh học và hoá học, trong đó phần thiết kế xử lý sinh học áp dụng kiểu mương sâu mới dùng mương oxy hoá làm đơn nguyên xử lý vi sinh để loại bỏ phần lớn các tạp chất hữu cơ. Mương oxi hoá sử dụng máy sục khí dạng phun có hiệu suất khuấy trộn cao, dùng bơm chìm đưa dung dịch bùn hoạt tính và không khí của máy bơm gió qua miệng phun được thiết kế riêng để trộn lẫn với tốc độ cao rồi phun ra đạt đến mục đích truyền oxy với hiệu suất cao, đồng thời ở tầng dưới của mương cung cấp đầy đủ lực khuấy và lực đẩy hướng ngang để bùn vi sinh và nước thải được trộn lẫn hoàn toàn, đẩy dung dịch bùn hoạt tính chảy theo một chiều trong mương.
- Đối với nước thải: Do nước thải phát sinh tại dự án không xả trực tiếp vào môi trường mà chảy vào hệ thống xử lý nước thải của Khu chê xuất Tân Thuận. Do đó, dự án không thuộc đối tượng phải giám sát định kỳ đối với nước thải theo quy định tại khoản 2, Điều 97 Nghị định 08/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải, doanh nghiệp chủ động đề xuất quan trắc khí thải với tần suất 6 tháng/lần.
Theo tính toán tổng hợp về nồng độ khí thải phát sinh, và đối chiếu với QCVN 20:2009/BTNMT chưa có quy định giới hạn đối với các thông số hơi hữu cơ liên quan đến hóa chất dự án sử dụng. Các thông số giám sát đại diện đối với hợp chất hữu cơ là Naphtalen (thay cho dung môi Naphta) và n-propanol (thay cho isopropanol), benzen, toluen trong trường hợp các hóa chất bị bẻ mạch do nhiệt.
Báo cáo đã xây dựng được chương trình quản lý và giám sát môi trường chi tiết, nhằm phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường trong giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thiết bị và trong quá trình vận hành hoạt động dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, Chủ dự án mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, sự hợp tác của các đơn vị liên quan để hoạt động của nhà máy được phát triển ổn định. Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường đã được đề xuất tại Chương 5, bao gồm những biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng các công trình xử lý môi trường và thực hiện công tác giám sát môi trường sau khi báo cáo ĐTM của Dự án được phê chuẩn.
Trong quá trình hoạt động, chủ dự án cam kết đảm bảo xử lý các chất thải đến đạt nồng độ thải vào môi trường đáp ứng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn thay thế, bổ sung mới của các cơ quan chức năng Nhà nước trong tương lai (nếu có). Trong quá trình hoạt động, chủ dự án cam kết đảm bảo xử lý các chất thải đến đạt nồng độ thải vào môi trường đáp ứng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn thay thế, bổ sung mới của các cơ quan chức năng Nhà nước trong tương lai (nếu có). Cam kết nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường thì Chủ dự án sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
- Assessment of sources of air, water and land pollution, Part 1, World Health Organization – Geneva 1993 (Đánh giá nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất, tập 1, Tổ chức Y tế Thế giới – Geneva 1993).