Hoàn thiện chế định pháp luật về thừa phát lại trong thi hành án dân sự hiện nay

MỤC LỤC

Bản chất của Thừa phát lại

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu từ khi nộp đơn khởi kiện, xin áp dụng các biện pháp bảo đảm, hoà giải, quyết định đưa ra Toà, cũng như trong giai đoạn sau, từ lúc trình diện trước toà cho đến khi tuyên án và thi hành án, quan hệ giữa toà án và các đương sự là mối quan hệ thường xuyên cần phải được xác lập một cách chính xác để đảm bảo các thủ tục tố tụng quy định. Điều này một phần có thể lý giải do chế định Thừa phát lại vẫn là một chế định mới, chưa có các lớp đào tạo, lớp học định kỳ; hơn thế nữa, để hành nghề, Thừa phát lại cũng đã phải có kinh nghiệm công tác trong ngành pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc từng làm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên.

Tầm quan trọng của việc quy định chế định pháp luật về Thừa phát lại trong thi hành án dân sự

Từ chủ trương xã hội hoá dân sự

Ngoài ra, xã hội hóa còn nhằm nâng cao trách nhiệm, tạo điều kiện cho người dân, xã hội tham gia vào hoạt động tư pháp, người dân có quyền lựa chọn tổ chức thi hành án cho mình, việc cạnh tranh sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ, các cơ quan thi hành án của Nhà nước sẽ có động lực đổi mới phong cách, lề lối làm việc, khắc phục quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực trong thi hành án. Qua hai giai đoạn tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, kết quả tổng kết cho thấy, mặc dù vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhưng việc thí điểm Thừa phát lại là một hướng đi đúng về cải cách tư pháp của nước ta cũng như xu hướng hội nhập quốc tế, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần giảm tải công việc cho Nhà nước, tiết kiệm ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động được đào tạo.

Từ yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam

Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khi thi hành một vụ việc đơn giản, bình quân cơ quan thi hành án dân sự phải tống đạt đến người được thi hành án, người phải thi hành án ba loại giấy tờ, văn bản (gồm: quyết định thi hành án, thông báo, giấy triệu tập,..) còn đối với các vụ việc phức tạp, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo cho bên được thi hành án, bên phải thi hành án trên mười loại giấy tờ, văn bản, quyết định, thông báo thi hành án. Cũng theo Luật này, những người có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng bao gồm: Người tiến hành tố tụng; Người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức, người tham gia tố tụng dân sự làm việc; nhân viên bưu điện; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc.

Lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp luật Thừa phát lại 1. Sơ lƣợc về chế định Thừa phát lại trên thế giới

Lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp luật Thừa phát lại tại Việt Nam

    Như vậy, có thể thấy rằng, ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn này mọi bản án, quyết địnhcủa Tòa án là nhân danh Nhà nước, có giá trị bắt buộc và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước; những người được Nhà nước trao quyền thực hiện công việc Thi hành án dân sự chủ động thi hành các bản án, quyết địnhcủa Tòa án, các đương sự không có quyền tự định đoạt trong yêu việc yêu cầu Thi hành án dân sự. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên ngành số 472/TTLN về quản lý công tác thi hành án, theo đó tại các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng thi hành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của Tòa án, giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án;. Về mặt thể chế, nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành thi hành án dân sự đã được ban hành với nhiều quy định chặt chẽ, rừ ràng và phự hợp hơn với thực tiễn thi hành ỏn, trong đó phải kể đến Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993, đây là nền tảng cơ bản, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết việc thi hành án dân sự.

    Thừa phát lại tại một số nước trên thế giới

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại tại Pháp

    Vào thế kỷ XV, các nhà quân chủ chuyên chế tại Pháp cần một khoản tiền rất lớn để tham gia vào các cuộc chiến tranh kéo dài nên đã bán nhiều thiết chế thực hiện chức năng công quyền, lúc đó, Thừa phát lại là người duy nhất mua được. Do vậy, Thừa phát lại có quyền chuyển nhượng Văn phòng hay vị trí hành nghề cho người được lựa chọn, tất nhiên là người được lựa chọn đó phải đủ khả năng đáp ứng về mặt tài chính lẫn các điều kiện cần thiết để trở thành Thừa phát lại. Cùng với nhân viên bán đấu giá, các Thừa phát lại có thẩm quyền tiến hành bán đấu giá các tài sản là động sản; Thừa phát lại tiến hành thu hồi các khoản nợ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án;.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại tại Úc

    Quyền sở hữu các chức năng công quyền đã được duy trì dưới nhiều hình thức khác nhau qua nhiều thế kỷ và ngày nay đã trở thành một tài sản thực sự và có thể được chuyển nhượng như một cơ sở kinh doanh, thương mại. Thừa phát lại tự cam kết hoặc được yêu cầu cam kết việc thi hành về các dịch vụ bảo chứng, án lệnh hoặc các tài liệu khác liên quan đến các thủ tục thì phải chịu trách nhiệm với các bên đối với các thủ tục đó cho tất cả các hoạt động, từ sai sót của mình đến sai sót của trợ lý - những người mà Thừa phát lại bổnhiệm để giúp việc. Thừa phát lại và trợ lý khi thực thi nhiệm vụ theo luật hoặc theo mệnh lệnh của Tòa án được hưởng một số cơ chế bảo đảm pháp lý nhất định: Pháp luật nghiêm cấm hành vi tấn công, kháng cự, làm gián đoạn hoặc cản trở Thừa phát lại và trợ lý thực hiện nhiệm vụ; hành vi tẩu tán, cố ý tẩu tán tài sản bị tịch thu do Thừa phát lại và trợ lý thực hiện theo luật định hoặc theo mệnh lệnh của Tòa án hoặc cả hai sẽ bị truy tố ra Tòa án địa phương [33].

    PHÁP LUẬT THỪA PHÁT LẠI

    Định hướng nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về Thừa phát lại

    Việc triển khai nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ với những kết quả đạt được về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thời gian qua đã khẳng định việc thực hiện chế định Thừa phát lại là một hướng đi đúng về cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động tư pháp nước ta cũng như xu thế hội nhập quốc tế [28]. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế định Thừa phát lại tạo cơ chế để người dân, xã hội tham gia sâu hơn, tích cực hơn vào quá trình quản lý xã hội, chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần vào tiến trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tư pháp hiệu quả, trong sạch. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Thừa phát lại, tiến tới xây dựng Luật Thừa phát lại là hợp lý và cần thiết, bảo đảm cơ sở pháp lý cho sự tồn tại lâu dài của chế định Thừa phát lại, từ đó tạo được niềm tin vủa người dân đối với chế định này.

    Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về Thừa phát lại 1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Thừa phát lại

      Để tạo điều kiện cũng như giảm bớt chi phí và các khó khăn khi xác minh ngoài địa bàn, tác giả kiến nghị nên quy định vềviệc các Văn phòng Thừa phát lại có quyền ủy thác việc xác minh thi hành án cho nhau thì việc xác minh sẽ nhanh và đạt hiệu quả cao hơn.Việc nghiên cứu cũng cho thấy pháp luật hiện hành cho phép người phải thi hành án có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án nhưng không cho phép người phải thi hành án được sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án. Trong trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong một bản án, quyết định thì vào cùng một thời điểm người được thi hành án chỉ được hoặc yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nếu các khoản được thi hành chỉ do một người phải thi hành; nếu các khoản được thi hành án do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành riêng đối với từng khoản. Quy định về phí hoạt động của Thừa phát lại phải tính toán một cách linh hoạt, đặc biệt là phí tống đạt các văn bản, giấy tờ cần phải được tính dựa trên khoảng cách địa lý; mức phí hoạt động của Thừa phát lại phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, nếu quy định mức phí quá cao so với điều kiện thực tế của địa phương thì người dân sẽ không sử dụng các loại hình dịch vụ của Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện các công việc của họ nhưng nếu quy định mức phí quá thấp sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại.