MỤC LỤC
Nói một cách khác, thực chất của quản lý là quản lý con ngườitrong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức. Nói một cách khác, bản chất của quản lý tuỳ thuộc vào ý tưởng, nhân cách, nghệ thuật của người thủ lĩnh tổ chức nhằm trả lời câu hỏi “Đạt được mục tiêu, kết quả quản lý để làm gì?”.
Trong khi đó, đối tượng quản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luậtkhách quan, vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của chủ thể quản lý. Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa ra các quyết định cùng các đảm bảo vật chất cho đối tượng quản lý thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dừi kết quả thực hiện cỏc quyết định của đối tượng quản lý thụng qua cỏc thôngtin phản hồi (được gọi là các mối liên hệ ngược) của quản lý. Thực tiễn cho thấy, nếu nhà quản lý chỉ đơn thuần nắm vững lý thuyết quản lý mà không nhanh nhạy xử lý các tình huống bằng tài nghệ của mình thì sẽ dẫn đến giáo điểu, bảo thủ,bỏ lỡ thời cơ không đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Ngược lại, nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà thiếu căn cứ khoa học và cơ sở thông tin thì mặc dù trong một số tình huống có thể giải quyết nhanh chóng công việc, nhưng về cơ bản và lâu dài kết quả sẽ thiếu vững chắc và sẽ bó tay khi có những vấn đề cần giải quyết vượt ra khỏi tầm kinh nghiệm. Có thể nói rằng, cho tới nay ngành khoa học làm cơ sở cho công tác quản lý còn khá sơ sài trong khi tình huống trong thực tế phải xử lý cực kỳ phức tạp buộc người quản lý phải vận dụng nhiều hơn tài năng, kinh nghiệm. Đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý phải có trị thức quản lý qua tự học, tự tích luỹ và qua các quá trìnhđược đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên gia về quản lý làm trợ lý cho họ.
Theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp công nghiệp - công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều nhất. Viettel đã làm chủ được quá trình nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới của Viettel và của quốc gia.Cùng với đó, Tập đoàn Viettel đã làm chủ được các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng trên internet, bảo vệ các hệ thống, bảo vệ chủ quyền số quốc gia trước các thông tin độc hại từ bên ngoài. Ngoài làm viễn thông, Viettel cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị đầu tàu trong ngành vũ trang, khi liên tiếp sản xuất thành công các thiết bị công nghệ cao, như hệ thống quản lý vùng trời, đài radar, máy thông tin quân sự, máy bay không người lái… đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới có khả năng sản xuất các thiết bị này.
Ở lĩnh vực viễn thông, điểm sáng kinh doanh của Viettel năm 2020 phải kể đến viễn thông nước ngoài, khi 10 thị trường của Viettel tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận đảm bảo dòng tiền chuyển về nước ~ 333 triệu USD. Ở lĩnh vực giải pháp CNTT & dịch vụ số, năm 2020 Viettel tiếp tục thực hiện giải phỏp cụng nghệ, hoàn thành cỏc nền tảng cụng nghệ cốt lừi nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội.Triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chính phủ, bộ, ngành phòng chống dịch với giá trị hỗ trợ xấp xỉ 4.400 tỷ đồng. Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa Việt Nam vào top 6 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G.
Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp chịu tác động nặng nền khiến doanh thu liên tục suy giảm. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2020, tình hình doanh của Viettel lại không hề sụt giảm mà vẫn có sự tăng trưởng nhất định, đặc biệt là ở thị trường quốc tế. Nay Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, do đó một thách thức trong thời điểm hiện tại là tinh thần chấp nhận gian khổ, hy sinh có thể bị mất dần đi, các kỹ năng về chăm sóc giữ khách hàng, phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền Internet còn yếu, mà đó lại là những kỹ năng chính trong giai đoạn mới.
GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.
Cùng với đó là xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển công nghiệp quốc phòng và công nghiệp quốc gia; tự chủ trong nghiên cứu, sản xuất; làm chủ khép kín toàn bộ mọi hoạt động của quá trình từ nghiên cứu đến thiết kế và sản xuất với chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường cũng như trang thiết bị quân sự cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Chiến lược của Viettel trong giai đoạn tiếp theo (2018 – 2030), tập đoàn này quyết tâm duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao; trở thành top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó Top 10 về viễn thông và công nghệ thông tin, Top 20 về công nghiệp điện tử viễn thông, top 50 về công nghiệp an toàn, an ninh mạng. Trong chiến lược này, cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%.
Viettel cũng xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễnthông do vậy thế mạnh của Viettel là đối tượng các khách hàng, hạ tầng đã được triển khai bao gồm: gần 50 triệu thuê bao, hệ thống đường truyền, các trung tâm dữ liệu, số lượng điểm kết nối, lực lượng nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hiện diện khắp trên địa bàn cả nước, hệ thống Call centre hỗ trợ 24/7. Từ quan điểm trên, Viettel sẽ tập trung đầu tư cho các dự án sau: Dịch vụ giá trị gia tăng, Sản xuất thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại) giá rẻ, Các dự án công nghệ thông tin có kết nối trực tuyến và triển khai trên diện rộng. Sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông trước mắt phục vụ cho thị trường và khách hàng của Viettel (đến 2015 dự kiến Viettel có thị trường 500 triệu dân), góp phần phổ cập hóa các dịch vụ viễn thông.Với phát triển phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, Viettel tập trung vào việc phát triển các dự án tổng thể, dài hạn và mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân.
Viettel đang chứng minh rằng mình là một thương hiệu vững mạnh tại Việt Nam, từ một công ty khởi nghiệp với số vốn vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng cùng 100 cán bộ làm việc trong một dãy nhà cấp 4 đã trở thành tập đoàn có giá trị thứ 2 tại Việt Nam. Tính cuối năm 2019, thị trường nước ngoài của Viettel đã tăng trưởng gần 40%, chiều dài cáp quang triển khai lên tới 303.600km, tương đương 7 vòng quanh Trái Đất hay hơn 265 triệu người đang phục vụ là những con số biết nói thể hiện được thành quả và khát vọng của một thương hiệu Việt Nam. Tận dụng nguồn vốn, tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển và phát triển các dự án mà trong đó Viettel có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp, từ đó không ngừng khẳng định vị thế viễn thông hàng đầu Việt Nam mà còn vươn.