Quản lý danh mục đầu tư: Các nguyên tắc cơ bản và ứng dụng thực tế

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

    Trong đó, Rm – RFR là tỷ suất lợi nhuận vượt trội, SML (small minus big) là tỷ suất lợi nhuận của danh mục vốn hóa nhỏ trừ tỷ suất lợi nhuận của danh mục vốn hỏa lớn, HML (high minus low) là tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư có chỉ số thị giá trên giá trị sổ sách nhỏ trừ đi tỷ suất lợi nhuận của danh mục có chỉ số này cao, RMW thể hiện tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao trừ đi tỷ suất lợi nhuận của danh mục có tỷ suất lợi nhuận thấp, và cuối cùng là CMA thể hiện tỷ suất lợi nhuận của danh mục gồm những cổ phiếu đầu tư thấp trừ đi tỷ suất lợi nhuận của danh mục bao gồm những cổ phiếu tăng trưởng nhanh. Đối với hiệu quả hoạt động tương đối, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như ''So với danh mục đầu tư đối sánh, danh mục hiện tại đang tập trung quá nhiều hoặc quá ít vào cổ phiếu của ngành nào?” hoặc “Cơ sở lý luận của nhà quản lý đối với những quyết định này và mức độ thành công của chúng như thế nào?'' Đánh giá hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư cũng có thể được tiến hành đối với các mô hình rủi ro cụ thể, chẳng hạn mô hình đa nhân tố cố gắng giải thích lợi nhuận của tài sản, xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro.

    Hình 1.2: Quy trình xây dựng danh mục đầu tư
    Hình 1.2: Quy trình xây dựng danh mục đầu tư

    Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn như thế nào?

    70 80 100 Nguồn: Dựa trên dữ liệu được lấy từ Vanguard.com Nhu cầu thanh khoản của nhà đầu tư 25 tuổi có lẽ sẽ thấp vì anh ta có thu nhập tiền lương hằng tháng và sẽ tập trung vào mục tiêu quỹ hưu trí dài hạn của mình. Các nhà đầu tư có thời gian đầu tư dài thường yêu cầu ít thanh khoản hơn (vì thường không cần đến vốn trong nhiều năm) và có thể chịu đựng rủi ro cao hơn (vì các thiếu hụt hoặc thua lỗ đều có thể được khắc phục bằng thu nhập và lợi nhuận trong những năm tiếp theo).

    Bảng 1.2: Phân bổ tài sản theo mức độ chấp nhận rủi ro  Mục tiêu lợi nhuận
    Bảng 1.2: Phân bổ tài sản theo mức độ chấp nhận rủi ro Mục tiêu lợi nhuận

    LÝ THUYẾT MARKOWITZ

    Tỷ suất lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư

    Nếu các điều kiện của hai hoặc nhiều khoản đầu tư không giống nhau - nghĩa là, nếu có sự khác biệt lớn về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng - thì cần phải sử dụng một thước đo rủi ro tương tối (relative measure. of risk) để chỉ ra rủi ro trên một đơn vị tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Giả sử một danh mục đầu tư gồm có hai chứng khoán, với và lần lượt là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán 1 và 2, RpA và RpB lần lượt là tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư trong trường hợp A và B, là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư.

    Hình 2.2: Hệ số tương quan của các tài sản trong danh mục
    Hình 2.2: Hệ số tương quan của các tài sản trong danh mục

    Đa dạng hoá danh mục đầu tư

    - Ta thấy, rừ ràng khi bỏ bớt cổ phiếu X và thờm cổ phiếu Y vào danh mục sẽ làm tỷ suất lợi nhuận tăng lên mà rủi ro dự tính lại giảm xuống hay dịch chuyển từ điểm A đến điểm B trên đồ thị đều làm giảm rủi ro và tỷ lệ thu nhập dự tính. Rủi ro không thể đa dạng hoá (undiversifiable risk) hay rủi ro hệ thống (systematic risk) là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán.

    Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn hai chứng khoán tương quan dương hoàn toàn
    Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn hai chứng khoán tương quan dương hoàn toàn

    Mô hình Markowitz

    Trong mô hình Markowitz, vì rủi ro của danh mục đầu tư được xác định bởi rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ, tỷ trọng phân bổ của các chứng khoán đó và mức độ tương quan của từng cặp chứng khoán trong danh mục, nên danh mục càng kết hợp nhiều loại tài sản (chứng khoán) với nhau, số lượng cặp hệ số tương quan cần tính sẽ càng nhiều, làm cho quá trình tính toán trở nên phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn trong việc xác định danh mục tối ưu. Trên cơ sở chứng minh được sự tương quan về lợi nhuận của các chứng khoán riêng lẻ trong danh mục đầu tư, Markowitz đã đưa ra công thức tính rủi ro (độ lệch chuẩn) của danh mục đầu tư bằng căn bậc hai của phương sai trung bình của các tài sản (trọng số được bình phương) cộng với hệ số hiệp phương sai trung bình của tất cả các cặp tài sản trong danh mục.

    Hình 2.12: Đường cong bàng quan cho các nhà đầu tư ngại rủi ro
    Hình 2.12: Đường cong bàng quan cho các nhà đầu tư ngại rủi ro

    MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

    Giới thiệu Lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

    Thực tế, hầu hết các nhà đầu tư đều coi nhiều công cụ trên thị trường tiền tệ là tài sản phi rủi ro vì không chịu rủi ro lãi suất do có kỳ hạn ngắn và tương đối an toàn về khả năng trả nợ (rủi ro tín dụng gần như bằng 0). Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2020 chỉ số VN-Index đã được tính trong hơn 20 năm ở Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) nên có thể dùng chỉ số này như là chỉ số thị trường, đại diện cho danh mục các tài sản rủi ro trên thị trường, rủi ro của danh mục thị trường được ký hiệu là.

    Index

    Đường thị trường vốn (Capital market line – CML)

    Mô hình CAPM đã mở rộng thêm ý tưởng này như sau: mọi danh mục hiệu quả đều có thể được tạo ra bằng cách kết hợp chứng khoán phi rủi ro, Rf, và danh mục đầu tư thị trường M – là danh mục đầu tư tiếp điểm của đường thẳng nối từ tài sản phi rủi ro đến đường biên hiệu quả. Đường thị trường vốn (CML) không thể áp dụng để mô tả mối quan hệ giữa rủi ro có thể chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng hợp lý trong trường hợp chứng khoán riêng lẻ và danh mục đầu tư không hiệu quả.

    Hình 3.1 cho thấy rằng, các nhà đầu tư tại điểm R f  sẽ đầu tư 100% tiền vào tài sản phi rủi ro
    Hình 3.1 cho thấy rằng, các nhà đầu tư tại điểm R f sẽ đầu tư 100% tiền vào tài sản phi rủi ro

    Mô hình CAPM và đường thị trường chứng khoán

    Nghiên cứu của Blume (1975) cho thấy, nếu một danh mục đầu tư lớn (khoảng 50 cổ phiếu trở lên) thì tính ổn định của beta danh mục sẽ nhiều hơn vì beta của từng chứng khoán riêng lẻ có tăng lên hay giảm xuống thì cũng sẽ có hiệu ứng triệt tiêu nhau trong cùng một danh mục. Với mô hình CAPM cho nhà đầu tư một ước lượng về lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán riêng lẻ hoặc lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng bằng lãi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro.

    Ứng dụng của CAPM

    Mô hình CAPM có thể được sử dụng để đo lường rủi ro hệ thống của cả danh mục đầu tư lẫn chứng khoán riêng lẻ. Giả sử nhà đầu tư kết hợp 2 cổ phiếu này với tỷ trọng bằng nhau trong danh mục đầu tư.

    Hình 3.6: Minh hoạ ứng dụng định giá chứng khoán theo mô hình CAPM
    Hình 3.6: Minh hoạ ứng dụng định giá chứng khoán theo mô hình CAPM

    LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

    Các hình thái thị trường hiệu quả

    Dựa vào phạm vi bao phủ của tất cả thông tin sẵn có, Fama phân chia giả thuyết thị trường hiệu quả thành ba hình thái hiệu quả: giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu, giả thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình và giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh. Như vậy, thông tin sẵn có trong thị trường hiệu quả dạng trung bình là tất cả các thông tin công khai (all publicly available information), bao gồm thông tin công khai về dữ liệu giao dịch của thị trường và thông tin công khai về các vấn đề khác liên quan đến công ty như tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, chất lượng quản lý, đối thủ cạnh tranh, tình hình chính trị, xã hội….

    Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trong việc xây dựng danh mục đầu tư Các nghiên cứu thực nghiệm về sự hiệu quả của thị trường có thể được chia làm hai nhóm

    Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng phần lớn danh mục đầu tư của các nhà quản lý danh mục đầu tư, hay còn gọi là nhà quản lý tiền chuyên nghiệp (professional money manager), có tỷ suất lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted return) thấp hơn tỷ suất lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro của chiến lược mua và nắm giữ. Một lời giải thích khác đó là, các công ty quản lý quỹ sử dụng cả chuyên gia phân tích cấp cao lẫn nhân viên phân tích cấp thấp (inferior analysts), và lợi nhuận thu được từ khuyến nghị của các chuyên gia phân tích cấp cao sẽ bù đắp cho các chi phí và kết quả đầu tư kém hơn của các nhân viên phân tích cấp thấp.

    QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

    Các phương pháp phân tích và đầu tư cổ phiếu

    Thứ hai, họ có thể luân chuyển vốn giữa các ngành khác nhau (ví dụ, từ ngành tài chính dịch chuyển sang ngành công nghệ…) hoặc giữa các phong cách đầu tư khác nhau (ví dụ, dịch chuyển từ các cổ phiếu vốn hóa lớn sang vốn hóa nhỏ, hoặc dịch chuyển từ cổ phiếu giá trị sang tăng trưởng) để đón đầu đợt tăng giá tiếp theo trước các nhà đầu tư khác trên thị trường. Phương pháp đầu tư theo nhân tố đặc trưng thay vì phân bổ trọng số của các chứng khoán trong danh mục gần giống với trọng số của các chứng khoán đó trong chỉ số chứng khoán tham chiếu, hay còn gọi là phân bổ danh mục theo giá trị vốn hoá (market capitalization), thì sẽ cố gắng cải tiến trọng số theo các đặc điểm đặc trưng như quy mô công ty, chất lượng công ty, đà biến động giá…, nhằm cố gắng đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn so với chỉ số chứng khoán tham chiếu theo thời gian.

    Bảng 5.2: Các chiến lược đầu tư cổ phiếu
    Bảng 5.2: Các chiến lược đầu tư cổ phiếu

    QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

    Lợi suất danh mục đầu tư trái phiếu

    Trái phiếu có lãi suất coupon càng cao làm cho tổng thu nhập dự kiến của trái phiếu sẽ phụ thuộc càng nhiều vào lãi tái đầu tư các khoản lãi để đảm bảo lãi suất đáo hạn không thay đổi so với ước tính, điều này làm cho rủi ro tái đầu tư cao hơn những trái phiếu có lãi suất coupon thấp mà có cùng kỳ hạn và lợi suất. Rủi ro lạm phát hay Rủi ro sức mua (Purchasing - Power Risk) là rủi ro xuất hiện do tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho sức mua từ dòng tiền thu được từ đầu tư trái phiếu bị giảm sút vì LS thường được cố định trong suốt thời hạn tồn tại trái phiếu, hay nói cách khác, lạm phát tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận thực của nhà đầu tư bị giảm xuống.

    Hình 6.1: Sự thay đổi giá trái phiếu với các trái phiếu có độ lồi khác nhau
    Hình 6.1: Sự thay đổi giá trái phiếu với các trái phiếu có độ lồi khác nhau

    Chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu

    Nếu một thời điểm nào đó, nhà quản lý danh mục đầu tư trái phiếu phân tích và nhận thấy chênh lệch lợi suất (spread) của hai loại kỳ hạn diễn ra bất thường (nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức chênh lệch trung bình trong quá khứ, hoặc tình hình tài chính hiện tại được cho rằng tương tự với một thời điểm trong quá khứ nhưng chênh lệch lợi suất thì chưa điều chỉnh tương tự) thì họ cho rằng chênh lệch lợi suất sẽ đảo chiều vào một thời điểm nào đó trong tương lai để trở về trạng thái cân bằng hợp lý. Vì trái phiếu có khả năng tạo ra một dòng tiền cố định mà nhà đầu tư có thể biết trước (đương nhiên là trong trường hợp không gặp phải rủi ro tín dụng trong kỳ đầu tư), nhà quản lý danh mục đầu tư trái phiếu thụ động có thể dùng danh mục đầu tư trái phiếu để tạo ra một dòng tiền từ danh mục đầu tư trái phiếu phù hợp (cả về thời gian lẫn quy mô) để đáp ứng cho 1 nhu cầu thanh toán nhất định trong tương, ví dụ như khớp với một nghĩa vụ trả nợ.

    Hình 6.2: Các hình dạng của đường cong lợi suất
    Hình 6.2: Các hình dạng của đường cong lợi suất

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ

    Nguyên tắc đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư

    Như vậy, nếu đánh giá theo phương pháp Jensen, ta thấy quản trị viên A đã không tạo được tỷ suất lợi nhuận đáp ứng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu (trung bình, tỷ suất lợi nhuận thực tế nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 1,4%), quản trị viên B đã tạo được tỷ suất lợi nhuận vừa đủ đáp ứng yêu cầu, trong khi quản trị viên C đã tạo được tỷ suất lợi nhuận vượt mức yêu cầu 2,8%. Nhìn đồ thị trên đây, chúng ta thực hiện dịch chuyển đường phân bổ vốn tương ứng cho danh mục đầu tư P xuống (bằng việc kết hợp danh mục đầu tư P và tài sản phi rủi ro – tín phiếu kho bạc) cho đến khi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư kết hợp đạt độ lệch chuẩn tương đương độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư thị trường (độ lệch chuẩn của chỉ số chứng khoán chuẩn đại diện thị trường).

    Hình 7.1: Thước đo hiệu suất M2
    Hình 7.1: Thước đo hiệu suất M2