MỤC LỤC
Do đó, việc đánh giá nguy cơ, kiểm soát và quản lý các nguồn gây ô nhiễm KLN trong nước mặt trên các thủy vực là điều cần thiết và vô cùng quan trọng, có liên quan đến quản lý bảo vệ chấtlượng nước tại các thủy vực. Hiện trạng ô nhiễm KLN và nguy cơ đối với sức khỏe con người khu vực sông VCT ở Long An chưa đượcnghiên cứu chi tiếtvà toàn diện trong sự giatăng dân số, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các chỉ số ô nhiễm như chỉ số ô nhiễm kim loại nặng (HPI), lượng tiêu thụ hàng ngày mãn tính (CDI) và chỉ số nguy hiểm (HQ) đượctính toán để đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể của các vùng nước được kiểm tra.
Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong công tác quản lý chất lượngnước mặtnói riêng, quản lý môi trường nói chung, đóng góp tích cực vào việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm KLN, sức khỏe cộng đồng.
Ket quảphân tích của các chỉ tiêu KLN Đồng(Cu); Kẽm (Zn); Mangan (Mn) tạihai đợt lấymẫu đều có giá trị thấp. - về chất lượng nước theo từng thông số: hầu hết các điểm lấy mẫu có kết quả phân tích các thông số Nitrat, Phosphat và các thông số Cu, Zn, Mn đều nằm trong ngưỡng cho phép của cả hai quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT và QCVN 08:2023/BTNMT.
HPI được đánhgiá dựa trên giátrị trung bình chất lượng số học có trọng số chỉ định xếp hạng hoặc trọng số đơn vị (Wi) cho từng KLN và các giá trị của Si và li được sử dụng trong nghiên cứu này được áp dụng từ nghiên cứu của Ghaderpoori và cộng sự [45]. Từ kết quả đánh giá chỉ số ônhiễm KLN (HPI) đại diện cho tổng chất lượng nước đối với KLN, nguyên nhân có thể do nguồn nhân tạo như xử lý nước thải không đúng cách từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trên hai bờ sông ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, gằy nguy cơ ô nhiễm cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sinh vật sống trong nước. Nguồn nước mặt hiện nay trên sông VCT cần phải được xử lý cẩn thận trước khi cung cấp cho mục đích sinh hoạt và người dân được khuyến cáo không sử dụng nước trực tiếp từ máy bơm tay.
Điều này có thể là do địa phưong bị ô nhiễm từ quặng sắt, phong hóa đá, khoáng sản và nguồn nhân tạo như xử lý nước thải không đúng cách từ hoạt động khai thác và ô nhiễm nước ngầm từ hoạt động sinh hoạt diễn ra trong khu vực nghiên cứu. Đẻ ước tính mức phơi nhiễm hàng ngày của mộtcá nhân, lượng tiêu thụ hàng ngày mãn tính (CDI) thông qua lượng nước tiêu thụ đượctính toán bằng Công thức (2.7) như trên, số liệu thống kê CDI xác định đối với thông số Fe, do các thông số còn lại (Cu, Zn, Mn) sau khi đánh giá chỉ số nguy cơ ô nhiễm KLN không xuất hiện dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm. Khi hằng ngày giá trị hấp thụ Fe được chuyển đổi thành mức phơi nhiễm với giả định chỉ số DI là lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày (L/ngày), trong trường hợp nghiên cứu: đối với người trưởng thành là 2 L/ngày và trẻ em (1 đến 6 tuổi) là 1 L/ngày [47] và giả định chỉ số BW là trọng lượng cơ thể (kg), trong trường hợp nghiên cứu: đối với người trưởng thành là 70 kg và trẻ em (1 đến 6 tuổi) là 15 kg.
Nhìn chung, mức phơi nhiễm hàng ngày của người lớn và trẻ em, lượng tiêu thụ hàngngày mãn tính (CDI) thông qua lượngnước tiêu thụ có sự khácbiệt, cụ thể chỉ số trung bình CDI trẻ em (1 đến 6 tuổi) cao gấp 2,33 lần lượng tiêu thụ hàng ngày mãn tính (CDI) củangười lớn. Con người có thể tiếp xúc với các độc chất KLN thông qua nhiều con đường khác nhau như đất, nước, không khí và thực phẩm, nhưng tiếp xúc thông qua đường ăn, uống là một trong những con đường chính khiến con người dễ bị phơi nhiễm với KLN. Đối với người lớn: Giá trị HQ trung bình của Fe là 0,020, giá trị lớn nhất là 0,035 nhỏ hơn rất nhiều so với 1, điều này đồng nghĩa chưa có dấu hiệu rủi ro ô nhiễm KLN trongnước mặt tại sông VCT.
Đối với trẻ em: Giátrị HQ trung bình của Fe là 0,048, giátrị lớn nhất là 0,081 nhỏ hơn rất nhiều so với 1, điều này đồng nghĩa chưa có dấu hiệu rủi ro ô nhiễm KLN trong nước mặt tại sông VCT. Nghiên cứu tiến hành phân tích ANOVA để đánh giá ảnh hưởng tương tác của yếu tố nguồn ô nhiễm, đợt lấy mẫu, nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm đến đến mức độ nguy cơ ô nhiễm KLN trong nướcthông qua các chỉ sốnguy cơ (HPI) do chỉ số HQ (chỉ số nguy hiểm) nhỏ hơn rất nhiều so với 1, điều này đồng nghĩa chưa có dấu hiệu rủi ro ô nhiễm KLN trong nước mặt tại sông VCT.
Đồngthời, các quy định vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT trong nông nghiệp cũng cần phải bám sát với thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật khu vực nông thôn để việc xử lý có thể dễ dàng triển khai và đảm bảo tính giáodục, răn đe đối với người vi phạm. - Xây dựng những chínhsách ưu đãi, hỗ trợcụ thể để khuyến khích người nôngdân BVMT, đặcbiệt tài nguyênnước mặt trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhưthực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân với mức hỗ trợ tùy thuộc vào việc giảm thiểu lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. - Công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản gắn liền với việc BVMT, sinh thái, pháttriển hạtầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối với ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, thâm canh nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và các quy chuẩn môi trường quy định.
-Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cách bảo vệ tài nguyên nước mặt trong sản xuất, kinh doanh đem lại giá trị kinh tế và BVMT nước mặt; tuyên truyền về tác hại của việcsử dụng, sản xuất không đúng cách, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người dântrong việcbảo vệ môitrườngnước mặt. - Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nước mặt trên hệ thống sông VCT, đặc biệttại các khu vực có nguy co gây ô nhiễm nguồn nước như: khu đô thị, khu dân cư nông thôn; khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng từ bãi rác, khu công nghiệp trên hệ thống sông, kênh. - Tăng cường hợp tác các khu vực thuộc lưu vực sông và liên vùng về bảo vệ môi trường nước mặt, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chương trình, dự án đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nước mặt trong cácchươngtrình, hội thảo về bảo vệ tài nguyênnước mặt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên về công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng đểnằng cao nhận thức, trách nhiệm tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của nhân dân; nâng cao ý thức tự giác thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn nhằm tạo nền tảng cho việc tái xử lý, tái chế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; hướng tới phân loại rác tại nguồn. Có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung; kêu gọi thu hút xãhội hóa công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích tổchức, cá nhântham gia công tác bảo vệ môi trường.
Bố trí nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật, trong đó lưu ý đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng các chưong trình, dự án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường một cách dài hạn, bàibản, có hệ thống, kết hợp với trang bị các phưong tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường nhằm cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm kịp thời.