Ảnh hưởng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Đầu tư trong nước đến Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI, DI VÀ GDP

Một số khái niệm 1. Tăng trưởng kinh tế

Theo Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund – IMF), trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp có một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.

Cơ sở lý thuyết

    Tỷ số vốn tăng thêm trên sản lượng giúp ta đo lường năng suất của mỗi lượng vốn được tăng thêm, trong khi tỷ số vốn (bình quân) trên sản lượng thể hiện mối quan hệ trung bình giữa tổng trữ lượng vốn và tổng sản lượng của một đất nước. Những nền kinh tế mà trong đó người lao động tiếp cận được với nhiều máy móc, máy vi tính, xe tải, và các thiết bị khác sẽ có cơ sở vốn sâu hơn những nền kinh tế có ít máy móc, và những nền kinh tế này có thể sản xuất nhiều sản lượng trên lao động hơn.

    Bảng 1.3: Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng
    Bảng 1.3: Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng

    Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      + Trong giai đoạn kinh tế từ 2004 – 2010: Nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến những năm cuối lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay. Những lợi thế của môi trường đầu tư như ổn định chính trị, chính phủ thực hiện cải cách khung luật pháp, chính sách, thể chế, cách địa phương tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng đầu tư hạ tầng, khuyến khích nhà đầu tư có niềm tin vào tương lai chung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

      Bảng 2.1 Bảng tổng hợp đầu tư trong nước theo thành phần qua các năm
      Bảng 2.1 Bảng tổng hợp đầu tư trong nước theo thành phần qua các năm

      Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế

        Trong nghiên cứu của mình về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, tác giả Đỗ Nam (2012) bằng dữ liệu thống kê từ ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) công bố cho khoảng thời gian từ 1987-2011 và sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình VECM để phân tích cân bằng ngắn hạn của FDI và GDP, đồng thời tác giả cũng sử dụng kiểm định nhân quả Ganger để kiểm định tính hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Cũng trong nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng xét trong mô hình của nền kinh tế đang phát triển của Đào Thị Bích Thủy (2012) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn, tạo thêm việc làm, đào tạo kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý hay chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận. Trong nghiên cứu của mình về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển, Marcelo José Braga Nonnenberg, Mário Jorge Cardoso de Mendonỗa IPEA (2004), bằng việc sử dụng dữ liệu bảng kết hợp thông tin riêng biệt về các biến tại 33 nước đang phát triển trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2000 đã chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế tới FDI, nhưng theo chiều ngược lại thì không.

        Mặt khác, bằng phương pháp nghiên cứu quan hệ nhân quả Granger tại nước Cộng Hòa Síp cho khoảng thời gian từ 1976 – 2002, M.Feridun (2004) đã đưa ra bằng chứng là có mối quan hệ một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (được đo bằng GDP thực trên đầu người) hay như trong nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc - ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thành quả kinh tế của tác giả Edward M. Cũng bàn về mối quan hệ về FDI và tăng trưởng kinh tế, Borenzstein và cộng sự (1998) đã thực hiện phân tích hồi quy trên 69 quốc gia đang phát triển cho những năm từ 1970 – 1979, tác giả đã đưa ra bằng chứng rằng công nghệ phát triển là quan trọng với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và FDI là phương tiện quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, so với đầu tư trong nước thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tương đối nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại với các nghiên cứu như đã đề cập ở trên rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thì Mello trong nghiên cứu thực nghiệm của ông được thực hiện năm 1999 thông qua phân tích chuỗi thời gian và bảng phân tích dữ liệu ước tính cho 32 quốc gia thuộc tổ chức OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và các nước không thuộc tổ chức này cho khoảng thời gian từ 1970 – 1990.

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • Mô hình vector tự hồi quy VAR

          Như chúng ta đã biết, các chuỗi thời gian kinh tế vĩ mô (GDP, FDI, DI) thông thường là các chuỗi không dừng, điều đó có thể dẫn đến tình trạng hồi quy giả mạo và kết luận sai khi sử dụng các kiểm định thống kê. Theo Gujarati (2003) một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Trên thực tế, có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian: kiểm định Phillip–Person (PP); kiểm định Dickey–Fuller (DF), kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (ADF), kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan,.

          … Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng và phương pháp tác giả sử dụng để thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị là phương pháp Dickey và Fuller mở rộng (ADF) thông qua phần mềm thống kê stata11. Nếu như mô hình VAR đã ghi ấn trong lý thuyết kinh tế, đưa ra một cơ sở thuận lợi và hữu ích đối với việc phân tích chính sách thì hàm phản ứng (IRF) xem xét ảnh hưởng của bất kỳ các biến nào đến các biến khác trong hệ thống và nó cũng là công cụ hiệu quả trong phân tích nguyên nhân bằng thực nghiệm và phân tích hiệu quả của chính sách. Đây là một quan điểm quan trọng liên quan đến IRF và VAR – Hàm phản ứng đã được tác giả đưa vào trong bài nghiên cứu để mô tả ảnh hưởng của một cú sốc ở một thời điểm đến các biến nội sinh ở hiện tại và tương lai.

          3.7. Mơ hình VECM
          3.7. Mơ hình VECM

          NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

            Như đã trình bày tại chương 3, mục đích kiểm định đồng liên kết được thực hiện để xem xét liệu rằng, các chuỗi thời gian không dừng có bao nhiêu tổ hợp tuyến tính của biến số này là dừng. Bởi vì p-value lớn hơn α ở các mức ý nghĩa 1% và 5% từ độ trễ 1 đến độ trễ 4 ta không bác bỏ giả thuyết HO, hay nói cách khác là phần dư của mô hình VAR nghiên cứu không có tự tương quan. Ngoài ra, trong kiểm định đồng liên kết, tác giả cũng đã thu thập được kết quả là tồn tại ít nhất 1 mối quan hệ đồng liên kết nên có thể sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM để kiểm định mức độ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước lên tăng trưởng kinh tế.

            Dấu dương trong hệ số biến đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy, nếu vốn đầu tư nước ngoài trong dài hạn tăng lên 1 nghìn tỷ đồng sẽ dẫn tới sự gia tăng về tăng trưởng kinh tế là 0,462 nghìn tỷ đồng. Giữa nguyên các yếu tố khác thì đầu tư nội địa khi xét trong mối quan hệ trong dài hạn lại có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác khi gia tăng thêm 1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm 2,09 nghìn tỷ đồng. Kết luận: Khác biệt với kết quả nghiên cứu trong ngắn hạn là FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng kinh tế thì trong dài hạn FDI lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh.

            Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
            Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị