Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm theo tháng ở Công ty cổ phần May 19 Việt Nam

MỤC LỤC

Biểu số 2.1: LỆNH SẢN XUẤT

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty cổ phần May 19

Kết thúc giai đoạn cắt tạo ra bán thành phẩm không có giá trị sử dụng hoàn chỉnh trong nền kinh tế, vì vậy công ty không bán thành phẩm ra ngoài thị trường, không xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm. Bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn 2 là may hoàn thiện sản phẩm, chỉ đến khi sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra chất lượng sản phẩm mới được tính giá thành. Giá thành sản phẩm của công ty được tính dưới dạng tổng Z của tất cả các sản phẩm hoàn thành trong tháng, không tính giá thàng đơn vị của từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

Zsp (của tất cả các đơn đặt hàng trong tháng) tính được sẽ là căn cứ để xác định trị giá vốn hàng bán , từ đó xác định lợi nhuận của doanh nghiêp trong cả tháng. Giá thành của công ty được tính dưới dạng tổng giá thành của tất cả các sản phẩm hoàn thành trong tháng, không tính giá thành đơn vị của từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, vì mỗi đơn đặt hàng có số lượng sản phẩm rất khác nhau, có đơn đặt hàng thì số lượng sản phẩm rất lớn (hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm), lại có những đơn đặt hàng thì số lượng sản phẩm rất nhỏ. Bên cạnh đó, do công ty chưa thực hiện vi tính hóa, việc tính toán hoàn toàn dựa theo phương pháp thủ công nên việc tính giá thành cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng là rất khó khăn.

Do vậy, tổng giá thành của số sản phẩm hoàn thành hay công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Suy ra: Tổng của sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên kế toán không lập bảng tính tổng giá thành cũng như không xác định giá thành đơn vị chính thức từng chửng loại sản phẩm (từng đơn đặt hàng) và cho từng sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra hoàn thành sẽ được chuyển xuống kho thành phẩm, sau kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng, thống kê kho thành phẩm viết phiếu nhập kho và viết phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành gửi xuống phòng kế toán.

Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 19

Công ty áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm có lũy tiến là một biện pháp khoa học, vừa bảo đảm tính chính xác, đảm bảo sự công bằng phân chia lợi ích vật chất, vừa có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả, năng suất, chất lượng. Mặc dù vậy, do đặc thù sản xuất của ngành may mặc khối lượng hàng hóa chủng loại đa dạng, nhiều chi phí phát sinh nhỏ lẻ nên bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty cổ phần May 19 còn tồn tại những hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần May 19 có 4 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất có nhiều tổ chức sản xuất khác nhau sản xuất có nhiều mặt hàng đa dạng phong phú về màu sắc, kích thước, quy cách, phẩm chất (nhiều chủng loại), mà ở mỗi xưởng lại không có nhân viên kế toán nào nên việc thu nhập và phản ánh thông tin kế toán thường không kịp thời, ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ đạo quản lý kinh doanh.

Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ công tác kế toán, khối lượng công việc thủ công nhiều không khoa học làm giảm hiệu quả công việc ở bộ phận kế toán và khó có thể theo dừi chi tiết, đối chiếu hết cỏc nghiệp vụ phỏt sinh làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của công ty cũng như của toàn bộ phận kế toán. Việc xác định đối tượng như vậy là chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời của kế toán, không xác định giá vốn của từng đơn đặt hàng, do vậy không xác định được lãi (lỗ) đối với từng đơn đặt hàng gây khó khăn cho nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh. Với bề dầy lịch sử phát triển hơn 20 năm, công ty đã có những bước đi đột phá trong công tác quản lý lãnh đạo, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiều ưu điểm và sáng tạo tuy chưa hoàn thiện, đây là điều không thể tránh khỏi.

Bởi vậy, thông tin hiệu quả kinh tế đem lại từ mỗi hợp đồng là rất cần thiết, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra vì nó có thể cung cấp thông tin tương đối chính xác về chi phí sản xuất vào. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Đối với những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng (CPNVLTT, CPNCTT) sẽ tập hợp trực tiếp qua đơn đặt hàng tương ứng, đối với những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đơn đặt hàng (CPSXC) nên tập hợp theo từng tháng, theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp, để có thông tin về chi phí sản xuất một cách hợp lý phục vụ cho việc tính giá theo đơn đặt hàng. Việc lập phiếu như vậy công ty hoàn toàn có thể thực hiện được vì khi cú lệnh sản xuất, ban vật tư chuẩn bị NVL cho sản xuất đó phải nắm rừ đơn đặt hàng nào cần nguyên liệu gì, màu sắc, số lượng bao nhiêu,… việc tính toán dựa trên định mức tiêu hao NVL mà công ty đã quy định.

Dựa vào bảng tổng hợp NVL, theo % NVL sử dụng đã xác định tại các phân xưởng, kế toán tính được CPNVLTT tại từng phân xưởng, đối chiếu với số liệu tổng hợp CPNVL chính và NVL phụ đã phân bổ, 2 số liệu tổng CPNVLTT tại các phân xưởng của từng đơn đặt hàng và tổng CPNVL đã phân bổ cho từng đơn đặt hàng phải bằng nhau. Nếu áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng thì ngay từ khi viết phiếu may đo nên viết thêm một số hiệu của từng đơn đặt hàng lên đầu phiếu để thực hiện sản xuất, thống kê phân xưởng có thể tổng hợp được năng suất của từng công nhân theo đơn đặt hàng làm căn cứ để kế toán tiền lương tính toán và tổng hợp tiền lương của công nhân sản xuất theo từng đơn đặt hàng, dựa trên đơn giá tiền lương sản phẩm theo sản phẩm quy chuẩn do công ty quy định là “áo chiết gấu dài tay”.

Biểu số: 3.1: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT NVL-CCDC              Đơn vị: CTCP MAY 19
Biểu số: 3.1: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT NVL-CCDC Đơn vị: CTCP MAY 19

420.388.000 2 PX may 1 PBNVL 102.346.000 PB tiền lương 101.456.00

Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần May 19, em nhận thấy rằng hiểu biết của mình cũng đang hạn chế, chỉ dựa vào những kiến thức đã học ở trường là chưa đủ. Bởi vậy đây là thời gian cho em thử nghiệm những kiến thức mình đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào công tác thực tế. Em cảm thấy mình chững chạc lên rất nhiều và hiểu rằng lý luận phải đi đôi với thực tiễn mới làm chúng ta tiến bộ và trưởng thành.

Hiểu được tầm quan trọng đó, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tế công tác kế toán, áp dụng chế độ kế toán mới ở nước ta. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của thầy giáo T.s Trần Văn Thuận; Chị Nguyễn Thị Hương và phòng kế toán ; các bác, các cô, các chú, các anh chị trong Công ty Cổ phần May 19, nên em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về thực trạng kế toán tại công ty. Trong báo cáo này, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán xây ở công ty.

Do trình độ và kiến thức bản thân còn hạn chế, nên trong bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bác, các cô, các chú, các anh chị để nhận thức của em được tiến bộ hơn nữa. CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CCDC : Công cụ dụng cụ NVL : Nguyên vật liệu TSCĐ : Tài sản cố định DN : Doanh nghiệp.