MỤC LỤC
Triệu chứng thiếu máu chủ yếu ở mức độ nhẹ, chiếm 78,94% trong số những BN thiếu máu.
Nhận xét: Chụp cộng hưởng từ có mối liên quan với giải phẫu bệnh trong xác định mức độ chiếm chu vi lòng trực tràng (p<0,001). Nhận xét: Chụp cộng hưởng từ có mối liên quan với giải phẫu bệnh trong xác định mức độ xâm lấn xâm lấn thành (p<0,001). Liên quan giữa cộng hưởng từ với giải phẫu bệnh trong chẩn đoán mức độ xâm lấn thành trực tràng của khối u (<T3 và ≥ T3).
Nhận xét: Không ghi nhận có liên quan trong chẩn đoán di căn hạch giữa kết quả chụp cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh. Nhận xét: Chụp cộng hưởng từ có mối liên quan với giải phẫu bệnh trong xác định giai đoạn bệnh (p = 0,001). Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân UTBMTT có xâm lấn thành từ T3 trở lên ghi nhận có mối liên quan giữa xâm lấn diện cắt chu vi trên CHT với xâm lấn diện cắt chu vi trên giải phẫu bệnh.
Liên quan chẩn đoán diện cắt chu vi giữa cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh theo xâm lấn mạch ngoài thành (EMVI) Xâm lấn mạch. Liên quan chẩn đoán xâm lấn diện cắt chu vi giữa cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh theo giai đoạn bệnh.
Lý do chuyển mổ mở chủ yếu là do dính của mổ cũ, u xâm lấn rộng trong tiểu khung, mạc treo đại tràng và ruột non dính không có lớp phẫu tích, sau làm miệng nối thấy căng phải chuyển mổ ở để xử trí, chảy máu trong mổ. Nhận xét: Khoảng cách cắt trên u giữa 3 nhóm vị trí u khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó khoảng cách cắt trên u ở nhóm BN UTBMTT 1/3 dưới là lớn nhất. Khoảng cách cắt dưới u giữa 3 nhóm vị trí u khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó khoảng cách cắt dưới u ở nhóm UTBMTT 1/3 trên là lớn nhất.
- Đánh giá sự toàn vẹn của mạc treo trực tràng: trong nhiên cứu bệnh phẩm của 109 bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng được phẫu thuật thì 106 bệnh nhân chiếm 97,2% đạt tỷ lệ toàn vẹn và toàn vẹn ít của bệnh phẩm. Nhận xét: Toàn vẹn mạc treo trực tràng có tỷ lệ chủ yếu trong các khối u ở cả 3 vị trí, UTBMTT 1/3 trên, UTBMTT 1/3 giữa và UTBMTT 1/3 dưới, toàn vẹn ít và không toàn vẹn chỉ chiếm tỷ lệ thấp, khác biệt có ý nghĩa. Trong đó, khối u ≥ T3 và di căn hạch có tỷ lệ tái phát, di căn UTBMTT cao hơn so với những khối u <T3 và không có di căn hạch.
Nhận xét: Có mối liên quan giữa tái phát, di căn sau mổ với xâm lấn mạch ngoài thành trực tràng trực tràng trên cộng hưởng từ. Thời gian sống thêm theo mức độ xâm lấn thành trực tràng Nhận xét: Có 5 BN UTBMTT xâm lấn mức độ T1 hiện còn sống 100%.
Kích thước khối u trên CHT có thể thiếu chính xác hơn là do đặc điểm khi chụp CHT, kích thước khối u được đo gián tiếp qua hình ảnh thu được theo các mặt phẳng, và các kích thước này đều được quy đổi theo thang đo kích thước kỹ thuật số mà không phải là kích thước thật của khối u, do đó kích thước khối u trên CHT thường nhỏ hơn so với kích thước đo thực trên giải phẫu bênh. Các nghiên cứu đều ghi nhận mối tương quan giữa chụp cộng hưởng từ với kết quả giải phẫu bệnh trong chẩn đoán xác định mức độ xâm lấn UTBMTT, trong đó, các nghiên cứu cũng cho thấy chẩn đoán mức độ xâm lấn T3 cho độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao hơn so với chẩn đoán các mức độ khác. Tỷ lệ BN có di căn hạch vùng ở mức thấp, điều này cũng phù hợp với đặc điểm khối u xâm lấn chủ yếu ở mức T3, do khối u xâm lấn lớn những chưa lan rộng ra xung quanh, do vậy chưa có nhiều khả năng di căn tế bào ung thư vào hạch vùng.
Đánh giá mức độ di căn hạch vùng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận có môi tương quan với kết quả di căn hạch vùng trên giải phẫu bệnh, điều này là do đánh giá di căn hạch vùng dựa trên nhiều đặc điểm không đặc hiệu riêng cho di căn hạch vùng bởi ung thư trực tràng, thêm nữa kết quả đọc phim chụp CHT trong nghiên cứu của chúng tôi thường chỉ có một Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, do vậy việc đánh giá di căn hạch vùng trên CHT có nhiều khó khăn và chưa đạt độ chính xác cao. Kết quả ghi nhận giai đoạn bệnh chủ yếu ở giai đoạn II, giai đoạn III là bởi khối u lớn xâm lấn mức độ T3 chiếm chủ yếu, tuy nhiên mức độ di căn hạch chưa nhiều, phần lớn là chưa có di căn hạch, thêm nữa, những trường hợp có di căn hạch lại chủ yếu là mức độ N1. Khả năng đánh giá xâm lấn thành trên CHT so với kết quả xâm lấn thành trên giải phẫu bệnh với tỷ lệ chính xác ở mức trung bình, điều này được giải thích là bởi vì việc chẩn đoán chính xác tương đối cao cho đánh giá mức độ xâm lấn T của khối UTBMTT, tuy nhiên đánh giá di căn hạch lại không đạt được mối tương quan với tỷ lệ chính xác cao, do đó khi kết hợp các yếu tố này cho đánh giá giai đoạn bệnh UTBMTT chỉ được kết quả với tỷ lệ chính xác ở mức trung bình.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có mối tương quan trong chẩn đoán diện cắt chu vi trên CHT với diện cắt chu vi trên giải phẫu bệnh theo mức độ di căn hạch, trong đó: Theo mức độ di căn hạch N0 ghi nhận chẩn đoán diện cắt chu vi trên CHT có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác lần lượt là 57,14%; 87,93%;. Như vậy, trong nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy ở các bệnh nhân giai đoạn muộn IIIB cho khả năng chẩn đoán diện cắt chu vi trên CHT phù hợp với diện cắt chu vi trên giải phẫu bệnh cao hơn ở những BN UTBMTT giai đoạn sớm IIA.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận có mối liên quan nào giữa sự toàn vẹn của mạc treo trực tràng với lựa chọn đường mổ mở hay nội soi và cũng không ghi nhận có mối liên quan nào giữa sự toàn vẹn của mạc treo trực tràng với phương pháp phẫu thuật cắt trực tràng (Bảng 3.22). Vấn đề của phẫu thuật nội soi là hạn chế về tính linh hoạt của dụng cụ phẫu thuật, khó khăn trong các thao tác trong quá trình mổ, điều này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ thành công của cuộc mổ, đồng thời cũng gia tăng tỷ lệ biến chứng rò miệng nối 147. Điều này là do hiện nay, kết quả điều trị UTBMTT đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa sau mổ ở tỷ lệ thấp, số lượng nhỏ, do vậy mà chưa thể đánh giá chi tiết mối liên quan có ý nghĩa giữa diện cắt chu vi với tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa sau mổ.
Tỷ lệ rối loạn đại tiện trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức thấp hơn đáng kể so với những ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trước đây, với tỷ lệ từ 25 đến 80% bệnh nhân UTBMTT giữa và thấp sau phẫu thuật nối tận tận có hội chứng cắt trước với các rối loạn về đại tiện trong đó tần suất đại tiện trên 3 lần/ngày có thể chiếm từ 8 – 75% các trường hợp phẫu thuật 157. Về rối loạn tiểu tiện trong nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Tuấn cũng cho thấy kết quả tương tư, với 100% tiểu tiện bình thường và không có trường hợp nào có các dấu hiệu rối loạn chức năng bàng quang như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu không hết bãi,… kéo dài sau 3 tháng đầu 106. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ các biến chứng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật cắt UTBMTT ở mức thấp hơn so với một số các nghiên cứu trước đây, điều này là do chúng tôi đã thực hiện tốt các kỹ thuật mổ, không có các tai biến trong phẫu thuật, hỗ trợ phục hồi tốt cho bệnh nhân đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật điều trị.
Thời gian sống thêm trong nghiên cứu của chúng tụi thấp hơn so với tỏc giả Lờ Quốc Tuấn là bởi thời gian theo dừi trong nghiờn cứu của chúng tôi chỉ là 28,77 ± 10,151 tháng, ngắn hơn nhiều so với thời gian theo dừi của Lờ Quốc Tuấn với thời gian theo dừi là 48,8 thỏng. Các nghiên cứu đều cho thấy, những BN có CRM (+) có nhiều nguy cơ tái phát tại hoặc di căn xa hơn so với những BN có CRM (-), tiên lượng đối với những BN có CRM (+) cũng dè dặt hơn, và kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống thêm và thời gian sống thêm sau mổ ở nhóm BN có CRM (+) ở mức thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có CRM (-).