Rủi ro hệ thống trong ngành tài chính tại Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO NGÂN HÀNG

Các quan điểm

Sự an toàn của từng định chế tài chính không phải là điều kiện đủ để đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống tài chính vì (i) việc tập trung vào các định chế cụ thể sẽ không thể bao quát tính liên kết với các lĩnh vực liên quan của nền kinh tế, (ii) một số quy định của chính sách an toàn vi mô có thể gián tiếp gây ra bất ổn tài chính. Khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ làm sự suy giảm mạnh nguồn dự trữ ngoại tệ và làm đồng tiền nội tệ mất giá nhanh chóng, buộc các cơ quan quản lý phải có các biện pháp phòng vệ bằng cách sử dụng một lượng dự trữ ngoại tệ lớn để bình ổn tỷ giá hoặc nâng mức lãi suất lên cao. Khủng hoảng ngân hàng liên quan đến khả năng thanh khoản (ngân hàng không còn đủ nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu rút tiền của chủ nợ hoặc người cho vay) và khả năng trả nợ của hệ thống ngân hàng (giá trị hiện tại của nợ lớn hơn giá trị hiện tại của tài sản) và hệ quả là ngân hàng có thể bị phá sản.

Nhận dạng rủi ro bao gồm cỏc bước: theo dừi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động của ngân hàng, để nắm bắt được tất cả các rủi ro, không chỉ các loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được các loại rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro thích hợp.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính  Nợ nước ngoài và dòng tài chính
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính Nợ nước ngoài và dòng tài chính

Đặc điểm rủi ro hệ thống ngân hàng

Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu. Rủi ro thị trường gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản đó là: rủi ro lãi suất (rủi ro do lãi suất thay đổi), rủi ro trạng thái vốn (rủi ro do giá chứng khoán thay đổi), rủi ro tỷ giá (rủi ro do giá các loại ngoại tệ thay đổi), rủi ro hàng hóa (rủi ro do giá hàng hóa thay đổi). Hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế và sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh đó, hệ thống ngân hàng tại Việt nam đang tiềm ẩn nhiều yếu kém và rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cao; tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao; năng lực quản trị còn nhiều bất cập.

Phân loại rủi ro hệ thống ngân hàng

 Khách hàng vay vốn: Khả năng quản trị và điều hành, thiện chí trả nợ, thái độ hợp tác của khách hàng có tính chất quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, chây ỳ và không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, chữ ký, đặc biệt là hồ sơ TSBĐ,… đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện các cam kết của khách hàng.  Chính sách cho vay không hiệu quả: Để chính sách tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình ngành tài chính ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và an toàn trong việc sử dụng vốn vay thì chính sách tín dụng phải minh bạch, chặt chẽ và được cập nhật, điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của pháp luật, thị trường và định hướng kinh doanh của NHTM.  Sự tuân thủ quy định nội bộ và trình độ của cán bộ tín dụng: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, thẩm định khách hàng vay vốn không chặt chẽ, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, giảm thời gian thẩm định, đỏnh giỏ sai khả năng tài chớnh, chưa hiểu rừ đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực kinh tế, không chấp hành đúng quy trình, hướng dẫn và thủ tục về thẩm định tín dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như lập hồ sơ giả, nể nang trong quan hệ với khách hàng,… đều có thể làm tăng thêm rủi ro tín dụng.

Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm: phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết; có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán; mô hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro.

Bảng 1.3: Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động  Nghiệp vụ  Hệ số beta (β)
Bảng 1.3: Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động Nghiệp vụ Hệ số beta (β)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO HỆ THỐNG CHỨNG KHOÁN

    Đây là những yếu tố rủi ro nằm bên ngoài, không kiểm soát được và có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp, các loại hình của chứng khoán trên thị trường, mà nguyên nhân có thể từ hạn hán, thiên tai, chiến tranh, bất ổn về chính trị…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Rủi ro có thể xảy ra về hồ sơ pháp lý; Mở tài khoản cho khách hàng thiếu sót về chứng từ gốc tham chiếu; Thực hiện nhận hồ sơ ủy quyền giao dịch không có ủy quyền công chứng theo quy định của Luật chứng khoán; Không thực hiện kiểm tra các thông tin cá nhân; Không kiểm tra chữ ký các dịch vụ tiện ích do khách hàng đăng ký so với Hợp đồng mở tài khoản ban đầu; Thực hiện cho vay Margin khi chưa được cấp phép; Không lưu giữ hồ sơ gốc đầy đủ; Rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán; Nhận lệnh khách hàng nhưng không kiểm tra chữ ký đặt lệnh giao dịch của khách hàng; Nhân viên giao dịch nghe nhầm lệnh đặt của khách hàng dẫn đến đặt nhầm lệnh vào hệ thống giao dịch; Không thực hiện nhận lệnh giao dịch mua bán theo đúng quy. Các yếu tố của môi trường chính trị, xã hội có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm: thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hóa, trong xu thế chính trị mới, ý thức của công chúng trong tiết kiệm và đầu tư.

    Một TTCK phát triển bền vững, được vận hành trong một môi trường pháp lý thống nhất, điều chỉnh các hoạt động của mọi chủ thể tham gia thị trường hiệu quả, có nhiều hàng hoá là các cổ phiếu, trái phiếu đa dạng, có chất lượng, có khối lượng giao dịch lớn sẽ là tiền đề cho CTCK phát triển.

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO HỆ THỐNG BẢO HIỂM

      - Rủi ro chấp nhận bảo hiểm thuần túy: Loại rủi ro này dẫn đến chi phí giải quyết khiếu nại, bồi thường trả tiền bảo hiểm lớn hơn dự kiến, rủi ro quản lý trong xét nhận bảo hiểm do quy trình, phương pháp, cách thức, thủ tục xem xét chấp nhận bảo hiểm dẫn đến việc lựa chọn các rủi ro xấu, thiết kế sản phẩm không thích hợp, tổn thất bị đánh giá với mức phí thấp hơn, dự phòng không đủ…. Nguyên nhân do các sai lệch chủ quan trong phương pháp tính toán bắt nguồn từ sự thiếu năng lực, kinh nghiệm, các loại tổn thất đã phát sinh nhưng chưa được thông báo, hoặc thông báo chưa đầy đủ có thể làm giảm các ước tính của tổn thất và ngay cả khi các phương pháp tính toán tinh thông, điêu luyện được sử dụng thì tính cố hữu của sự không chắc chắn trong kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm vẫn có thể ảnh hưởng đến mức độ thích hợp cả dự phòng nghiệp vụ. Mặt khác điều đó khiến tình trạng tài chính của doanh nghiệp năm hiện tại được trình bày trong các báo cáo tài chính là tốt hơn thực tế và dẫn đến các quyết định chấp nhận bảo hiểm không thích hợp, các quyết định quản lý không thích hợp cũng có thể bắt nguồn từ trạng thái tài chính “không thực tế” đó.

      - Rủi ro về Khoa học và Công nghệ: Ứng dụng Khoa học và Công nghệ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay.Tuy nhiên, khi Ứng dụng Khoa học và Công nghệ sẽ tạo nhiều áp lực về các nguyên tắc thương mại đầu tư số, bản quyền về sở hữu trí tuệ, một số doanh nghiệp bảo hiểm rất mong muốn đổi mới Khoa học và Cụng nghệ vào hoạt động nhưng chưa rừ quy trỡnh nờn bắt đầu từ đâu và chi phí đầu tư lớn sẽ gây ra áp lực cho các doanh nghiệp bảo hiểm.