Vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

MỤC LỤC

Tham nhũng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đối với Đảng ta cần thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như kinh nghiệm của một số nước; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảng viên; tăng cường quản lý đội ngũ đảng viên; thường xuyên đưa nội dung kiểm điểm, phê bình, tự phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng, tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có biểu hiện tiêu cực hay thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở các ngành, cơ quan đơn vị mình phụ trách.

Hình 1. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây
Hình 1. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây

NHẬN THỨC VỀ VAI TRề CỦA XÃ HỘI TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nhận thức về xã hội và mối quan hệ giữa xã hội với nhà nước Để thực hiện phòng và chống tham nhũng, thiết nghĩ cần có những giải pháp

Sự kiểm soát quyền lực nhà nước bằng xã hội công dân một mặt đảm bảo cho nhà nước hoạt động trong khuôn khổ vì lợi ích chung của cộng đồng, hạn chế sự tha hóa, lạm dụng quyền lực nhà nước, sự tùy tiện trong việc thực thi quyền lực nhà nước và trên hết là sự kiểm soát từ phía xã hội để đảm bảo cho nhà nước thực hiện đúng chức năng duy trì trật tự xã hội (chức năng thống trị giai cấp) để phát triển xã hội (chức năng xã hội của nhà nước). Cũng như vậy, lúc nào đó nhà nước thiếu quan tâm đến các chức năng xã hội của mình, các giá trị xã hội không được đảm bảo thực thi, khế ước xã hội bị phá vỡ (Jean Jack Rousseau), lợi ích chung của cộng đồng dân cư trong xã hội sẽ bị đe dọa, sự phản kháng và mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích, các giai cấp xã hội sẽ lên cao, khi đó nhu cầu về một nhà nước mới để điều hòa xung đột lợi ích trong xã hội sẽ xuất hiện và ngày càng cấp bách hơn.

Nhận thức về khái niệm phòng, chống tham nhũng và vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi của tài liệu khảo chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá vai trò của các tổ chức được qui định thông qua các Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10-01-2019 của Bộ Chính trị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Việc Nhà nước quyết định lấy ngày 9/2 là ngày Doanh nhân Việt Nam và các cuộc gặp hàng năm của Thủ tướng Chớnh phủ với cỏc doanh nghiệp thể hiện rừ thỏi độ trõn trọng của xã hội đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp góp phần chấn hưng đất nước đồng thời cũng thể hiện thái độ cầu thị của các cơ quan nhà nước trong việc lắng nghe ý kiến phản ánh từ các doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý và cơ chế quản lý để có biện pháp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và thuận lợi trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRề CỦA XÃ HỘI TRONG PHềNG, CHỐNG THAM

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của xã hội và phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII ngày 25-01-1999 một lần nữa khẳng định vai trò của nhân dân, của các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; “Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là sự giám sát của tổ chức đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận… Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng nêu gương “người tốt, việc tốt” giới thiệu kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến; lên án cái xấu, cái ác, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí”. Tại Nghị quyết Trung ương 9 khóa X đã kiểm điểm, đánh giá hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, trong đó đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới mà một nội dung quan trọng đó là: “Các cấp ủy cần xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trong những trọng tâm công tác lớn, thường xuyên để tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy vai trò, trách nhiệm các cơ quan giám sát của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, lãng phí và phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Trong đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh coi trọng biện pháp lãnh đạo, phát động tư tưởng của quần chúng, tạo thành dư luận xã hội rộng lớn, khinh ghét, lên án những kẻ quan liêu, tham ô, giám sát hành động của các cán bộ, đảng viên, khiến cho những hành vi quan liêu, tham ô không có cơ hội hoành hành. Người nói “Chúng ta phải phát động tư tưởng của quần chúng làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu: biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.

VAI TRề CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIấN TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt công tác hiệp thương trong các cuộc bầu cử địa biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, kiên quyết loại khỏi danh sách hiệp thương, giới thiệu ứng cử những người đã phát hiện có vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo đức lối sống và những người không được cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm.

Phương thức thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

Tất cả cán bộ, công chức, đảng viên có chức có quyền mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các qui định chính sách pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm phục vụ nhân dân, nhũng nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân vì vụ lợi, vi phạm chính sách pháp luật, bản thân và gia đình thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và quy ước, hương ước ở khu dân cư; không trung thực trong việc kê khai nhà đất và tài sản, có bất minh về nhà đất và tài sản khác; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không đúng pháp luật thì mọi người dân ở xã, phường, khu dân cư đều có quyền phản ánh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và người đứng đầu các tổ chức thành viên hoặc gửi đơn kiến nghị vào hộp thư giám sát của Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, so với danh sách trình ra Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, qua các lần hiệp thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã loại khỏi danh sách hiệp thương chính thức 150 ứng cử viên đại biểu Quốc hội và 63.607 ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp do phát hiện vi phạm chính sách, pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo đức, lối sống và không được cử tri nơi công tác, cư trú tín nhiệm (Báo cáo số 259/BC-MTTQ ngày 08-7-2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng kết công tác Mặt trận tham gia bầu cử.

VAI TRề CỦA CÁC CƠ QUAN THễNG TẤN, BÁO CHÍ TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Chiến lược quốc gia phũng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng chỉ rừ một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng đó là: Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng; Phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí. Khi nhận được kiến nghị, phản ánh, tin, bài của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo có quyền thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của phỏp luật để làm rừ về vụ việc cú dấu hiệu tham nhũng; Yờu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Phương thức thực hiện vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Có thể thông tin xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng việc đưa tin, cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến việc xử lý vụ việc, quan điểm của các bên liên quan trong quá trình xét xử đã thực sự mang lại cho công chúng không những là cỏi nhỡn đa chiều về một vụ việc nhất định, mà cũn phản ỏnh rừ quan điểm của các cơ quan chức năng về vụ việc đó. Mặt khác, việc báo chí đưa tin thường xuyên về tiến trình điều tra, xét xử các vụ liên quan đến tham nhũng đã tạo ra một áp lực đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chức năng, là công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy xem xét, xử lý hành vi tham nhũng nhanh nhạy, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, là phương tiện góp phần bảo đảm hiệu quả trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.

VAI TRề CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành

Quá trình xử lý vụ việc, các doanh nghiệp, hiệp hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình có được về vụ việc tham nhũng và áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi quyền và trách nhiệm của mình để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xỏc minh, làm rừ vụ việc tham nhũng, người cú hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp, làm phát sinh tham nhũng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Một số kết quả khảo sát nghiên cứu về rủi ro tham nhũng của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Căn cứ trên những nỗ lực gần đây của Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng cả trong khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, và nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến kinh nghiệm của từng doanh nghiệp về tham nhũng, những hành vi có nguy cơ cao, từ ngày 7/11/2016 đến 30/11/2016, Nhóm công tác Quản trị - Liêm chính của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, phối hợp với hãng Duane Morris & Selvam LLP (gọi tắt là DMS) và Trung tâm Nghiên cứu và Quản trị Xã hội (gọi tắt là CENSOGOR) đã thực hiện một nghiên cứu về kinh nghiệm của cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với những hành vi không thích hợp trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nghiên cứu nhận thấy một số doanh nghiệp tham gia gặp vấn đề về mâu thuẫn lợi ích trong đó có: 2 doanh nghiệp tham gia (10%) cho biết họ có một hay nhiều nhân viên giữ vị trí giám đốc hay là cổ đông của đơn vị cung cấp dịch vụ cho họ; 5 doanh nghiệp tham gia (24%) cho biết có cán bộ lãnh đạo và/hoặc phụ trách mua sắm, đấu thầu có người nhà giữ vị trí giám đốc hay là cổ đông của đơn vị cung cấp dịch vụ; 6 doanh nghiệp tham gia (29%) từng được yêu cầu sử dụng một số đơn vị cung cấp dịch vụ bởi người bên phía khách hàng mà theo họ là có lợi ích kinh tế tại đơn vị cung cấp dịch vụ đó.

Các phương thức thực hiện vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng

Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, các tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đã có những hành động tích cực nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của Luật, đặc biệt là những nội dung liên quan đến vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong công tác này. Nhiều cá nhân đã được tuyên dương vì có thành tích đấu tranh chống tham nhũng ngay tại doanh nghiệp nơi mình công tác như trường hợp của ông Lê Thiên Long tố cáo Tổng Giám đốc Công ty Vật tư nông nghiệp, hay chị Phạm Thị Hồng Hoa, nguyên kế toán trưởng Tông Công ty Mía đường 2 đã dũng cảm tố cáo tiêu cực, tham nhũng của một số lãnh đạo công ty.

VAI TRề CỦA CễNG DÂN TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vai trò, trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Căn cứ vào các quy định trên có thể thấy, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đề cao trách nhiệm công dân trong việc tố cáo tham nhũng thông qua việc người tố cáo cung cấp danh tính, địa chỉ của bản thân để giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế là phần lớn người dân sợ bị trả thù, trù dập khi công khai, trực tiếp tố cáo tham nhũng nên để khuyến khích người dân tham gia tranh chống tham nhũng, Điều 41 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20-10-2006 của Chính phủ quy định.

Quyền tiếp cận thông tin của công dân về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng của người dân còn rất hạn chế, do quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ, thống nhất với các văn bản pháp luật chuyên ngành về cung cấp thông tin; người dân chỉ được tiếp cận thông tin một cách thụ động do cơ quan nhà nước cung cấp, vẫn chưa có cơ chế để người dân chủ động gặp gỡ cơ quan nhà nước để đề nghị cung cấp thông tin cần thiết; những thông tin mà người dân quan tâm như: kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng, nội dung các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm sát, kiểm toán, việc xử lý cán bộ có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực rất khó tiếp cận do quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng với pháp luật chuyên ngành còn chưa thống nhất về phạm vi. Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm nhiều tới công tác tuyên truyền với các cơ quan chức năng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng và phát sóng phim tư liệu Cuộc chiến chống tham nhũng, phóng sự: Trách nhiệm cá nhân trước những vấn đề nổi cộm và khiếu nại trước Đại hội tổ chức đối thoại và phát sóng trực tiếp trong chương trình sự kiện và bình luận về “Tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng”; phát hành cuốn sách Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, hệ thống hoá các văn bản của Đảng và Nhà nước về các chủ trương, giải pháp, quy định về công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2006 đến nay.

Bảng  3.  Tỷ  lệ  người  dân  biết  những  thông  tin  về  tham  nhũng  trên  các  phương tiện thông tin đại chúng
Bảng 3. Tỷ lệ người dân biết những thông tin về tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các phương thức thực hiện vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện nhiều các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả khác như Thanh tra Chính phủ phát hành 20.000 cuốn cẩm nang giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng, gửi thông điệp về phòng, chống tham nhũng đến các thuê bao điện thoại di động của mạng điện thoại di động Mobiphone nhân ngày quốc tế phòng, chống tham nhũng 09-12-2007, triển khai. Bởi tham nhũng là một yếu tố được quan tâm lớn trong nhân dân, do nhận thức được tác hại của tham nhũng ảnh hưởng đến xã hội, đến sự phát triển, phồn thịnh của đất nước và qua đó tác động tiêu cực đến đời sống của người dân (như các công trình cầu đường bị rút ruột, tham nhũng sẽ mau hỏng; tham nhũng trong việc đánh giá các tác động môi trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống;..).

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRề CỦA XÃ HỘI TRONG PHềNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Do vậy việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cần đề cập đến việc giáo dục đạo đức, lối sống với nhận thức về tham nhũng là một hành vi phi đạo đức nghiêm trọng cần bị lên án, đấu tranh, cần coi nền tảng đạo đức hướng tới một xã hội trong sạch, đề cao đức liêm chính, không chấp nhận tham nhũng là một cơ sở xã hội vững chắc nhằm ngăn ngừa tệ nạn này. Coi trọng giáo dục trong nhà trường và xã hội về nhân cách, đạo đức công dân, kiến thức pháp luật; nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống mọi tầng lớp trong xã hội, xây dựng các chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội, hình thành môi trường trong sạch, lành mạnh không chấp nhận hủ bại, thoái hóa biến chất, xuống cấp về văn hóa đối với đội ngũ cán bộ; gắn bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng từ bên ngoài với quá trình tự nhận thức và rèn luyện của bản thân.