Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

MỤC LỤC

Phư ng ph p nghi n cứu 1. Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề án nghiên cứu sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Cũng chính vì thế, khi được bầu cử giữ chức danh chủ chốt theo nhiệm kỳ, số cán bộ này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng lương như công chức, khi hết nhiệm kỳ thôi không đảm nhận chức danh chủ chốt, số cán bộ đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm được bố trí và các vị trí khác, được chuyển theo chế độ công chức, số còn lại do không đủ tiêu chuẩn đương nhiên thôi không là cán bộ chuyên trách và không còn được hưởng chế độ như công chức nữa. Đặc biệt trong lĩnh lực quản lý nhà nước mà trực tiếp là hoạt động quản lý hành chính nhà nước, công chức chính là lực lượng chính yếu, nòng cốt trong xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực thi nhằm hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan quyền lực cùng cấp và ngay chính những quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành; đây cũng là lực lượng thường xuyên tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị, thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính và giải quyết công việc hàng ngày cho tổ chức, công dân.

Phát triển đội ngũ c n bộ, công chức cấp xã 1. Khái niệm

Điều 7, Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm: (1) Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; (2) Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân. Đánh giá mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo các tiêu chuẩn được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập dữ liệu về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đối chiếu với các quy định hiện hành về các chỉ tiêu số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, từ đó phát hiện ra ưu điểm và hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện có, làm cơ sở cho việc tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề liên quan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Theo quy định hiện hành, công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chí nhất định sẽ được đưa vào quy hoạch để chuẩn bị nguồn cho bầu cử cán bộ cấp xã, các tiêu chí bao gồm: “(1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; (2) Năng lực công tác: Kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; (3) Uy tín: Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có); (4) Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch”. Kết quả quy hoạch được sử dụng làm căn cứ cho việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã, đó là: “Căn cứ vào kết quả phê duyệt quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh quy hoạch và yêu cầu, nhiệm vụ, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu, rèn luyện, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quy hoạch theo quy định” (Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, ngày 15/02/2022). Quy định của cơ quan có thẩm quyền về bầu cử cán bộ cấp xã và tuyển dụng, tiếp nhận công chức cấp xã đảm bảo các tiêu chí như: tính hiệu lực, tính khả thi, sự phù hợp, … sẽ góp phần quyết định trong việc hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo về số lượng và đặc biệt là chất lượng từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của từng vị trí việc làm và ngược lại, nếu các quy định không đáp ứng được các tiêu chí cơ bản nêu trên, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 12, Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về bầu cử cán bộ cấp xã như sau: “(1) Bầu cử cán bộ cấp xã đảm nhiệm chức vụ trong Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; (2) Bầu cử cán bộ cấp xã đảm nhiệm chức vụ trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều lệ Đảng, điều lệ tổ. Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác); (2) Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nếu cán bộ, công chức cấp xã có được sự đãi ngộ tốt về vật chất, tinh thần, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân, … sẽ là nguồn động lực lớn cho việc thu hút nhân tài của địa phương, đất nước tham gia vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời cũng là nguồn động lực lớn khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đương chức, đương nhiệm không ngừng nâng cao năng lực công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, lấy phục vụ nhân dân làm tiêu chuẩn trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị,…Trong các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, chính sách đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa thiết thực, thường xuyên đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đương nhiệm.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025,

Trách nhiệm của các bên liên quan 1. Các cơ quan Đảng của huyện Yên Sơn

Triển khai thực hiện Đề án cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số điện tử, chính quyền số và các chương trình, kế hoạch có liên quan đến củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Phối hợp với các bên liên quan, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Yên Sơn, trong đó chú trọng tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; siết chặt kỷ luật, kỷ cương dạy và học. Hằng năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan mở các lớp cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ lãnh đạo cấp xã.

+ Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Trung ương về các vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Tuyên Quang, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Yên Sơn. + Nghiên cứu phát hiện những tồn tại, hạn chế trong các quy định hiện hành của các cơ quan cấp trên về các vấn đề liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ đó kiến nghị các giải pháp để các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có huyện Yên Sơn. Thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời giám sát hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của địa phương các cấp, trong đó có huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.