Những yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • Tổng quan nghiên cứu
    • Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
      • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
        • Phương pháp nghiên cứu

          Nghiên cứu cho thấy quan điểm giới chính là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện các công việc trong các gia đình; cụ thể sự phân biệt giới tính trong việc phân công lao động trong gia đình càng lớn, phụ nữ phải làm quá nhiều việc nội trợ và đàn ông luôn đứng ra chịu trách nhiệm cũng như giải quyết các vấn đề trong gia đình sẽ dẫn đến hậu quả nam giới sẽ có xu hướng phản ứng thái quá và chống đối, trong khi đó người phụ nữ sẽ có trở nên nóng tính và giận dữ từ việc quá tải công việc. Quy trình nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện lần lượt theo các bước: Lên ý tưởng; tìm hiểu lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình và thang đo; tiến hành nghiên cứu định tính để kiểm tra tính phù hợp của các nhân tố và thang đo; nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; từ đó đề xuất những giải pháp.

          Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu  1.7 Kết cấu của đề tài
          Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu 1.7 Kết cấu của đề tài

          CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI

          Lý luận cơ bản về phân công lao động trong gia đình

          • Gia đình
            • Phân công lao động

              Cũng có các gia đình vợ chồng linh động trong việc phân công thực hiện các công việc.” Các hình thức phân công lao động trong gia đình trên đều hướng đến một lợi ích chung là đảm bảo sự ổn định và phát triển của gia đình về cả vật chất lẫn tinh thần như một ý kiến khác trong cuộc phỏng vấn chuyên sâu cho biết: “Việc phân công lao động sẽ đem lại sự bình đẳng giữa vợ và chồng, giúp các công việc trong gia đình không còn là gánh nặng vô hình đè nặng lên vai của một phái nữa mà được san sẻ cho cả hai. Theo Talcott Parsons (1955), một trong những học giả chịu trách nhiệm chính phát triển những lý thuyết về gia đình những năm 1950, trong tác phẩm “Family Socialization and the Interaction Process” đã cho rằng thiết chế của gia đình thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội; những người mẹ có vai trò nuôi nấng, trông nom nhà cửa trong khi những người cha hoàn thành vai trò của mình là làm việc ngoài gia đình.

              Các mô hình lý thuyết về hành vi

                Thuyết TRA cho rằng trong một xã hội, con người sẽ xác định được “Niềm tin theo quy chuẩn”, chính là những hành động nào được cho phép và những hành động nào không được cho phép; cũng có thể hiểu rằng, “Niềm tin theo quy chuẩn” là những suy nghĩ của nhóm người tham chiếu về việc cá nhân nên hay không thực hiện một hành vi nhất định. Điều này có mối quan hệ phụ thuộc vào động cơ của cá nhân có trùng khớp với “Niềm tin theo quy chuẩn” hay không; hoặc có thể hiểu rằng, nếu các quy chuẩn xã hội được cá nhân chấp nhận và coi là đúng, cá nhân sẽ tuân thủ những quy chuẩn ấy, ngược lại, nếu các quy chuẩn xã hội không được cá nhân công nhận và coi là sai, cá nhân sẽ không chấp hành những quy chuẩn ấy.

                Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định (Icek Ajzen 1985)
                Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định (Icek Ajzen 1985)

                PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                Thiết kế nghiên cứu

                  Nhóm tác giả đã lấy thông tin nghiên cứu định tính từ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia nghiên cứu, cán bộ địa phương về mối quan hệ giữa gia đình và việc phân công lao động: “Hành vi, thái độ, lối sống của bố mẹ sẽ có tác động trực tiếp tới việc phân công lao động trong gia đình của người con", “Sự phân công công việc không được trả lương của bố mẹ như một tấm gương mà gia đình người con sẽ nhìn vào làm theo". Các nghiên cứu của Geist & Cohen (2011), Fahlén (2016), Sofer & Salman (2010) và Trần Quý Long (2007) đều chung nhận định những quy chuẩn truyền thống về giới tính càng trở nên bình đẳng đồng nghĩa với việc phân công những công việc trong gia đình cũng trở nên công bằng hơn.

                  Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
                  Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

                  Nghiên cứu định tính

                  • Phương pháp thu thập dữ liệu

                    Các chuyên gia thảo luận cùng nhóm tác giả về vấn đề xây dựng thang đo sao cho hoàn chỉnh nhất, trong đó chúng tôi có điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bớt các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố chính. - Nhóm tác giả đề xuất thêm hai biến quan sát “Sức khoẻ là yếu tố khiến tôi cân nhắc trong việc phân công các công việc của gia đình tôi” và “Trách nhiệm đối với gia đình là yếu tố khiến tôi cân nhắc trong việc phân công các công việc của gia đình tôi” trở thành các thành phần của nhân tố Kiểm soát hành vi cảm nhận.

                    Nghiên cứu định lượng

                    • Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi, thang đo
                      • Phương pháp khảo sát

                        - Cách lấy mẫu: Nhóm nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp phát bảng hỏi trực tuyến thông qua email cho các gia đình thuộc khu vực miền Bắc và phát bảng câu hỏi trực tiếp tại một số gia đình đang sinh sống tại các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Bình thuộc Đồng bằng Sông Hồng; Bắc Giang, Phú Thọ thuộc Đông Bắc Bộ; Hà Giang, Lào Cai thuộc Tây Bắc Bộ. Dữ liệu thứ cấp được nhóm tác giả thu thập dựa trên các bài báo trong và ngoài nước, tài liệu có sẵn, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các website đáng tin cậy phục vụ cho việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin, cụ thể là Tổng cục Thống kê, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương, tạp chí Xã hội học, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, UNICEF.

                        Bảng 3.1 Tóm tắt các biến
                        Bảng 3.1 Tóm tắt các biến

                        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

                        Thực trạng phân công lao động tại khu vực miền Bắc Việt Nam hiện nay

                          (Đơn vị: %) Nguồn: Kết quả thu được từ bảng hỏi nhóm tác giả thực hiện Trong số cỏc cụng việc nội trợ tiờu biểu, đi chợ là cụng việc cú sự chờnh lệch rừ rệt nhất giữa người vợ và người chồng; có đến 91.2% phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việc mua sắm thực phẩm cho gia đình trong khi chỉ 2.9% nam giới tham gia hoạt động này, 5.9% mức độ chia sẻ công việc đi chợ cũng thấp nhất so với những hoạt động nội trợ còn lại. (Đơn vị: %) Nguồn: Kết quả thu được từ bảng hỏi nhóm tác giả thực hiện Khác biệt hoàn toàn so với nội trợ cũng như chăm sóc gia đình và giáo dục con cái, trong việc quyết định những công việc quan trọng trong gia đình cùng với thay mặt gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng và dòng họ, nam giới chiếm đa số với lần lượt 47.3%, 44.2% và 67.9%.

                          Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

                          Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

                            Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS Kết quả kiểm định ở bảng 4.5 cho thấy các nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 do đó do đó nhóm thấy thang đo tốt, nhóm tiếp tục kiểm tra Item- Total để xem biến quan sát nào có hệ số tương quan không đạt yêu cầu thì loại biến đó.

                            Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố
                            Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố

                            Phân tích nhân tố khám phá EFA

                              Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS Kết quả kiểm định BarleSTM (BarleSTM’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và BarleSTM’s với giá trị sig=0.000 và chỉ số KMO= 0.829 >0.5 đều đáp ứng được yêu cầu. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy hệ số tải nhân tố các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích của các nhân tố biến độc lập và biến phụ thuộc đều lớn hơn 50% tức là các nhân tố giải thích được 83.334% biến độc lập và 79.047% biến phụ thuộc.

                              Bảng 4.8 Kết quả tổng phương sai trích biến độc lập
                              Bảng 4.8 Kết quả tổng phương sai trích biến độc lập

                              Phân tích tương quan

                              Như vậy, kết quả cho thấy các thang đo được lựa chọn cho các biến trong mô hình đều đảm bảo yêu cầu, các biến đều có tính hội tụ, phù hợp để sử dụng phân tích trong các phần tiếp theo. Một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy.

                              Phân tích hồi quy và kiểm định một số giả thuyết

                              • Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo biến nhân khẩu học

                                Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS Dựa vào bảng kết quả trên, ta có thể thấy “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Thái độ”, “Bạn bè”, “Gia đình”, “Môi trường xã hội”, “Quan điểm giới” đều làm tăng xác suất xảy ra ý định phân công lao động trong gia đình, trong đó “Thái độ” có tác động mạnh nhất. Giả thuyết H1a: “Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các giới tính khác nhau” với biến kiểm soát “Giới tính” là biến định tính chỉ có 2 giá trị: Nữ - 1 và Nam – 0, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Independent Sample T-Test với giá trị đầu tiên là Sig của Levene's Test.

                                Bảng 4.16 Phân loại trạng thái biểu hiện
                                Bảng 4.16 Phân loại trạng thái biểu hiện

                                Thảo luận kết quả nghiên cứu

                                  Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do những người cao tuổi do không có đủ điều kiện về mặt sức khỏe nên sẽ ít phân công lao động trong gia đình hơn, Bên cạnh đó, do quan điểm và tư tưởng của họ đã có phần lạc hậu, chủ yếu họ đều cho rằng phân công lao động trong gia đình là không cần thiết, các công việc giặt giũ nấu cơm nên để cho phụ nữ và nam giới sẽ chỉ cần đi kiếm tiền. Lý giải cho kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng những nhóm người có thu nhập thấp thường có giới hạn về trình độ học vấn cũng như về tư tưởng, định kiến, những người này sẽ không quá quan tâm về vấn đề phân chia lao động trong gia đình, trong khi đó những người có thu nhập cao hơn thường có nhiều cơ hội và điều kiện để tiếp cận với xu hướng và các quan điểm mới hơn, từ đó họ sẽ cởi mở hơn với các vấn đề đương đại.

                                  Bảng 4.29 Thống kê mô tả giới tính tham gia khảo sát  Group Statistics
                                  Bảng 4.29 Thống kê mô tả giới tính tham gia khảo sát Group Statistics

                                  KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

                                  Nhóm khuyến nghị góp phần hình thành ý định phân công lao động trong gia đình

                                    Vì vậy để gia tăng ý định phân công lao động trong gia đình thì cần tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội để giảm bớt tầm ảnh hưởng của định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ, nâng cao sự bình đẳng về giới trong gia đình, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình. Tuyên truyền về bình đẳng giới vừa là giải pháp tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả trong việc góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong cuộc sống gia đình, ứng xử trong xã hội, góp phần vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội.

                                    Nhóm khuyến nghị cải thiện hành vi phân công lao động trong gia đình