MỤC LỤC
Làm rừ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cỏc biện phỏp phỏt triển NLPBKH cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các TSQQĐ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Làm rừ thực trạng NLPBKH, phỏt triển NLPBKH cho học viờn và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến phát triển NLPBKH cho học viên ở cỏc TSQQĐ hiện nay, chỉ rừ những ưu điểm, hạn chế và nguyờn nhõn của những ưu điểm, hạn chế;.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến NLPBKH và phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ;. - Khái quát, hệ thống hóa, phát triển những vấn đề lý luận về NLPBKH và phát triểnNLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ hiện nay;.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ luận án được giới hạn từ năm 2019 đến nay.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Nghiên cứu các báo cáo sơ, tổng kết của cơ quan, CBQL; hồ sơ bài giảng, kế hoạch hoạt động chuyên môn, đề thi đáp án của giảng viên; bài thi, sản phẩm nghiên cứu khoa học của học viên một số TSQQĐ (Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan không quân, Trường Sĩ quan công binh), của các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng (Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu; Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị) liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ năm 2019 đến 2023. - Xõy dựng khỏi niệm, làm rừ vai trũ, đặc điểm, cấu trỳc, cỏc yếu tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá NLPBKH của học viên, phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ và những vấn đề đặt ra đối với phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ hiện nay.
- Làm rừ được thực trạng và đề xuất được hệ thống biện phỏp phỏt triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ hiện nay.
Trong các điều kiện dạy học khác nhau hoàn toàn có thể tiến hành phát triển tư duy phê phán, rèn luyện NLPBKH cho người học miễn là có nội dung dạy học và phương pháp sư phạm tương thích.Trong dạy học, để phát triển NLPBKH cho người học thì tất cả các bộ môn đều cần rèn luyện cho người học biết tranh luận, phản biện vấn đề học tập, tạo cho người học thói quen tốt là biết nhìn nhận, đánh giá đa chiều các vấn đề trong cuộc sống. Nguyễn Văn Thủy (2018), Năng lực phản biện khoa học của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhõn văn ở Học viện Chớnh trị hiện nay [92] đó làm rừ khỏi niệm về phản biện, phản biện khoa học, NLPBKH và NLPBKH của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị, các dấu hiệu biểu hiện NLPBKH của đội ngũ giảng viên, 3 tiêu chí đánh giá và 3 yếu tố cơ bản tác động đến NLPBKH của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị.
Một là, các công trình nghiên cứu được tổng quan ở trên đã cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng giỳp làm rừ quan niệm, bản chất, đặc điểm, xỏc định được những nhõn tố tỏc động, đề xuất được một số tiêu chí đánh giá và con đường, biện pháp để phát triển năng lực nói chung, phát triển NLPBKH nói riêng. Hai là, Các góc độ tiếp cận đa dạng trong những các công trình khoa học được tổng quan trên đã cung cấp nhiều gợi ý thiết thực giúp luận án có phương hướng, cơ sở để xác định quan điểm tiếp cận, đề xuất hệ thống biện pháp khoa học, thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển NLPBKH cho học viên ở một môi trường sư phạm đặc thù là các TSQQĐ.
Kỹ năng phản biện là việc nắm và vận dụng một cách đúng đắn về những cách thức phản biện giúp cho việc thực hiện phản biện khoa học đạt hiệu quả.Kỹ năng phản biện bao gồm các nhóm kỹ năng cụ thể là Nhóm kỹ năng phát hiện vấn đề phản biện (gồm kỹ năng tìm kiếm, định vị vấn đề, kỹ năng xác định /lựa chọn những điểm chính, điểm nổi bật của vấn đề), Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề phản biện (gồm các kỹ năng cụ thể là kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng tổng hợp vấn đề; kỹ năng liên kết vấn đề; kỹ năng suy luận, xem xét và nhận định tính đúng/sai của vấn đề, kỹ năng xác lập luận điểm, tập hợp dẫn chứng, hình thành lý lẽ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để phản biện (kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu chính xác các thông điệp ngôn ngữ của người khác, kỹ năng diễn đạt chính xác, đầy đủ, sinh động ý tưởng của bản thân, kỹ năng lựa chọn, sử dụng các từ ngữ phù hợp để truyền đạt các thông điệp, bày tỏ thái độ một cách sắc sảo khi biện minh, lập luận, phản bác). Tri thức của học viên có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí như số lượng (tính phong phú), tính toàn diện, tính chính xác, tính cập nhật hiện đại của các tri thức mà học viên sở hữu. Kỹ năng phản biện khoa học của học viên: Kỹ năng phản biện khoa học của học viên là trình độ vận dụng các tri thức, kỹ xảo phản biện khoa học đã có một cách sáng tạo để phản biện một cách chính. xác, khách quan, hiệu quả. Kỹ năng phản biện khoa học của học viên lại bao gồm các kỹ năng cơ bản là kỹ năng phát hiện vấn đề phản biện; kỹ năng giải quyết vấn đề phản biện và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để phản biện. Kỹ năng phản biện khoa học của học viên được biểu hiện qua các dấu hiệu cụ thể là: 1) Học viên biết thu thập, đánh giá và xử lý các thông tin liên quan đến đối tượng phản biện (nhất là các đối tượng phản biện liên quan đến lĩnh vực chuyên môn quân sự) một cách cẩn trọng, thấu đáo, đa chiều. Biết vận dụng các tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá các thông tin, các ý tưởng. 2) Học viên có tư duy độc lập, biết suy xét, bảo vệ các giá trị đã được kiểm nghiệm, biết sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, biết đặt các câu hỏi và tìm câu trả lời cần thiết, biết cách đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định. 3) Học viên biết trừu tượng hóa và khái quát hóa thông tin một cách hợp lý thông qua quá trình đánh giá độ chính xác và tầm quan trọng của các minh chứng và suy luận. 4) Học viên biết quan sát, phát hiện và nhận diện những tình huống có vấn đề; kết nối được vấn đề trong tổng thể; nhạy cảm với những dấu hiệu của đối tượng; nhìn thấy và phân biệt được những nét khác biệt trong sự tương đồng của các đối tượng phản biện (nhất là các đối tượng phản biện liên quan đến lĩnh vực chuyên môn quân sự); biết suy luận để nhìn thấy được mối quan hệ logic bên trong giữa các thông tin, các dữ kiện, tình tiết để không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài. 5) Học viên biết xem xét đối tượng phản biện từ nhiều mặt, nhiều chiều, trong nhiều mối quan hệ để hiểu được bản chất của đối tượng phản biện (nhất là các đối tượng phản biện liên quan đến lĩnh vực chuyên môn quân sự). 6) Học viên biết sử dụng thành thạo các hình thức, quy luật logic, các phương pháp chứng minh, bác bỏ; có năng lực suy luận, lập luận dựa trên cơ sở của chứng cứ, lý lẽ, biết phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong quan điểm của người khác để phản bác lại; biết bảo vệ quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ; phát hiện được các mối quan hệ logic giữa các dữ liệu và rút ra được kết luận phù hợp từ một hoặc nhiều chi tiết; hiểu được sự khác biệt giữa các suy luận và biết suy luận hợp lý; phát hiện và bác bỏ được các ngụy biện. 7) Có khả năng tranh luận (bao gồm: việc nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ; hiểu những khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; nhận ra được những sai lầm, thiên lệch trong quan điểm của người khác, những; đưa ra được các lý lẽ chặt chẽ, tin cậy cùng với các bằng chứng hỗ trợ phù hợp; sử dụng tốt ngụn ngữ, trỡnh bày được nội dung phản biện một cỏch rừ ràng, ngắn gọn, thuyết phục. Kỹ năng phản biện khoa học của học viên của học viên có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí như số lượng kỹ. năng mà học viên thành thạo, mức độ linh hoạt khi học viên vận dụng các kỹ năng phản biện khoa học, hiệu quả vận dụng các kỹ năng phản biện khoa học trong những trường hợp thực tế cụ thể. Thái độ phản biện khoa học của học viên. là trạng thái cảm xúc được thể hiện qua các hành vi, cử chỉ, lời nói, hành động và nét mặt của học viên khi nhận xét, đánh giá về đối tượng phản biện. Cùng với tri thức và kỹ năng phản biện, thái độ phản biện khoa học của học viên vừa là thành phần cấu thành vừa là yếu tố phản ánh NLPBKH của học viên. Học viên có NLPBKH tốt khi tiến hành phản biện khoa học sẽ có thái độ đúng đắn, phù hợp. Đó là sự bình tĩnh, kiên nhẫn, công tâm, khách quan, thượng tôn khoa học, tôn trọng người đối thoại, khiêm tốn và trách nhiệm với nội dung phản biện mà mình thực hiện. Thái độ phản biện khoa học của học viên được biểu hiện qua các dấu hiệu cụ thể là: 1) Học viên tôn trọng mọi ý kiến; không thành kiến với các ý kiến khác biệt; không bảo thủ, giáo điều, không bị chế ngự bởi tình cảm, quyền lợi, thói quen và sẵn sàng xem xét tất cả các ý kiến một cách thận trọng, nghiêm túc, khách quan, khiêm tốn và chính trực. 2) Đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, cú thỏi độ khỏch quan, khoa học, tụn trọng sự rừ ràng, chớnh xỏc; luụn luụn cầu thị, cẩn thận lắng nghe cỏc ý tưởng của người khỏc, nỗ lực nhằm hiểu rừ những giả định và hàm ý của họ. 3) Dỏm dũng cảm thừa nhận cái sai của mình để chấp nhận cái đúng của người khác trên tinh thần đối thoại, sẵn sàng thay đổi quan điểm khi nhận thấy quan điểm của mình sai hoặc thiếu căn cứ tin cậy. 4) Dám vượt qua khỏi khuôn khổ, mọi ràng buộc của truyền thống, của các quan niệm, các định kiến có sẵn; có bản lĩnh, chính kiến; luôn tôn trọng và bảo vệ sự thật. 5) Có thái độ ham muốn tìm tòi, khám phá trên cơ sở năng lực nhận định chớnh xỏc và rừ ràng vấn đề, nhận thức đỳng đắn vai trũ thiết yếu của cỏc bằng chứng nhằm chứng minh cho chân lý.
Đó là thái độ giao tiếp với chủ thể được phản biện (sự tôn trọng, khiêm tốn, thân thiện, nhân văn, khích lệ.) và thái độ với đối tượng, vấn đề phản biện (sự nghiêm túc, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật và chân lý khoa học.) Thái độ phản biện khoa học của học viên có được là do quá trình giáo dục, uốn nắn, rèn luyện của các lực lượng sư phạm và sự suy ngẫm chiêm nghiệm của bản thân mỗi học viên khi tham gia thực hiện các hoạt động phản biện khoa học trong thực tiễn. Về kỹ năng: Học viên ngày càng thành thạo và biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng phản biện khoa học cơ bản như kỹ năng tìm kiếm, định vị vấn đề; kỹ năng xác định /lựa chọn những điểm chính, điểm nổi bật của vấn đề ; kỹ năng phân tích, tổng hợp, liên kết vấn đề; kỹ năng suy luận, xem xét và nhận định tính đúng/sai của vấn đề; kỹ năng xác lập luận điểm, tập hợp dẫn chứng, hình thành lý lẽ; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để phản biện (biện minh, lập luận, phản bác) để giải quyết có hiệu quả các tình huống phản biện, hoàn thành với chất lượng ngày càng cao các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, hoạt động cụ thể.
Mục tiêu đào tạo của các TSQQĐ được Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam xỏc định rừ: Đào tạo đội ngũ cỏn bộ Quõn đội cú trỡnh độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo các chuyên ngành quân sự; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức, năng lực toàn diện, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; có sức khoẻ tốt, có khả năng phát triển để đảm nhiệm được chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc [9. Phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ là quá trình tác động tổng hợp của các lực lượng sư phạm trong các TSQQĐ đến nhân cách của học viên nằm trang bị cho họ hệ thống tri thức, kỹ năng và thái độ phản biện khoa học phù hợp, đảm bảo cho học viên có khả năng phản biện, từ đó giải quyết được một cách khoa học các vấn đề trong hoạt động nghề nghiệp chuyên môn quân sự và trong cuộc sống, hoàn thành được mọi nhiệm vụ được giao.
Để phát triển NLPBKH cho học viên có chất lượng và hiệu quả cao, các lực lượng sư phạm tham gia vào quá trình này phải có nhận thức đầy đủ, toàn diện về phát triển NLPBKH cho học viên, xác định được quyết tâm, mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành phù hợp và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu tài liệu, phân tích các báo cáo tổng kết năm học của các TSQQĐ, các sản phẩm hoạt động sư phạm của giảng viên và học viên như: giáo án, bài tập, sản phẩm NCKH; kế hoạch, biểu mẫu, ghi chép, báo cáo, thống kêcủa CBQL và sản phẩm hoạt động học tập của học viên như: Bài thi, thu hoạch, tiểu luận, đề tài, chuyên đề, bài báo khoa học và các sản phẩm hoạt động khác.
Phỏng vấn 6 giảng viên (3 giảng viên khoa Sư phạm quân sự - Trường Sĩ quan Chính trị, 3 giảng viên khoa Công tác đảng, công tác chính trị - Trường Sĩ quan Lục quân 1) và 12 học viên năm cuối (06 học viên Trường Sĩ quan Chúnh trị, 06 học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1) chúng tôi nhận thấy đa số giảng viên, học viên trả lời phỏng vấn cho rằng trong thời gian đào tạo các nhà trường hiện mới chú trọng trang bị tri thức chung, tri thức khoa học chuyên môn, quân sự cho học viên mà chưa chú trọng bồi dưỡng, trang bị nhiều cho học viên những hiểu biết về phản biện khoa học. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu kế hoạch đầu bài, đề cương môn học của các nhà trường trong phạm vi khảo sát của luận án chúng tôi nhận thấy trong nội dung chương trình đào tạo của các TSQQĐ hiện nay, nội dung trang bị tri thức về phản biện khoa học cho học viên chưa được chú ý nên khá mờ nhạt, thường được đan xen, lồng ghép trong các môn học khác, khối lượng trang bị nhiều hay ít, nông hay sâu hoàn toàn do đội ngũ giảng viên quyết định và chủ động thực hiện.
Trao đổi với CBQL, giảng viên và học viên của Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan lục quân 2 cũng cho thấy điều kiện không gian, thời gian, phương tiện vật chất bảo đảm để phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ thời gian qua tuy đã được quan tâm đầu tư, hiện đại hóa từng bước cùng với cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo nói chung của các nhà trường nhưng nhìn chung vẫn còn những khó khăn thiếu thốn nhất định khi các TSQQD phải thực hiện cắt giảm thời gian. Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQL, giảng viên và học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Công binh và xin ý kiến chuyên gia chúng tôi nhận thấy “Mức độ chuyển biến, tiến bộ về tri thức và thái độ phản biện khoa học của học viên” được đánh giá tốt hơn do dễ quan sát và ghi nhận hơn thông qua các hoạt động của học viên nhất là hoạt động dạy học và NCKH trong khi “Mức độ chuyển biến, tiến bộ về kỹ năng phản biện khoa học của học viên” khó ghi nhận và đánh giá hơn.
Như vậy có thể thấy trong 6 yếu tố tác động được khảo sát thì các yếu tố thuộc về bản thân các TSQQĐ như đội ngũ giảng viên, CBQL, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển NLPBKH cho học viên là những yếu tố được đánh giá có tác động mạnh hơn đến chất lượng, hiệu quả phát triển NLPBKH cho học viên. Đặc biệt là cần tập trung xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển NLPBKH cho học viên của các TSQQĐ và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực, tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất bảo đảm cho quá trình phát triển NLPBKH cho học viên các TSQQĐ.
Ban Giám hiệu các TSQQĐ đã thường xuyên chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; thường xuyên kiểm tra và kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế, bước đầu quan tâm, định hướng để đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường mình về vấn đề phát triển NLPBKH cho học viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách được phân công. Có được kết quả đó là do phát triển NLPBKH cho học viên ở các TSQQĐ thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các TSQQĐ; đội ngũ cán bộ giảng viên của các TSQQĐ đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, tìm tòi được những cách làm hay, phương pháp mới, thiết thực, hiệu quả để phát triển NLPBKH cho học viên ở nhà trường, đơn vị mình.
Do vậy bên cạnh bồi dưỡng tri thức khoa học, chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, thái độ phản biện khoa học cho học viên, quá trình phát triển NLPBKH phải chú trọng bồi dưỡng cho học viên các phẩm chất nhân cách cần thiết của người sĩ quan quân đội như tinh thần dũng cảm, khiêm tốn, óc tò mò khoa học, thái độ khách quan, công tâm, thượng tôn lẽ phải, tư duy nhạy bén, sáng tạo, khả năng ra. Xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn hóa chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo và liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ cao hơn; Tinh chỉnh nội dung các chương trình đào tạo theo hướng giảm tải nhưng bảo đảm tính khả thi, cơ bản, thiết thực, hiệu quả, có hệ thống, từng bước hiện đại và cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu; phương pháp công tác và các kỹ năng cần thiết; rèn luyện phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, thể lực, kiến thức quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội, pháp luật, kiến thức thực tiễn cho học viên.
Trong điều kiện hiện nay, rèn luyện kỹ năng phản biện khoa học cho học viên cần được đổi mới và tiến hành bằng nhiều hình thức hoạt động NCKH đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như: thông qua nhiệm vụ học tập; tham gia tọa đàm, sinh hoạt học thuật, thông tin khoa học; kết hợp giao nhiệm vụ với động viên khích lệ học viên tham gia các đề tài và viết báo, tạp chí; cho học viên đi thực tế, tham quan; thực hành nghiên cứu các đề tài khoa học, tổ chức các hội thi, các hội nghị, các hình thức giao lưu khoa học cho học viên tham gia mời các chuyên gia, CBQL, giảng viên có kinh nghiệm bồi dưỡng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng NCKH cho học viên cho học viên. Để phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, tự giác của học viên trong tự phát triển NLPBKH, các chủ thể tham gia vào hoạt động này, mà trực tiếp là cấp uỷ đảng, đội ngũ giảng viên và CBQL các cấp cần làm tốt công tác giáo dục để học viên nắm chắc, hiểu đúng mục tiêu yêu cầu đào tạo, những yêu cầu về NLPBKH đối với bản thân, từ đó có ý chí quyết tâm cao và động cơ học tập tích cực, mạnh mẽ ngay từ đầu; chủ động khắc phục khó khăn, biết tạo ra và tận dụng tốt nhất những cơ hội để phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, hoàn thành mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định.
Trong quá trình thực nghiệm ở cả 2 cơ sở luận án đã tiến hành lên lớp dạy học môn Giáo dục học quân sự 14 tiết (8 tiết tại cơ sở thực nghiệm 1, 6 tiết tại cơ sở thực nghiệm 2) theo hướng phát triển NLPBKH cho học viên. - Biên soạn tài liệu thực nghiệm gồm có:. Biên soạn giáo án, bài giảng theo hướng phát triển NLPBKH cho học viên. Biên soạn phiếu học tập cho các giờ học theo hướng phát triển NLPBKH cho học viên. Biên soạn mẫu đề kiểm tra, phiếu đánh giá kết quả học tập của học viên sau khi kết thúc tác động sư phạm. Bước 2: Lựa chọn LTN, LĐC và tìm hiểu đối tượng. - Tiến hành lựa chọn LTN và LĐC ở 2 cơ sở thực nghiệm theo nguyên tắc: LTN và LĐC có quân số tương đương, có sự tương đồng về trình độ nhận thức, kết quả học tập, lứa tuổi, môi trường điều kiện học tập). Thang đo kỹ năng phản biện khoa học của học viên: Thông qua các biểu hiện cụ thể như khả năng tìm kiếm, định vị vấn đề phản biện; khả năng xác định những điểm chính, điểm nổi bật của vấn đề phản biện; khả năng phân tích , tổng hợp, liên kết vấn đề phản biện; khả năng suy luận, xem xét và nhận định tính đúng/sai của vấn đề phản biện; khả năng xác lập luận điểm, tập hợp dẫn chứng, hình thành lý lẽ để phản biện; khả năng sử dụng ngôn ngữ để phản biện (biện minh, lập luận, phản bác).
Về tri thức : Học viên LTN đã cố gắng vận dụng tổng hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực khoa học, hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tư duy, tri thức khoa học quân sự, hiểu biết về các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, hiểu biết về quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước, các chỉ thị nghị quyết chỉ đạo của quân đội để luận giải nội dung, liên hệ thực tiễn. Thực nghiệm tổ chức quá trình dạy học ở các TSQQĐ theo hướng phát triển NLPBKH cho học viên, vận dụng trong hình thức bài giảng môn Giáo dục học quân sự được tiến hành hai lần, tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1 trong năm học 2022 - 2023 với mục đích nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của dạy học môn Giáo dục học quân sự theo hướng phát triển NLPBKH đối với sự phát triển NLPBKH của học viên.
Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, số 29-NQ/TW. Nguyễn Thị Nga (2018), “Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Giáo dục cho mọi người (Proceedings of international conference education for all), Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc đồng phối hợp tổ chức, Hà Nội, (9/2018), tr.34-42.