MỤC LỤC
Từ cuối những năm 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX trở đi, những giáo trình lí luận văn học được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở Đại học, Cao đẳng cũng đề cập đến vấn đề tiếp nhận ở một số khía cạnh: Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ do Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, biên soạn (1995), Lí luận văn học tập 1 (xuất bản năm 1986, tái bản năm 1997) do nhà nghiên cứu Phương Lựu làm chủ biên, Giáo trình tiếp nhận văn học (Đại học Huế, 2003) đã từng bước giới thiệu sự ra đời của Mĩ học tiếp nhận, những khái niệm chủ chốt lẫn khả năng ứng dụng lí thuyết đó vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể kể đến: Vấn đề tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam (Phạm Thị Phương, 2002), Việc tiếp nhận văn xuôi cổ điển Nga thế kỷ XIX ở Việt Nam của (Trần Thị Quỳnh Nga, 2005), Tiếp nhận “Truyện Kiều” (Phan Công Khanh, 2001), Tác phẩm văn học nhìn từ mối quan hệ giữa văn bản và người đọc (Lê Thị Hồng Vân, 2007), Vấn đề chủ thể tiếp nhận qua lịch sử tiếp nhận Thơ mới (Mai Thị Liên Giang, 2008), Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Hoàng Phong Tuấn, 2014), Lịch sử tiếp nhận tác giả Nguyễn Đình Chiểu (Lê Văn Hỷ, 2018)… Thực tế trên cho thấy, dù việc viết lại lịch sử văn học từ phía người đọc là điều bất khả thi nhưng từ lịch sử tiếp nhận một tác giả, một tác phẩm kinh điển, có thể hình dung sẽ có nghiên cứu về lịch sử tiếp nhận một trào lưu, một giai đoạn văn học.
Thời kì trước 1945, những công trình nghiên cứu phê bình được kể tên nhiều nhất là Dưới mắt tôi của Trương Chính, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, các viết của Trương Tửu… Thời kì 1945 đến trước 1986, các tác giả luận án có xu hướng phân chia hai mảng phê bình, nghiên cứu với thái độ, cách đánh giá trái ngược nhau: ở miền Bắc, những công trình được khảo sát nhiều nhất là các sách văn học sử Việt Nam do nhóm Lê Quý Đôn, Bạch Năng Thi – Phan Cự Đệ biên soạn, các bài viết trên báo, tạp chí của Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn, Vũ Đức Phúc… Đại diện cho miền Nam là các sách của Thế Phong, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng… Sau 1986, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình trình bày trong Hội thảo về văn chương TLVĐ, nhất là ý kiến của Trương Chính, Trần Đình Hượu, Nguyễn Hoành Khung… được nhắc đến nhiều hơn cả. Khảo sát các bộ sách giáo khoa Quốc văn, Việt văn phổ biến nhất thời bấy giờ như sỏch của nhúm Vừ Thu Tịnh, Đỗ Văn Tịnh, Thẩm Thệ Hà, sách của Đoàn Huy Oánh, của Lữ Hồ Phương… và đối chiếu với chương trình môn Văn ở miền Bắc, các nhà khoa học trên thống nhất trong việc ghi nhận thực tế là tác phẩm TLVĐ được xếp vào vị trí trang trọng trong các thư viện, được đặt bên cạnh những thành tựu văn chương di sản của văn học Việt Nam, là đề tài cho các cuộc “trần thuyết”, xuất hiện trong các kì thi quan trọng và được giảng dạy ở nhiều cấp học [ CITATION Ngu13 \l 1033 ].Việc lựa chọn văn bản trích giảng cũng như cách đặt câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích cũng có thể xem là một cách gợi ý diễn giải, định hướng sự tiếp nhận cho người đọc.
Những bài viết của họ còn mang dư âm của lối phê bình theo kiểu thẩm bình của thời kỳ trung đại, trích dẫn đầy rẫy những Viên Mai, Lưu Hiệp… Đại diện tiêu biểu cho thế hệ này là Phạm Quỳnh, một mặt kế thừa lối bình văn thời trung đại, mặt khác ra sức giới thiệu cách hiểu mới về tiểu thuyết và lối phê bình hiện đại tiếp thu từ Tây phương. Thế hệ sau, tuy còn có những người được nuôi dưỡng và hưởng thụ một phần nền giáo dục cổ điển nhưng khi Nho học lụi tàn, được tiếp xúc với lối giáo dục và những tri thức mới mẻ du nhập từ phương Tây, những bài phê bình hay những công trình nghiên cứu của họ đó thể hiện rừ sự ảnh hưởng của quan niệm thẩm mĩ hiện đại/ phương Tõy cũng như ý thức về vai trò, sứ mệnh của mình trong tiến trình hiện đại hóa văn học.
Sự phát triển ấy được lí giải trên cơ sở ngữ cảnh ra đời của mỗi tác phẩm: Tố Tâm ra đời năm 1922, lúc “phong trào lãng mạn đang cuồng dại vì nó mới nhập cảng”, thanh niên hăm hở đi tìm hạnh phúc nhưng rút cục tan mộng, thất tình nên buồn rầu chán nản trở thành “thời bệnh”; Khái Hưng viết Nửa chừng xuân có thể dưới sự ảnh hưởng của phong trào cách mạng “bùng cháy” thể hiện qua hàng loạt sự kiện (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng 1920, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930); Nhất Linh thảo Đoạn tuyệt như một sự hưởng ứng nguyện vọng của thanh niên khi cá nhân toàn thắng (phong trào vui khỏe, khánh thành nhà Etoile Dancing) [ CITATION Trư35 \l 1033 ]. Để kết thúc những tranh cãi kéo dài nhiều tháng, trả lời bà Mộng Sơn, đồng thời như một phát ngôn công khai về chủ trương của chính người sáng tạo, Nhất Linh khẳng định tính chân thực của Lạnh lùng, đồng thời chê bà Mộng Sơn phê bình tác phẩm dưới cái nhìn của một nhà luân lý với những tư tưởng lạc hậu, “lùi lại mấy chục năm trước, viết truyện tả toàn những người hoàn toàn hay, hoàn toàn hành động theo ý muốn của tác giả chứ không theo tâm tính thật của người trong truyện” [CITATION Đức36 \l 1033 ].
Ở một chừng mực nhất định, có thể thấy sự “đối thoại” trong cách nhình nhận đánh giá về tiểu thuyết TLVĐ giữa các nhà nghiên cứu phê bình hai miền: một bên chê tiểu thuyết TLVĐ xa rời thực tế cuộc sống, một bên lại nhận thấy tiểu thuyết của Khái Hưng như “một thứ gương pha lê hướng ra cuộc đời lắm vẻ và dung nạp một cách trung thực và khoan hòa những tâm tư và hình thái của cả một xã hội chung quanh ông” [CITATION Phạ65 \p 479 \l 1033 ]; một bên phê bình tiểu thuyết của TLVĐ không có tính dân tộc, một bên lại chỉ ra cách dùng từ ngữ “đặc biệt Việt Nam” trong Đoạn tuyệt [CITATION VũH67 \p 80 \l 1033 ], những chi tiết “ca tụng vẻ đẹp đất nước mà có tính cách bình dân” trong Gánh hàng hoa và việc mô tả “người thanh niên thế hệ ray rứt bởi nỗi băn khoăn, tâm hồn chia sẻ giữa tình yêu, nghệ thuật và cách mạng” [CITATION Phạ65 \p 451,457 \l 1033 ], một bên phủ nhận hầu hết các đóng góp của các nhà tiểu thuyết TLVĐ, bên kia lại nhấn mạnh Nhất Linh và Khái Hưng là những nhà văn “có công vào bậc nhất ở tiền chiến, trong việc canh tân tiểu thuyết Việt Nam. Chẳng hạn như quãng thời gian du học ở Pháp, việc tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng mới, những tác phẩm của Marcel Proust, André Gide, Romain Rolland, Valéry hay Somerset Maugham, Joyce… đã tác động đến ngòi bút phân tích tâm lí tỉ mỉ của Nhất Linh; Bướm trắng chịu ảnh hưởng rừ nột của Dostoievski; Tối tăm, Đụi bạn chịu ảnh hưởng của Tolstoi, Gorki, Steinbeck… Tuy nhiên, việc đọc tiểu thuyết của Nhất Linh trên cơ sở sự thông hiểu các sự kiện chính trong cuộc đời của ông, bao gồm cả những thăng trầm trên con đường hoạt động chính trị cũng giới hạn khả năng diễn giải những tác phẩm ấy, biến chúng trở thành dẫn chứng minh họa một cách áp đặt, chủ quan thay vì những sáng tác văn chương đích thực.
Chỉ riêng sự kiện tái bản Tiêu Sơn tráng sĩ của nhà xuất bản Minh Đức (năm 1957) cũng đủ để thổi bùng lên một cuộc tranh cãi gay gắt, thế nên sau đó, không có nhà xuất bản nào nghĩ đến việc tái bản tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo nữa. Chuyển biến trong đánh giá về tiến trình vận động tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chủ yếu là về những sáng tác xuất bản thời kì cuối của Văn đoàn. Nhìn khái quát về hoạt động văn chương của TLVĐ trong khoảng hơn 10 năm, các nhà nghiên cứu có sự thống nhất tương đối về mặt phân kì – chủ yếu căn cứ vào sự chuyển biến về mặt nội dung và kĩ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Những mốc thời gian có thể xê dịch một hai năm nhưng tương đối thống nhất về thái độ đánh giá:. 2) Thời kì Mặt trận Dân chủ 1936 - 1939: tiểu thuyết TLVĐ thể hiện cùng lúc nhiều khuynh hướng tư tưởng, vừa phê phán lễ giáo phong kiến và đại gia đình phong kiến, vừa thể hiện sự đồng cảm với người bình dân, chủ trương cải cách đời sống dân quê nhưng bị cho là “rơi vào chủ nghĩa cơ hội”, và thể hiện tinh thần cải lương tư sản, tô vẽ lí tưởng hóa giai cấp địa chủ, tư sản. Có thể kể đến Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả: Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo của Lê Thị Dục Tú (1995), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của Trịnh Hồ Khoa (1996), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám của Vũ Khánh Dần (1997), Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng của Đỗ Hồng Đức (2000), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Dương Thị Hương (2001), Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932 - 1939 của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn của Nguyễn Thị.