MỤC LỤC
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như thu ngân sách nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cơ quan hải quan còn được giao những trọng trách lớn trong thời đại CMCN 4.0 như: xây dựng cơ quan hải quan điện tử thống nhất với kiến trúc Chính phủ điện tử, bước đầu xây dựng hải quan số theo định hướng Chính phủ số; ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 như: kết nối vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), phân tích thông tin (BI), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), di động (mobility)…Để thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam không ngừng hoàn thiện về số lượng, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, sử dụng tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới. Với mong muốn, xây dựng một bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực ngành Hải quan hiện nay, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế nên tác giả đã chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn không chỉ đối với ngành Hải quan mà còn đối với quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Câu hỏi 2 : Đâu là những nội dung, những yếu tố nào tác động đến phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ?.
Câu hỏi 3 : Tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan trong thời gian qua diễn tiến như thế nào?. Câu hỏi 4 : Để phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì cần những giải pháp đột phá nào ?.
Tất cả những quan niệm trên cho thấy nguồn nhân lực là những nhóm người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, mà toàn bộ các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động, tham gia vào quá trình lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội; là nguồn lực cơ bản, vô tận, là sự tổng hợp của số lượng và chất lượng, với tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên và xã hội; có vai trò quan trọng cung cấp sức lao động, tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội. Từ những lập luận nêu trên, tác giả luận án cho rằng: phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm thay đổi về số lượng, biến đổi tiến bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, tâm lực, tính năng động thích ứng, văn hóa nghề cùng công tác giáo dục và đào tạo bồi dưỡng, chính sách tuyển dụng, công tác quản lý, đánh giá và bố trí sử dụng, chính sách khen thưởng và đãi ngộ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành Hải quan phải kịp thời thay đổi để bắt kịp xu hướng, thích ứng không bằng cách nào khác ngoài việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, nhận thức, tư duy, kỹ năng mềm và nghiệp vụ, ý thức chủ động và tinh thần trách nhiệm, tuân thủ kỷ luật, kỷ cương của cán bộ công chức, người lao động thông qua công tác giáo dục đào tạo để đảm bảo hoạt động quản lý về hải quan được hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là, xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn cao, liêm chính, tác phong làm việc chuyên nghiệp thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng bằng việc áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy, học tập, phương pháp quản lý đào tạo và đội ngũ đào tạo đạt chuẩn trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở phân tích, định mức về khối lượng công việc cần thực hiện để xác định số lượng lao động cần có ở hiện tại và tương lai để sắp xếp linh hoạt theo thực tế, tổ chức lại bộ máy hải quan với số lượng hợp lý, giảm bới đầu mối trung gian nhưng vẫn đảm bảo thông quan lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Nguồn nhân lực ngành Hải quan cần thiết phải có tính năng động xã hội được thể hiện ở kỹ năng, khả năng: nhạy bén, thích ứng (nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 và đặc thù công việc luân chuyển liên tục), nắm bắt thời cơ, vận dụng cơ hội, năng lực hoạch định, khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, sử dụng những ứng dụng của thành tựu CMCN 4.0 vào thực tiễn, ý thức tự chủ, quyết đoán trong giải quyết công việc.
Điều này đòi hỏi những nhà quản lý kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước nói chung và ngành Hải quan nói riêng phải có những chính sách phù hợp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự công bằng trong thương mại giữa các doanh nghiệp, đảm bảo an ninh, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy…Tuy nhiên, vẫn phải thay đổi để phù hợp với xu hướng, thông lệ và các cam kết với các nước, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Ngành hải quan cần phát huy cao nhất, kinh nghiệm, nguồn nhân lực sẵn có đồng thời cần tiếp tục chú trọng hơn về hội nhập quốc tế và bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiên phong phát triển các công nghệ nguồn, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo định hướng cỏc nhu cầu của CMCN 4.0, ưu tiờn tập trung vào một số cụng nghệ lừi như trớ tuệ nhân tạo và rô-bốt, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối, công nghệ vật liệu tiên tiến đồng thời đẩy mạnh phát triển hạ tầng cho internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ 6G, công tác bảo mật, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ….
Qua các công trình nghiờn cứu và những quan điểm của cỏc học giả trong và ngoài nước, tỏc giả làm rừ những vấn đề cơ bản và cơ sở khoa học về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan nói riêng; hội nhập quốc tế, đặc điểm hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra của hội nhập quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực; nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực);. Đây là cơ sở để trong chương tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu chuyên gia để nghiên cứu về thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam từ đó thấy rằng nguồn nhân lực đóng một vai trò và vị trí rất quan trọng, vì.
Vừ Thị Kim Loan (2015) và Lờ Văn Kỳ (2018) cho rằng chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng bao gồm: thể lực (tình trạng sức khỏe của người lao động); trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ); tâm lực (đạo đức, lối sống); tính năng động xã hội (khả năng sẵn sàng, thích ứng với công việc); văn hóa nghề (ý thức tổ chức kỷ luật, mức độ nhiệt tình, cách ứng xử văn hóa). Mô hình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Hải quan Trong nghiên cứu, chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập.
Tổng hợp tất cả những số liệu thu thập, các công trình nghiên cứu trước đây, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, các số liệu thống kê của các cơ quan, tổ chức như: Tổng Cục thống kê, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Viện nghiên cứu hải quan, Trường Hải quan Việt Nam, Cục công nghệ và thông tin - Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh/thành phố, Tổ chức Hải quan thế giới, tổ chức JICA Nhật bản, các hội nghị tập huấn chuyên đề và thực tế kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu của Tổng cục Hải quan. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam về số lượng, chất lượng, cơ cấu; những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực Ngành (đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước; khoa học – công nghệ; hội nhập kinh tế quốc tế; giáo dục và đào tạo bồi dưỡng; chính sách tuyển dụng; công tác quản lý, đánh giá và bố trí sử dụng; chính sách khen thưởng và đãi ngộ).
Đối tượng khảo sát, những người có thể cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho nghiên cứu là cán bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cấp: Đội, Tổ, Phòng thuộc Chi cục và Cục Hải quan tỉnh/thành phố; cán bộ công chức và viên chức là lãnh đạo Phòng, Khoa thuộc Cục, Vụ, Ban, Viện NCHQ, Trường Hải quan Việt Nam thuộc Tổng cục Hải quan. Các đơn vị được tiến hành khảo sát: Vụ tổ chức cán bộ, Cục Giám sát quản lý, Ban cải cách hiện đại hóa, Cục Quản lý rủi ro, Vụ pháp chế, Cục Tài vụ - Quản trị, Viện nghiên cứu hải quan, Trường Hải quan Việt Nam, Cục hải quan thành phố Hà Nội, Cục hải quan thành phố Hải Phòng, Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định, đo lường các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam. Đề xuất giải pháp cụ thể phát triển NNL ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Xác định những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam.
Trong chương 3 này, tác giả trình bày chi tiết cơ sở để hình thành nên các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Hải quan và quy trình nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và các bước nghiên cứu cụ thể. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng mẫu là hợp lý, phù hợp theo nguyên tắc lấy cơ bản của Hair và cộng sự (1998), tỷ lệ phân bổ mẫu nghiên cứu theo đơn vị, giới tính, chức danh nghề nghiệp là hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao và có ý nghĩa tổng thể.
Có được thành quả này là do: thứ nhất là toàn bộ cán bộ công chức và viên chức đã không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ; thứ hai là chất lượng tuyển dụng đầu vào trong vòng 10 trở lại đây được nâng cao, đầu vào thi tuyển phải là trình độ đại học hoặc cao đẳng, trong đó chỉ tiêu biên chế trúng tuyển trình độ đại học chiếm tỷ lệ trên 80%, còn lại là trình độ cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ 15% đến 20%; thứ 3 là ngành Hải quan đã tăng cường công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng cao trình độ cán bộ công chức và viên chức để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa như mục tiêu chiến lược phát triển ngành Hải quan Việt Nam. Thứ hai, do yêu cầu công việc thực tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ ngoại ngữ qua quá trình đào tạo và tự đào tạo để có thể giao tiếp trao đổi trong công việc, để kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, xử lý những vướng mắc phát sinh đòi hỏi nghiên cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước để giải quyết thấu đáo, thỏa đáng, đúng trình tự, quy định pháp luật…Thứ ba, do công tác hiện đại hóa ngành Hải quan yêu cầu trình độ ngoại ngữ để có thể làm chủ những trang thiết bị hiện đại được trang bị cho ngành trong quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép qua biên giới….
Cán bộ công chức và viên chức được cử đi đào tạo nâng cao theo trình độ và chuyên ngành khác nhau như: đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện ngoại giao, tiến sỹ tại Nhật Bản theo chương tình Lãnh đạo toàn cầu 2019…; đào tạo thạc sỹ theo các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế, Tài chính - ngân hàng, Luật và Quản lý hành chính v.v…; đào tạo đại học văn bằng 2 theo các chuyên ngành: marketing, chuyên ngành luật, tư pháp, kế toán, lưu trữ, tiếng anh, tin học v.v… Nhìn vào số liệu tại biểu đồ 4.13 cho thấy số lượng cán bộ công chức và viên chức được cử đi đào tạo nâng cao trình độ giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, số lượng đào tạo trình độ thạc sỹ chiếm đến 90% so với số còn lại, là nguồn công chức có chất lượng góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan và các lĩnh vực nghiệp vụ. Lần đầu tiên trong ngành Hải quan, năm 2018 – 2019, Tổng cục Hải quan triển khai Kế hoạch đổi mới một số hoạt động quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm, tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực công chức không giữ chức vụ đối với 4.937 công chức công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính từ Tổng cục đến Chi cục hải quan (cán bộ công chức tham mưu thực thi nghiệp vụ tại khối cơ quan Tổng cục và tại 28 Cục hải quan Tỉnh, thành phố).
Giai đoạn từ 2010 đến 2020, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng, trung bình 20%/năm; kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng lớn, tỷ lệ tờ khai xuất nhập khẩu tăng trung bình 42%/năm; khối lượng công việc ngày một nhiều, chủ yếu tập trung ở những Cục Hải quan tỉnh/thành phố lớn; trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng biên chế trung bình của ngành Hải quan chỉ đạt 1% đã làm gia tăng áp lực về biên chế, mặc dù thời gian qua, công tác cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan đã tiến bộ đáng kể. Trên thực tế, ngoài chế độ lương theo chính sách tiền lương của nhà nước, cán bộ công chức ngành Hải quan được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, hưởng hệ số khoán theo kinh phí hoạt động không quá 2,3 lần, nhưng thực tế mới được hưởng cao nhất là bằng 2 lần lương cơ bản, trong khi các lực lượng, ngành nghề khác cũng được hưởng thêm các mức lương theo cơ chế đặc thù và hệ số phụ mặc dù ngành Hải quan phải thực hiện những trọng trách lớn như chống buôn lậu, gian lận thương mại.., đem về nguồn thu chiếm 30% tổng thu ngân sách cả nước.
Thị trường lao động và việc làm, phương pháp quản lý, thói quen tiêu dùng, phân phối hàng hóa sẽ có những thay đổi nhanh chóng trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (cloud computing), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học và vai trò của robot. Mục tiêu, chủ trương và đột phá được xác định tại Nghị quyết 36 sẽ tác động trực tiếp đến công tác tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thông suốt qua các cửa khẩu, nhất là cửa khẩu đường biển, nơi có lưu lượng hàng hóa thông quan lớn nhất.
Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hải quan đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm chủ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam là xây dựng đội ngũ công chức viên chức ngành có phẩm chất đạo đức, có trình độ chính trị, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của ngành Hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thông qua công tác tổng kiểm tra, rà soát, cơ quan hải quan đánh giá đúng, trung thực, khách quan lại toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức theo các tiêu chí như: bằng cấp đào tạo, trình độ tin học, ngoại ngữ, tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc, khả năng thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức..kết hợp kết quả thi đánh giá năng lực công chức không giữ chức vụ lãnh đạo năm 2018 – 2019, qua đó nắm bắt được thực trạng trình độ nghiệp vụ chuyên sâu theo vị trí việc làm để có biện pháp phân loại, sàng lọc, xác định số cán bộ đáp ứng yêu cầu và số không đáp ứng yêu cầu để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cho một đầu mối là Trường Hải quan Việt Nam hoặc Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc Cục kiểm tra sau thông quan tổ chức các lớp nghiệp vụ chuyên để tránh nội dung, kiến thức chuyên ngành các lớp chồng chéo nhau, tên gọi gần giống nhau như: lớp chuyên ngành kiểm soát chống buôn lậu (do Trường Hải quan Việt Nam tổ chức) và lớp tập huấn nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin kiểm soát chống buôn lậu (do Cục ĐTCBL tổ chức); lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu kiểm soát ma túy (do Trường Hải quan Việt Nam tổ chức) và lớp bồi dưỡng nghiệm vụ kiểm soát ma túy, tiền chất (do Cục ĐTCBL tổ chức); một số lớp Nghiệp vụ điều tra trong thông quan (do Cục KTSTQ chủ trì tổ chức) và lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tội phạm (do Cục ĐTCBL chủ trì tổ chức).