Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình: thực trạng, giải pháp và kiến nghị

MỤC LỤC

Mục tiêu của phân cấp quản lý NSNN

Một là, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy nền kinh. Đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất về nguồn lực để đảm bảo khả năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế ở từng địa phương.

Vai trò phân cấp quản lý NSNN

Hai là, đối với điều hành vĩ mô nền kinh tế: phân cấp quản lý NSNN hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì phát triển hoạt động của các cấp, chính quyền nhà nước từ Trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước. Nếu mức độ phân cấp tập trung về phía Trung ương lớn thì quá trình điều chỉnh được thực thi nhanh hơn và ngược lại nếu mức độ phân cấp tập trung về phía địa phương nhiều hơn sẽ dẫn đến thời gian điều chỉnh chậm hơn bởi vì khi địa phương được phân cấp mạnh thì quyền hạn trong thu, chi NSĐP được mở rộng và linh hoạt hơn.

Nguyên tắc cơ bản trong phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý ngân sách phải gắn với mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, phải phù hợp và tương ứng với mô hình tổ chức các cơ quan công quyền, gắn với thực trạng nền kinh tế và phải được đánh giá trên các khía cạnh chủ yếu như cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả thu nhập và phân phối thu nhập…. Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cần đối được thu, chi ngân sách đều do NSTWđảm bảo.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN

Nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế phân cấp NSNN

Để giảm bớt khoảng cách giàu ngèo giữa các vùng, các địa phương trong quá trình phân cấp cần được sử dụng phương pháp điều hoà ngân sách tức là quá trình điều hoà phân phối lại nguồn tài chính trong phạm vi hệ thống ngân sách chính quyền, chuyển một phần thu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngoài ra, việc thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền qua chi ngân sách cấp trên và đầu tư hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội cũng được sử dụng như biện pháp bổ trợ cho hai phương thức trên.

Bối cảnh và xu thế phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương không

    Trong thời kỳ hội nhập, nhà nước không can thiệp sâu sắc và trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ đóng vai trò người cầm cân nảy mực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho nền kinh tế ở tầm vĩ mô, việc đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế bằng nguồn vốn NSNN chỉ tập trung ở những khâu trọng yếu không có khả năng thu hồi vốn và đáp ứng các nhu cầu phúc lợi xã hội. Hàng hoá công cộng được cung cấp ở phạm vi quốc gia như: Quốc phòng, an ninh, phát thanh truyền hình trung ương; ở phạm vi địa phương như phát thanh, truyền hình, đường giao thông, khu vui chơi giải trí thể thao của các cấp chính quyền địa phương….

    Sự cần thiết phân cấp quản lý NSNN

    Qua phân cấp nhằm quản lý ngân sách một cách hiệu quả, tiết kiệm, phát huy vai trò và chức năng của NSNN với tư cách là phương tiện vật chất để đảm bảo cho bộ máy Nhà nước hoạt động liên tục và hiệu quả, đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN là phải bảo đảm sự tăng cường giữa hệ thống ngân sách với hệ thống hành chính, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên, phát huy tính năng động sáng tạo của ngân sách cấp dưới; đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia; bảo đảm tính công bằng, hiệu quả, khách quan trong toàn hệ thống.

    VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH

    Đặc điểm tự nhiên

    THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.

    Đặc điểm kinh tế – xã hội

    - Trung tâm thương mại Thái Bình Dream tọa lạc tại vị trí trung tâm của tỉnh Thái Bình (ngã tư An Tập - Số 355 Lý Bôn, TP Thái Bình) bao gồm khách sạn Thái Bình Dream đủ chuẩn 3 sao và siêu thị Gmart (nơi mua sắm sầm uất nhất Thái Bình) thuộc Geleximco Thái Bình. - Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ triển khai 15 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn Thái Bình: dự án trung tâm điện lực, dự án khoan thăm dò dầu khí, dự án xây dựng kho xăng dầu tại xã Hoà Bình - Vũ Thư quy mô chứa 6000m³, dự án xây dựng hệ thống trạm kinh doanh nhiên liệu, dự án xây.

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUA THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2004 - 2006

    Cùng với các nguồn thu NSNN tăng đều hàng năm, chi ngân sách ở địa phương được thực hiện theo quy định của luật NSNN, trên cơ sở dự toán chi NSĐP được Trung ương giao hàng năm đã đảm bảo được các yêu cầu, nhiệm vụ, kết quả thực hiện chi NSĐP hàng năm tăng lên đáng kể, đáp ứng kịp thời nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn: Sở tài chính tỉnh Thái Bình Bảng 2.3 cho thấy chi NSĐP hàng năm tăng lên, trong đó tỷ lệ tăng chi đầu tư phát triển luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi thường xuyên; tỷ lệ tăng chi chuyển nguồn hàng năm tăng cao nguyên nhân chính là nguồn thu NSĐP tăng lên đã dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội, nguồn này ở địa phương hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao, ngay sau khi đáp ứng nhu cầu tăng lương trong năm, số còn dư chuyển năm sau tiếp tục thực hiện.

    Bảng 2.1: Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2004 – 2006
    Bảng 2.1: Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2004 – 2006

    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TẠI TỈNH THÁI BÌNH

    Những kết quả đạt được của cơ chế phân cấp quản lý NSĐP

    Đối với chi đầu tư phát triển: ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn tập trung, vốn viện trợ và các nguồn vốn khác, chi đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp và các nhiệm vụ chi khác phục vụ trực tiếp cho phát triển; ngân sách cấp huyện và cấp xã có nhiệm vụ chi XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do cấp huyện, cấp xã quản lý nguồn thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng. + Về thu ngân sách các cấp: Đối với các khoản thu phân chia đã phân chia thành 2 nhóm đơn vị hành chính (nhóm có điều kiện kinh tế phát triển. khá, nguồn thu thấp), phân chia lĩnh vực thu ngoài quốc doanh thành 2 đối tượng thu (thu từ doanh nghiệp; thu từ hộ gia đình, cá nhân); phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất thành 3 loại hình (thu từ hộ gia đình cá nhân theo giá quy định; thu từ các doanh nghiệp nộp 1 lần; thu từ đấu giá, đất thương phẩm) ngoài ra cũn quy định chi tiết rừ ràng từng khoản thu phõn chia thuộc từng lĩnh vực thu….

    Một số tồn tại, hạn chế của phân cấp quản lý NSĐP

    - Đối với 5 khoản thu phân chia giữa ngân sách TW và NSĐP: Sau khi phân chia tỷ lệ với TW, địa phương đã thực hiện phân chia tỷ lệ còn lại cho 3 cấp ngân sách ở địa phương, trong đó ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã chỉ được phân chia các khoản thu (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB) thuộc lĩnh vực thu ngoài quốc doanh; ngân sách cấp tỉnh hưởng các khoản thu còn lại thuộc các lĩnh vực thu từ DNNN do TW quản lý, thu DNNN do địa phương quản lý, thu từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí xăng dầu. NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phòng Giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có trách nhiệm phối hợp với phòng Tài chính - kế hoạch lập dự toán và phân bổ ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục huyện, tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện thì phòng Giáo dục đào tạo là đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp tỉnh, nguồn kinh phí cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc phòng Giáo dục đào tạo do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo.

    MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

    Mục tiêu

    Tạo môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo công bằng, sử dụng có hiệu quả nguồn NSĐP, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo tính thống nhất về thể chế của NSĐP và vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền cơ sở trong.

    Quan điểm

      - Về chi, đó là những nhiệm vụ gắn với thực tế quản lý trên địa bàn từng cấp chính quyền như bảo vệc trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công cộng, dịch vụ điện nước, cống rãnh, xây dựng và quản lý đường giao thông ở địa phương, xây dựng nhà ở, bảo vệ môi trường, giáo dục phổ thông, y tế cơ sở, văn hóa xã hội…Những nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền địa phương cần được gắn với các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội với tư cách là điều kiện, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cấp chính quyền đó. Để đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, cần tăng cường sức mạnh của ngân sách tỉnh, ngân sách cấp trên trong việc chi viện, chi phối cho các địa phương có điều kiện khó khăn, nguồn thu không đủ đáp ứng các nhiệm vụ chi, nhưng cần tránh khuynh hướng cân đối thay cho các địa phương sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, ngại vượt khó, không phát huy tính năng động, sáng tạo.

      GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

        Điều này cho thấy cần được phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, khi đã phân cấp thì cần phân cấp cho rừ ràng: ngõn sỏch cấp tỉnh làm những việc gỡ, ngõn sỏch cấp huyện, cấp xã làm việc gì, ngân sách cấp xã cần đảm nhiệm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường tới các khu, cụm dân cư, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, sửa chữa nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước thuộc phạm vi quản lý…ngân sách cấp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát các vấn đề lien quan đến môi trường và thu gom xử lý rã thải tập trung…chỉ khi có sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, của toàn xã hội thì công tác bảo vệ môi trường mới đạt được những kết quả như mong muốn. Vì trong thực thế cho thấy số thu của các địa phương tuy có tăng, nhưng mức tăng khác nhau (tùy thuộc vào khả năng phát triển kinh tế của từng địa phương) mặt khác nhu cầu chi tăng nhanh hàng năm, do thực hiện nhiều chế độ, chính sách mới như: tăng lương, chính sách an sinh xã hội, đặc biệt ở địa phương nhiều chính sách được ban hành nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, chính sách về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ cán bộ công chức viên chức, chế độ phụ cấp cho các chức danh ở xã, thôn, tổ liên gia, khu dân cư, hỗ trợ.

        CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

        Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững

        - Nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý điều hành ngân sách , một khi trình độ quản lý cao thì khả năng thực hiện phân cấp NSĐP trên địa bàn càng đạt hiệu quả, huy động được nguồn thu cho NSĐP lớn và thực hiện các nhiệm vụ chi đảm bảo hợp lý, khai thác tối ưu mọi tiềm lực của nền kinh tế địa phương.

        Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả

        - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính về tài chính, thực hiện đổi mới quản lý tài chính, đi trước một bước so với đổi mới quản lý kinh tế. - Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính phù hợp với mô hình kinh tế thị trường, đảm bảo sự điều hành thống nhất và chặt chẽ nền tài chính quốc gia nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng.

        Về khung pháp lý

        Hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu bởi đó là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền. Cuối cùng, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chớnh cần phõn định rừ nhiệm vụ của cỏc cơ quan: thanh tra tài chính, thanh tra nhà nước, kiểm toán, tăng cường sự giám sát của HĐND các cấp.